Nhóm giải pháp về cơ cấu sản phẩm và chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀO CÁC THỊ TRƯỜNG PHI HẠN NGẠCH (Trang 81 - 86)

- Vải từ sợi stape

2. CÁC GIẢI PHÁP

2.2. Nhóm giải pháp về cơ cấu sản phẩm và chất lượng sản phẩm

2.2.1.Đầu tư cho thiết kế sản phẩm

Một trong những yếu tố mang tính quyết định tạo ra sức sống cho hàng hoá là công tác thiết kế sản phẩm. Với hàng dệt may điều này càng trở nên quan trọng. Bởi nhu cầu đối với sản phẩm dệt may rất phong phú, đa dạng tuỳ thuộc từng nhóm đối tượng tiêu dùng. Thực tế là những người chịu ảnh hưởng của những nền văn hoá, phong tục, tôn giáo, khác nhau hay có sự khác biệt về địa vị, độ tuổi sẽ có sự lựa chọn trang phục không giống nhau. Ngoài ra sản phẩm dệt may mang tính thời trang cao, phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng tâm lý thích đổi mới, độc đáo và gây ấn tượng của người tiêu dùng.

Mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần thiết kế mặt hàng với mẫu mốt phù hợp. Đặc biệt cần xây dựng cho đơn vị mình phong cách, nhãn hiệu riêng và các bộ sưu tập theo từng mùa cho sản phẩm của mình. Việc này cần được tiến hành đồng thời với công tác xây dựng đăng ký nhãn mác, thương hiệu sản phẩm. Quảng bá các hoạt động của doanh nghiệp dệt may Việt Nam

trên thị trường thế giới thông qua việc sử dụng và khai thác tốt các phương tiện thông tin hiện đại như Internet, tiến hành kinh doanh trên mạng.

2.2.2.Đổi mới cải tiến mẫu mã

Chu kỳ sống của kiểu mẫu sản phẩm may mặc thường rất ngắn, nhất là tại các thị trường mà ở đó người tiêu dùng chịu tác động mạnh bởi các phương tiện thông tin đại chúng như các loại tạp chí, phim ảnh. Thị trường Nhật Bản là một ví dụ. Người tiêu dùng Nhật Bản đặc biệt là giới trẻ rất nhạy cảm về thời trang, nếu như có một mẫu mốt mới xuất hiện ở Newyork, Milan, Pari hoặc Tokyo thì các phương tiện thông tin lập tức đưa tin cập nhật về mẫu mốt đó và ngay lập tức điều này tác động ngay tới sở thích tiêu dùng của giới trẻ Nhật Bản. Thông thường mẫu thời trang được xây dựng trên nguyên tắc sau:

- Trào lưu mẫu thời trang thế giới - Bản sắc văn hoá dân tộc

- Điều kiện kinh tế, khí hậu của mỗi nước - Chất liệu vải, phụ kiện may

- Kiểu dáng phù hợp với điều kiện sinh hoạt của mỗi nước

Trên cơ sở đó, các hoạ sĩ sẽ phác thảo mẫu thời trang theo chủ đề, theo mùa, theo đối tượng, giới tính sau đó chọn lựa nguyên phụ liệu, màu sắc để tiến hành xây dựng các catalogue thể hiện ý tưởng cũng như sự sáng tạo trong đó.

Vì vậy, trong chiến lược sản phẩm, các doanh nghiệp dệt may cần thường xuyên đổi mới cải tiến mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu hay thay đổi của khách hàng từ đó tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường hàng dệt may. Để làm được điều này ngoài việc nắm bắt sự thay đổi thị hiếu tham khảo các mẫu đặt hàng mới nhất của khách hàng từ các catalogue, cần có một đội ngũ thiết kế thời trang chuyên nghiệp được đào tạo có bài bản, có kinh nghiệm về

sở thích thị hiếu của người tiêu dùng. Công nghiệp thời trang còn quá mới mẻ với nước ta, việc giao lưu với các nhà tạo mẫu quốc tế còn nhiều hạn chế, cơ hội tiếp cận thị trường thế giới còn quá ít. Do vậy các doanh nghiệp dệt may cần kết hợp với các trung tâm nghiên cứu công nghiệp may, viện mẫu thời trang, các nhà may nổi tiếng để đào tạo chuyên viên về thiết kế mẫu mã nhằm tiếp cận những thị trường phi hạn ngạch nói trên, thu thập thông tin và học hỏi kinh nghiệm thiết kế mẫu mã của các hãng thời trang tại thị trường nước nhập khẩu.

Bên cạnh đó, hiện thời các công ty may lớn như May 10, Việt Tiến, đã đưa vào sử dụng công nghệ CAD. Công nghệ này mang lại hiệu quả rất cao, thực hiện được những chức năng vẽ phác thảo trên máy tạo ra những mẫu cắt chính xác mô tả chất liệu vải, tạo ra bản vẽ kỹ thuật đầy đủ để đem đi gia công nơi khác, thiết kế thẳng trên hàng thật, hướng dẫn trưng bày hàng hoá. Do những lợi ích rất lớn của nó công nghệ này cần được áp dụng rộng rãi hơn, tạo bước đột phá cho ngành dệt may Việt Nam có đủ điều kiện đăng ký một nhãn hiệu chung để sử dụng với chi phí thấp nhất.

2.2.3.Tiêu chuẩn hoá chất lượng sản phẩm

Các doanh nghiệp Việt Nam nên thực hiện việc quản lý chất lượng sản phẩm theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, ISO 9002,... từ đó tạo lòng tin cho khách hàng nước ngoài. Một thực tế cho thấy người tiêu dùng thường dễ dàng bỏ tiền ra mua những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng như ISO 9000, ISO 14000, SA 8000, nhất là người tiêu dùng Nhật Bản, nếu sản phẩm của doanh nghiệp có thể đạt tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản thì càng thuận lợi hơn. Với nhiều doanh nghiệp việc thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9000, đáp ứng được tiêu chuẩn về môi trường ISO 14000 hoặc thoả mãn được tiêu chuẩn về xã hội SA 8000 sẽ là tấm vé thông hành

nước phát triển. Cho dù sản phẩm của doanh nghiệp là sản phẩm mới nhưng người tiêu dùng sẽ không hề do dự khi lựa chọn chúng.

Hơn nữa, với việc áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế trên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cam kết trước xã hội, trước cộng đồng trong việc chỉ cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt ra thị trường, cung cấp các điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp theo các yêu cầu của luật pháp quốc gia và công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực lao động, đồng thời quá trình sản xuất của doanh nghiệp không làm tổn hại đến môi trường. Đây thực sự là một cuộc cách mạng trong công tác quản lý, nó làm thay đổi căn bản nếp nghĩ, cách làm từ trước tới nay. Nhờ đó mà tránh được nhiều sai sót trong quá trình sản xuất nâng cao năng suất lao động và chất lượng, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Những sản phẩm được quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế cũng có nghĩa là sản phẩm đó hội đủ được các điều kiện để có thể thâm nhập vào bất kỳ thị trường nào dù là thị trường khó tính nhất.

Ngoài ra, khi khách hàng có nhu cầu đặt hàng với khối lượng lớn lại yêu cầu về thời gian cung ứng ngắn, nếu nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đồng thời áp dụng các tiêu chuẩn quản lý trên thì việc hợp tác giữa các doanh nghiệp để cùng sản xuất, đảm bảo thực hiện hợp đồng sẽ dễ dàng hơn. Bởi khi đó sản phẩm sản xuất ra sẽ được quản lý theo một tiêu chuẩn quốc tế thống nhất từ đó chất lượng sản phẩm sẽ đồng đều. Đây là tiền đề chứng minh doanh nghiệp Việt Nam là bạn hàng đáng tin cậy với các đối tác nước ngoài.

2.2.4.Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm

Nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề các doanh nghiệp cần phải chú trọng. Sản phẩm có sức cạnh tranh phải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, về giá, về kiểu dáng, mẫu mã..., từ đó có khả năng thu hút được khách hàng đặt hàng và tiêu thụ mạnh trên thị trường. Trong đó, việc nâng cao chất lượng

là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với hàng may mặc xuất khẩu. Chất lượng hàng có được đảm bảo thì người mua mới chấp nhận và thanh toán. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tìm hiểu chuyên môn hóa sản xuất tạo điều kiện giữ vững và nâng cao chất lượng, nâng cao năng suất và thu nhập của người lao động. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là tại các thị trường phi hạn ngạch, thị phần của mỗi nước xuất khẩu phụ thuộc phần lớn vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đối với hàng may mặc, các biện pháp cạnh tranh “phi giá cả”, trước hết là cạnh tranh về chất lượng hàng hóa, trong rất nhiều trường hợp, trở thành yếu tố quyết định trong cạnh tranh.

Để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp cần có những biện pháp như:

- Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phụ liệu, xây dựng bạn hàng cung cấp nguyên phụ liệu ổn định, đúng thời hạn, bảo quản tốt nguyên phụ liệu, tránh xuống phẩm cấp do đặc điểm của nguyên phụ liệu sợi vải là dễ hư hỏng, dễ hút ẩm.

- Ngoài ra, doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu, công nghệ, quy trình sản xuất theo đúng mẫu hàng và tài liệu kỹ thuật bên đặt hàng cung cấp ( như mã hàng, quy cách kỹ thuật, nhãn mác, đóng gói bao bì...),

- Doanh nghiệp cũng cần tuân thủ đúng các yêu cầu của quy trình kiểm tra chất lượng trước khi giao hàng.

- Bên cạnh đó, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần đáp ứng được yêu cầu giao hàng đúng hạn. Bởi một trong những đặc trưng của mặt hàng dệt may là yếu tố thời vụ. Do vậy, doanh nghiệp cần chủ động trong vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa, rút ngắn thời gian nhận hàng và giao hàng. Trên thực tế, để tạo ra và phát huy được ưu thế về giao

doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Điều này sẽ là nền tảng cho những mối quan hệ lâu dài và tin cậy với các đối tác nước ngoài.

- Ngoài ra các doanh nghiệp cũng nên đồng bộ hoá chủng loại máy móc, thường xuyên phát động các phong trào thi đua tay nghề, phát huy tinh thần tự nâng cao hiệu quả sản xuất của người lao động.

Việc đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu chính là giữ uy tín lâu dài cho doanh nghiệp trên thị trường quốc tế, một "tài sản" vô giá trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀO CÁC THỊ TRƯỜNG PHI HẠN NGẠCH (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w