Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng và kinh tế hợp tác trong xoá

Một phần của tài liệu 239840 (Trang 112 - 126)

I. QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở

7. Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng và kinh tế hợp tác trong xoá

trong xoá đói giảm nghèo.

Cần phát huy vai trò của các hiệp hội như hội phụ nữ, hội nông dân, tổ chức đoàn, và nâng cao vai trò của kinh tế hợp tác, tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước, thi đua lao động sản xuất, kinh doanh giỏi, phong trào xây dựng gia đình văn hoá thôn bản, tổ nhân dân văn hoá, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, tích cực tham gia cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” “Đền ơn đáp nghĩa” “Uống nước nhớ nguồn “…Thông qua các tổ chức quần chúng để vay vốn sản xuất, như thông qua hội phụ nữ phải tuyên truyền vận động đến chị em về ý nghĩa mục đích của dự án cho vay vốn, tổ chức thành lập nhóm, lấy tên là “Nhóm phụ nữ hỗ trợ sản xuất tiết kiệm và vay vốn” Hội phải kết hợp với các đơn vị thực thi dự án tổ chức tốt việc tập huấn về việc quản lý tín dụng, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi,… đến từng cán bộ hội viên để các hội viên phổ biến lại cho các chị em trong chi hội,để các hội viên hiểu được giá trị của vốn vay sản xuất và đề ra phương hướng phát triển kinh tế góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo .

Phát huy vai trò của hội nông dân, phải thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật và của Nhà nước, động viên hội viên hội nông dân tích cực sản xuất, nâng cao

đời sống xoá đói giảm nghèo (Đây là mục tiêu của Đảng bộ huyện và toàn dân phải chăm lo). Bởi vậy hội nông dân các cấp đều là thành viên của xoá đói giảm nghèo, ban phát triển nông thôn (PRA) nên phải có biện pháp giúp đỡ các hộ đói nghèo vươn lên, hội nông dân phải làm như thế nào để mọi người dân tự nguyện xin ra nhập vào các tổ chức, sinh hoạt để làm cho nhận thức của nông dân được tăng lên. Qua các lớp tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng cây và chăn nuôi,… Hỗ trợ giúp đỡ hội viên nghèo có vốn đầu tư cho sản xuất, biết lập phương án phát triển kinh tế gia đình và biết tiết kiệm, tăng cường kiểm tra những hộ đã vay vốn để biết được người nông dân sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả chưa, để góp phần vào tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi, tăng mức sống của người nông dân thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo.

Các tổ chức quần chúng có vai trò rất quan trọng trong xoá đói giảm nghèo nhưng chúng ta phải biết kết hợp giữa các tổ chức đó với nền kinh tế hợp tác và có quan hệ với Ngân hàng phục vụ người nghèo, Ngân hàng NN và PTNT, phải biết kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức này để các tổ chức hướng dẫn người nghèo làm các thủ tục cần thiết, cùng giải quyết các vướng mắc, làm thủ tục vay nhanh gọn để tạo điều kiện cho nông dân vay kịp thời,.

Có phát huy tất cả những vai trò trên thì mới có thể thúc đẩy hộ nông dân nghèo tự lực vươn lên, phát triển kinh tế gia đình, cải thiện lao động bằng chính sức lao động của mình, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần tăng năng suất sản lượng lương thực thực hiện tốt các mục tiêu đề ra góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 1. Kết luận:

Vấn đề phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân ở huyện chiêm hoá là một vấn đề thời sự, bức xúc hiện nay. Thúc đẩy kinh tế và xoá đói giảm nghèo đối với các hộ nông dân ở các thôn (bản) , các xã trong huyện là tiền đề kinh tế tối cần thiết để giữ vững ổn định chính trị và ổn định xã hội, đảm bảo công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được thực hiện và phát triển sâu rộng trong phạm vi toàn huyện và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Mục tiêu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân được Hồ Chí Minh thể hiện cụ thể là:

Làm cho người nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì giàu khá.

Người giàu khá thì giàu thêm. Người nào cũng biết chữ. Người nào cũng biết đoàn kết.

Có thể nói không giải quyết thành công các nhiệm vụ và yêu cầu phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo thì sẽ không chủ động giải quyết được các vấn đề công bằng xã hội, lành mạnh xã hội.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện đã thu được những thành tựu đáng kể nhưng vấn đề còn những hạn chế nhất định như: còn nhiều tiềm năng chưa được phát huy, năng suất lao động; năng suất ruộng đất thấp; thu nhập của người nông dân chưa cao, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn…

Tuy còn nhiều khó khăn như vậy nhưng huyện Chiêm hoá không thể một sớm một chiều mà có thể hạn chế và thay đổi ngay đời sống kinh tế- xã

hội của mình. Mà cần phải xác định quá trình lâu dài và là nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới. Vì vậy huyện Chiêm Hoá cần phải được tổng kết thực tiễn một cách toàn diện đầy đủ, mặt khác cần tiếp tục tìm tòi những chính sách phù hợp và có hiệu quả cao đồng thời cần thiết phải là sự giúp đỡ và chỉ đạo thống nhất từ TW đến địa phương đường lối chính sách và công cụ quản lý kinh tế mới có thể tạo ra những thế và lực phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân ở huyện Chiêm Hoá.

2. Kiến nghị.

Để đạt được mục tiêu đặt ra , xin có một số kiến nghị:

- Đề nghị Trung ương, các Bộ ngành và tỉnh Tuyên Quang hỗ trợ xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, trợ giúp huyện trong việc đưa các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả.

- Mở rộng quan hệ thị trường, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm để phát huy thế mạnh của địa phương.

- Các địa phương trong huyện cần xây dựng nhanh chóng các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo để UBND huyện tỉnh duyệt kinh tế và thực hiện.

- Nhân dân trong huyện cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung của các chương trình phát triển kinh tế - xã hội để chương trình phát huy hết hiệu quả.

- Chỉ đạo việc giao đất cho nông dân theo đúng luật định ổn định, lâu dài để nông dân yên tâm sản xuất.

- Huyện chiêm hoá cần được chính phủ, các cấp các ngành có những chính sách ưu tiên đặc biệt so với các huyện khác để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

-Thực hiện chính sách trợ cước, trợ giá cho nhân dân huyện chiêm hoá.Trong huyện bộ phận lớn dân có đời sống rất khó khăn, các quan hệ hàng hoá, tiền tệ còn rất sơ khai, trao đổi hiện vật vẫn còn nhiều vì thế mặc dù hàng trợ giá, trợ cước của nhà nước đã được đưa về nhưng nhiều hộ gia đình vẫn không mua được hàng trợ giá, trợ cước của nhà nước vì không có tiền hoặc do cơ chế thanh toán còn sơ cứng (trả tiền thì mới nhận được hàng).

Để khắc phục tình trạng trên, trong những năm trước mắt cần giải quyết theo hướng sau:

Chính phủ cho phép UBND tỉnh xem xét và quyết định cấp không thu tiền một số mặt hàng thiết yếu như: muối Iốt, dầu hoả, thuốc chữa bệnh, … sách, vở cho học sinh đi học,..cho bộ phận dân cư ở các xã, bản trong vùng sâu vùng xa.

Thực hiện chính sách trợ giá trợ cước các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất như: giống cây trồng (giống mới), phân bón,. .. và hạn chế trợ giá, trợ cước cho các loại thuốc trừ sâu vì trình độ người nông dân chưa cao nên khi họ sử dụng ồ ạt sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.

Thực hiện đồng bộ chính sách trợ giá trợ cước bán với chính sách trợ giá trợ cước mua với tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho đồng bào các dân tộc trong huyện. Hai chính sách này không thể tách rời nhau, chính sách nọ là tiền đề của chính sách kia phát huy tác dụng.

Phụ lục 1:

DỰ BÁO GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VÀ CƠ CẤU NGÀNH CỦA HUYỆN CHIÊM HOÁ.

Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Tổng GTSX 246.363 100 277.825 100 144.5186 100 Nông - lâm nghiệp 182.936 74,25 1.975.056 71,08 1.005.560 69,58 Công nghiệp 18.982 7,70 29.5832 10,64 176.746,2 12,23 Thương mại dịch vụ 44.443 18,03 50.786,41 18,28 262.879,33 18,59

Phô lôc 4

HIỆN TRẠNG VÀ DỰ KIẾN CHĂN NUÔI CỦA HUYỆN CHIÊM HOÁ. Hạng mục ĐVT 2000 2003 2005 2010 1. Trâu con 38.643 47.100 55.640 76.563 2. Bò con 985 1.080 1.137 15.678 3. Lợn con 48.089 76.710 111.300 211.400 4. Dê con 4.793 49.502 50.607 56.810 5. Gia cầm con 548.334 1.242.160 1.947.000 2.547.002 6. Nuôi cá lồng lồng 18 40 60 78

Phụ lục 3:

DỰ BÁO DIỆN TÍCH NĂNG SUẤT - SẢN LƯỢNG CÁC LOẠI CÂY TRỒNG CHÍNH Ở HUYỆN CHIÊM HOÁ.

Loại cây trồng ĐVT 2000 2003 2005 2010 I. C©y hµng n¨m 1. Lóa xu©n DT ha 4.642 4.600 4.600 4.600 NS t¹/ha 48,74 57 64,5 68,76 SL TÊn 22.625 26.210 29.690 32.650 2. Lóa mïa DT ha 100,00 6.280 6.280 6 2.380 NS t¹/ha 102,22 55,5 64,1 68,52 SL tÊn 102,22 3 4.890 40.231 62.321 3 . Ng« DT ha 133,73 2.250 2.305 2706 NS t¹/ha 95,84 37,6 45,1 50,2 SL tÊn 128,12 8.450 10.385 12.035 4. L¹c DT ha 986,8 1.936,07 1500 1.700 NS t¹/ha 17,44 20,86 25 28 SL tÊn 1721,2 2.370 3.750 4.250 5. Khoai lang DT ha 409,45 2.600 3100 3600 NS t¹/ha 109,3 40 40 44 SL tÊn 444,30 10.400 12.400 14.400 6. §Ëu t¬ng DT ha 250 250 250 250 NS t¹/ha 13,3 16,3 20,0 23,0 SL TÊn 332,5 407,5 500 600 II C©y l©u n¨m 1. C©y chÌ DT ha 48 48 48 48 NS t¹/ha 30 33 36 38

SL tÊn 114 158,4 172,8 179,63 2. C©y mÝa DT ha 1000 1000 1000 1000 NS t¹/ha 634 650 700 750 SL tÊn 63.440 65.000 70.000 75.000

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...

...1

Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG NÔNG THÔN.. ...3 1. Quan niệm và tiêu chí xác đinh đói nghèo ... ...3 2. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng tác động đến đói nghèo trong nông thôn... ...7 3.Vài nét về kết quả và ý nghĩa của việc phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo trong nông thôn nước ta giai đoạn hiện nay... ...11 4. Phát triển kinh tế và vai trò phát triển kinh tế trong xoá đói giảm nghèo.. . ...17 5. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của một số nước và một số tỉnh trong khu vực... ...19

Chương II: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI

GIẢM NGHÈO TRONG NÔNG THÔN HUYỆN CHIÊM HOÁ... ...23

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN CHIÊM HOÁ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG CỦA CÁC HỘ TRONG NÔNG THÔN... ...23

1. Điều kiện tự nhiên...

...23

2. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội...

...25

3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật...

...28

4. Phong tục tập quán...

...31

5. Tình hình đội ngũ cán bộ của huyện...

...32

6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên- kt - xh của huyện Chiêm Hoá...

...31

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NHÂN DÂN HUYỆN CHIÊM HÓA...

...33

A. Tình hình phát triển kinh tế ...

...33

1. Tình hình sản xuất ngành nông nghiệp...

...36

2. Tình hình sản xuất ngành lâm nghiệp...

...52

3. Tình hình sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp...

...56

4. Tình hình sản xuất ngành thương mại - dịch vụ...

B. Thực trạng đời sống và vấn đề đói nghèo của nhân dân ...

...58

1. Khái quát thực trạng lao động việc làm và thu nhập mức sống dân cư trên địa bàn huyện nói chung...

...58

2. Đánh giá quá trình đói nghèo trong các hộ gia đình nông dân...

...60

3. Nguyên nhân đói nghèo...

...64

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐỜI SỐNG Ở HUYỆN CHIÊM HOÁ...

...66

1. Những kết quả đạt được...

...66

2. Những vấn đề tồn tại...

...66

3. Những nguyên nhân chính của những vấn đề tồn tại...

...67

Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CHIÊM HOÁ...

... 68

I. QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CHIÊM HOÁ...

1. Phát triển sản xuất của huyện Chiêm Hoá phải bám sát theo nhu cầu thị

trường. ...

...68

2. Phát triển sản xuất ở huyện Chiêm Hoá phải khai thác các lợi thế và nguồn lực một cách hiệu quả...

...69

3. Cần thường xuyên tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiều về xoá đói giảm nghèo nhằm trực tiếp đưa ...

...69

4. Phát triển kinh tế đi đôi với xoá đói giảm nghèo bền vững...

...69

II. PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CHIÊM HÓA...

...70

1.Phương hướng ...

...70

2.Mục tiêu ...

...70

III.NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CHIÊM HÓA...

...71

1.Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế của huyện Chiêm Hoá theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá...

...71

2.Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội...

3. Giải quyết quan hệ ruộng đất trong huyện...

...75

4.Tăng cường đào tạo, ứng dụng kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho hộ nông dân...

...79

5.Về chính sách đối với người nghèo vay vốn...

...81

6. Củng cố và tăng cường bộ máy chính quyền cấp huyện đến cấp cơ sở...

...83

7. Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng và kinh tế hợp tác trong xoá đói giảm nghèo...

...84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ... ...87 1. Kết luận:... ...87 2. Kiến nghị... ...88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay. NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội, năm 1997

2. Văn bản toàn diện về chiến lược tăng trưởng và XĐGN (CPRGS) NXB Hà Nội, tháng 1 năm 2002

3. Chiến lược XĐGN 2001- 2010 NXB Hà Nội năm 2000

4. Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm giai đoạn 2001- 2005, NXB Hà Nội năm 2001

5. Giải quyết vấn đề phân hoá giàu nghèo ở các nước và Việt Nam NXB Hà Nội năm 2000

6. Giáo trình kinh tế nông nghiệp NXBNN năm 1996

7. Giáo trình quả trị kinh doanh nông nghiệp NXB thống kê Hà Nội năm 2001

8. Nghiên cứu kinh tế số 287/ 2002

9. Giáo trình phân tích chính sách nông nghiệp nông thô NXBNN Hà Nội năm 2001

10. Báo cáo kết quả chương trình XĐGN năm 2001 của huyện Chiêm Hoá 11. Đề án chương trình XĐGN năm 2001 của huyện Chiêm Hoá

12.Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng Bộ huyện Chiêm Hoá lần thứ XVIII 13. Kỷ yếu chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và chương trình phát

14. Báo cáo tổng kết 8 năm hoạt động dự án PRMD huyện Chiêm hoá năm 1994- 2001 của ban kiểm soát huyện Chiêm Hoá 2001

15. Đề án chương trình mục tiêu giải quyết lao động việc làm giai đoạn 2000- 2005 của huyện Chiêm Hoá

16. Giải pháp thực hiện các mục tiêu kinh tế văn hoá xã hội của huyện Chiêm Hoá năm 2000

Một phần của tài liệu 239840 (Trang 112 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w