Đầu tư phát triển ngành dệt, có sự cân đối giữa ngành dệt và may

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀO CÁC THỊ TRƯỜNG PHI HẠN NGẠCH (Trang 96 - 100)

- Vải từ sợi stape

14. Công nghệ nhuộm, hoàn tất vải len và pha len, vải bông pha xơ tổng hợp và vải tơ tằm

2.7.3. Đầu tư phát triển ngành dệt, có sự cân đối giữa ngành dệt và may

Đầu tư đổi mới công nghệ cho ngành dệt là một đòi hỏi cấp bách không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà cả về mặt chính trị, xã hội. Để giải quyết vốn cho đầu tư của ngành dệt trong tình hình hiện nay, bên cạnh việc huy động tối đa nguồn lực của các doanh nghiệp Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ vốn (kể cả vốn ngân sách cấp và vốn vay với lãi suất ưu đãi), tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn ngoài xã hội, cụ thể là:

- Vay vốn ngoài xã hội là vay từ các tổ chức tín dụng, tài chính và thị trường chứng khoán. Để làm được điều này cần có sự hỗ trợ của

Chính phủ để các doanh nghiệp dệt may phát hành chứng khoán và thuê tài chính.

- Với các dự án lớn hiệu quả kinh doanh còn thấp, thời gian huy động vốn dài, Chính phủ cần bố trí nguồn vốn tín dụng ưu đãi có thời gian trả nợ từ 5-10 năm với lãi suất thấp hoặc cho doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn ODA của các nước có thời gian thu hồi vốn dài, lãi suất thấp.

- Chính phủ cần hỗ trợ vốn từ ngân sách đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở các khu công nghiệp, cho công tác nghiên cứu và đào tạo, các dự án môi trường. Đồng thời bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động dưới các hình thức cấp vốn của các doanh nghiệp hạn hẹp, chủ yếu sử dụng vốn vay, chi phí sản xuất cao.

- Nhà nước cũng cần điều chỉnh thuế VAT của các mặt hàng vải hiện nay từ 10% xuống 5% để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hai mặt hàng này nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho ngành may làm hàng xuất khẩu. Đối với vải bán cho các công ty nước ngoài để các công ty Việt Nam gia công áp dụng mức thuế 0% như đối với hàng xuất khẩu.

- Với các thiết bị nhập khẩu cho các dự án đầu tư tài sản cố định cần miễn thuế nhập khẩu. Các thiết bị kể cả nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước nên đưa vào danh mục hàng chịu thuế VAT với thuế suất bằng 0%.

Ngành dệt trong nước hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên phụ liệu cho ngành may. Các doanh nghiệp may hầu như phải nhập khẩu đặc biệt với các mặt hàng cao cấp, mặt hàng có chất lượng cao. Do vậy Nhà nước cần có chính sách thực sự khuyến khích các doanh nghiệp may sử dụng

nguyên phụ liệu trong nước. Nhưng để làm được điều này thì bản thân ngành dệt may cần phải có sự đầu tư, phát triển mạnh cụ thể như sau:

- Có quy hoạch phát triển ngành dệt may trong đó đảm bảo sự cân đối giữa 2 ngành.

- Có quy hoạch sắp xếp lại ngành dệt để có thể phối hợp phát huy năng lực hiện có.

- Có chính sách thực sự khuyến khích các doanh nghiệp may sử dụng nguồn nguyên phụ liệu trong nước.

KẾT LUẬN

Xuất khẩu là một nội dung rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc đẩy mạnh xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu, phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống dân sinh. Đó cũng là mục tiêu mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Với ý nghĩa đó Đảng và Nhà nước đã và đang thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng mạnh vào xuất khẩu, ngành dệt may cũng chính là ngành hàng xuất khẩu chế biến quan trọng của Việt Nam hiện nay.

Cũng như nhiều mặt hàng khác, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường trên thế giới nói chung và thị trường phi hạn ngạch nói riêng đang góp phần xứng đáng vào chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, và đang từng bước giải quyết việc làm cho hàng triệu người lao động, đồng thời đây cũng là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai chỉ sau xuất khẩu dầu thô. Nhưng để những ưu thế trên của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may ngày càng được phát huy, những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường phi hạn ngạch càng trở nên cần thiết.

Với mong muốn ngành dệt may Việt Nam ngày càng vững mạnh, hàng dệt may Việt Nam ngày càng cải thiện được vị trí của mình tại nhiều thị trường trên thế giới nên em đã lựa chọn đề tài " Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào các thị trường phi hạn ngạch" làm khoá luận tốt nghiệp cho mình. Dẫu biết rằng khóa luận này khó tránh khỏi thiếu sót do sự hạn chế về trình độ, thời gian của người viết, nhưng em vẫn mong rằng khoá luận này có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt

Nam, hoàn thiện hình ảnh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong con mắt của người tiêu dùng trên thế giới.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀO CÁC THỊ TRƯỜNG PHI HẠN NGẠCH (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w