- Vải từ sợi stape
3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG DỆT MAY PHI HẠN NGẠCH
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG DỆT MAY PHI HẠNNGẠCH 3.1 Những kết quả chủ yếu đã đạt được.
Trong những năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã trải qua không ít khó khăn trở ngại, song ngành vẫn vượt qua và phấn đấu để đạt được những kết quả rất đáng mừng. Ngoài việc giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động xã hội, ngành dệt may còn đóng góp nhiều cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng qua các năm trong đó năm 2002 kim ngạch xuất khẩu đã vượt qua con số 2 tỷ USD (đạt 2,71tỷ USD). Không dừng lại ở đó, trong nhiều năm liền sản phẩm của ngành là hàng dệt may liên tục đứng trong danh sách mười mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất nước ta, đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
Việc nỗ lực mở rộng thị trường đặc biệt là nhóm thị trường phi hạn ngạch của ngành trong thời gian qua là điều rất đáng khích lệ. Còn nhớ những năm 90, khi thị trường truyền thống là Liên Xô cũ và Đông Âu tan rã đã đặt ngành dệt may trước những thử thách tưởng như khó vượt qua, nhưng toàn ngành đã nỗ lực trong việc tìm kiếm những thị trường mới. Hơn 10 năm trôi qua kể từ thời điểm đó, những công việc mà ngành dệt may làm được quả thực không nhỏ bé chút nào. Từ chỗ chỉ phụ thuộc vào một vài thị trường truyền thống như trước thì hiện nay hàng dệt may của Việt Nam đã có mặt tại 170 quốc gia và vùng lãnh thổ từ Châu Âu, Châu Á, Châu Úc đến Châu Mỹ, Châu Phi. Từ chỗ chỉ xuất khẩu những mặt hàng có chất lượng kém như quần áo bảo hộ.. theo nghị định thư sang các thị trường Liên Xô cũ, thì hiện nay cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã không ngừng được mở rộng, chất lượng hàng dệt may ngày càng được nâng cao, phương thức xuất khẩu cũng đa dạng hơn.
Tuy nhiên trong tương lai, để có thể nhanh chóng hội nhập với kinh tế quốc tế, giới doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng vẫn cần chuẩn bị cho mình nhất là sản phẩm mình làm ra khả năng cạnh tranh ngày càng hiệu quả trên thị trường quốc tế. Giá cả là yếu tố cạnh tranh
rất hiệu quả, nhưng cùng với sự phát triển kinh tế, sự cải thiện của điều kiện sống sẽ dẫn đến sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng, giá cả sẽ không còn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sự lựa chọn của khách hàng, thay vào đó sẽ có thể là kiểu dáng, chất lượng, và nhiều yếu tố khác nữa. Do vậy doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần xây dựng cho sản phẩm của mình khả năng cạnh tranh dựa trên một hệ thống các yếu tố. Đó chính là mấu chốt để chiếm lĩnh nhiều thị trường dệt may phi hạn ngạch