TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀO CÁC THỊ TRƯỜNG PHI HẠN NGẠCH (Trang 41 - 44)

Từ nhiều năm nay, công nghiệp dệt may Việt Nam được xem là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực và có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế đất nước. Khẳng định điều này theo Hiệp hội dệt may Việt Nam thì vào những năm 90 trở về trước, Việt Nam đã xuất khẩu hàng may mặc ra nước ngoài, nhưng trong bảng xếp hạng, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này luôn đứng ở vị trí cuối cùng. Sự khởi sắc chỉ bắt đầu từ những năm 1996-1997, ngành dệt may đã vươn lên đứng đầu trong bảng tổng sắp, và sau đó chỉ nhường chỗ cho ngành dầu khí mà thôi. Vậy chúng ta hãy cùng nhìn lại hoạt động xuất khẩu dệt may những năm vừa qua.

2.1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may nói chung

2.1.1.Kim ngạch xuất khẩu

Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đã tăng trưởng không ngừng. Nếu như năm 1989 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chỉ đạt xấp xỉ 100 triệu USD thì năm 1999 đã tăng lên 1.700 triệu USD

và năm 2002 đã đạt 2.710 triệu USD. Có được sự tăng trưởng nhanh như vậy chúng ta không thể không nhắc tới những mốc thời gian có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với ngành dệt may xuất khẩu.

Đầu tiên phải kể đến là Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU được ký ngày 15/12/1992. Ngay sau đó kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 1993 so với năm 1992 đã tăng 66%, một kỷ lục về tốc độ tăng trưởng tính đến năm 2002. Có thể nói, Hiệp định buôn bán hàng dệt may được ký năm 1992 cùng với những lần điều chỉnh, sửa đổi hiệp định này về sau đều đã có những tác động theo xu hướng tích cực đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của nước ta, đưa hàng dệt may trở thành nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 sau dầu thô.

Kế đó phải nhắc tới Hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam-Hoa Kỳ được ký chính thức ngày17/7/2003 sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ có hiệu lực hơn 1 năm. Phải nói thêm rằng từ năm 1996, năm đánh dấu bước phát triển quan trọng của ngành dệt may Việt Nam: kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vượt qua con số 1 tỷ USD (1,15 tỷ) và doanh nghiệp Việt Nam đã có chỗ đứng tại thị trường Mỹ nhưng giá trị xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này cũng chỉ dừng lại ở con số xấp xỉ 40 triệu USD/ năm. Do vậy, chỉ có thể nói rằng Hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam-Hoa Kỳ là cánh cửa đang được rộng mở hơn cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam, giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu một cách hiệu quả. Và thực tế là kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ năm 2002 đã đạt 800 triệu USD so với năm 2001 chỉ xuất khẩu được 47 triệu USD.

Với tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 40%/năm giai đoạn 1991-1997 so với tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước là 27,5%, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam từ 1991-2002

Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại- Bộ Thương mại

Biểu đồ trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ngày càng gia tăng nhưng tốc độ tăng không đều qua các năm. Năm 1993 là năm có tốc độ tăng cao nhất, tăng 66% so với năm 1992. Trong hai năm 1997 và 1998 tốc độ tăng kim ngạch có phần chậm lại. Sự chững lại này là do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á. Việt Nam phải cạnh tranh gay với các nước láng giềng có đồng tiền bị phá giá mạnh mẽ. Trong thời điểm đó liên tục xuất hiện các thông báo về các hợp đồng bị huỷ bỏ, đặc biệt từ phía Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài ra, người mua nước ngoài còn đòi giảm giá đối với các hợp đồng gia công (có khi tới 20%). Vì vậy, dù được coi là năm ngành dệt may đã hoàn thành kế hoạch tốt hơn các ngành khác, giá trị xuất khẩu năm 1998 cũng chỉ đạt 1,35 tỷ USD (so với ước tính trước đó là 1,6-1,7 tỷ USD). Năm 1999 tình hình khả quan trở lại kim ngạch xuất khẩu tăng 26% so với năm 1998. Cũng kể từ năm 1999 đến nay kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ta luôn tăng. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may là 1,9 tỷ USD tăng 13% so với năm 1999, năm 2001 tuy tốc độ tăng so với năm 2000 chỉ là

5,7% nhưng kim ngạch xuất khẩu cũng đã đạt xấp xỉ 2 tỷ USD. Năm 2002 kim ngạch đạt 2,71 tỷ USD tăng 35,5% chủ yếu do thị trường Mỹ được mở ra.

Trong số rất nhiều doanh nghiệp có đóng góp cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may, nổi bật 10 gương mặt doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn nhất năm 2002.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀO CÁC THỊ TRƯỜNG PHI HẠN NGẠCH (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w