Tình hình sản xuất ngành lâm nghiệp

Một phần của tài liệu 239840 (Trang 69)

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NHÂN DÂN

2. Tình hình sản xuất ngành lâm nghiệp

Đất đai trong vùng chủ yếu đất là lâm nghiệp chiếm 36,57% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Đất lâm nghiệp của huyện có tỷ trọng cao trong tổng diện tích tự nhiên do đó nó có ý nghĩa rất quan trọng, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện. Qua biểu 14 ta thấy diện tích đất lâm nghiệp ngày càng giảm xuống, năm 1998 có 53.243 ha rừng, đến năm 2000 còn 50.371 ha rừng, trung bình mỗi năm giảm 2,72%, tỷ trọng đất lâm nghiệp từ 36,57%. Năm 1998 giảm xuống còn 34,60% năm 2000. Trong 3 năm diện tích rừng bị giảm 2.871 ha, bình quân mỗi năm diện tích rừng bị giảm 1.435 ha, trong đó rừng tự nhiên bình quân mỗi năm giảm 1435 ha. Sự tàn phá rừng, đặc biệt rừng tự nhiên đã làm đất đi bị xói mòn nghiêm trọng. Đất trở nên khô cứng, cằn cỗi, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của nhân dân trong huyện. Đó là những trận mua lũ đã phá hàng chục ha lúa, màu... và các loại hoa quả khác.

Tuy vậy diện tích rừng trồng tăng lên đáng kể. Năm 1998 chỉ có 2.474 ha chiếm 1,70% diện tích đất lâm nghiệp, tính trung bình mỗi năm trồng mới được 606 ha, mức tăng bình quân năm là 22,07%. Nói chung diện tích trồng rừng được chăm sóc bảo vệ tốt hơn. Nguyên nhân chính là có sự hỗ trợ tích cực của các chương trình dự án 327, 747, 661, sự nghiệp kiểm lâm,... đồng thời đất rừng đã được giao đến hộ gia đình sử dụng, quản lý lâu dài và được cấp sổ bìa đỏ nên người trồng đã có chủ, Vì vậy ít bị phá sản. Tuy nhiên trong những năm tới UBND huyện, các xã phối hợp với kiểm lâm tiến hành hướng dẫn và giảng giải cho người nông dân biết về tầm quan trọng của trồng rừng để thay đổi nhận thức của nhân dân về nhiều mặt, đó là cải thiện một bước đời sống của người trồng rừng, tiếp thu kiến thức, kỹ thuật mới trong lâm nghiệp (ươm giống, làm bầu, kỹ thuật trồng, chăm sóc...). Với chính sách đó nhân dân thực hiện thì cải thiện được phần nào về đời sống nghèo đói.

Bảng 14: Tình hình sản xuất - tốc độ phát triển liên hoàn của ngành

Hạng mục ĐVT Toàn huyện 1998 1999 2000 I. Tình hình sản xuất ha Đất lâm nghiệp ha 53.243 51.336 50.371 1. Rừng tự nhiên ha 50.768 48.434 46.684 - Rừng đặc dụng ha 14.592 14.592 14.592 - Rừng phòng hộ ha 13.767 11.873 10.874 - Rừng sản xuất ha 22.409 21.969 21.218 2. Trồng rừng ha 2.474 2.902 3.678 - Rừng đặc dụng ha - Rừng phòng hộ ha 1.276 1.672 1.896 - Rừng sản xuất ha 1.198 1.230 1.791

3. Khoanh nuôi bảo vệ ha 38.674 40.718 42.396

- Rừng đặc dụng ha 14.592 14.592 14.592 - Rừng phòng hộ ha 8.764 10.926 12.763 - Rừng sản xuất ha 15.318 15.200 15.041 4. Khai thác lâm sản ha - Gỗ tận dụng ha 10.221 11.620 13.769 - Củi ha 147.679 152.900 160.320 II. Tốc độ phát triển % 99/98 2000/99 BQN Đất lâm nghiệp % 96,42 98,12 97,26 1. Rừng tự nhiên % 95,40 96,38 95,89 - Rừng đặc dụng % 100,00 100,00 100,00 - Rừng phòng hộ % 85,24 91,58 88,87 - Rừng sản xuất % 98,02 96,59 97,31 2. Trồng rừng % 177,29 127,05 122,07 - Rừng đặc dụng % - - - - Rừng phòng hộ % 131,03 113,39 121,89

- Rừng sản xuất % 102,67 145,61 122,27 3. Khoanh nuôi bảo vệ % 105,27 104,12 104,69

- Rừng đặc dụng % 100,00 100,00 100,00 - Rừng phòng hộ % 124,67 116,81 120,67 - Rừng sản xuất % 99,23 98,95 99,09 4. Khai thác lâm sản % - Gỗ tận dụng % 113,68 118,99 116,06 - Củi % 103,53 104,85 104,19

Nguồn: Số liệu được tính toán từ số liệu của phòng thống kê huyện Chiêm Hoá.

Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp có xu hướng ngày càng tăng nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn chậm, năm 1998 giá trị sản lượng toàn ngành lâm nghiệp là 29.016 triệu đồng, năm 2000 tăng lên được 33.218 triệu đồng. qua hai năm tăng được 4.202 triệu đồng, bình quân mỗi năm tăng 1201 triệu đồng (tương ứng với mức tăng trưởng bình quân 6,99%/năm). Tốc độ tăng trưởng khai thác lâm sản bình quân là 10,57%/năm.

Biểu 15: Giá trị sản xuất - tốc độ phát triển liên hoàn giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp (giá cố định năm 1994)

Hạng mục ĐVT Toàn huyện I. Giá trị sản xuất (tr. đ) 1998 1999 2000 Tổng số (tr.đ) 29.016 31.447 33.218 1. Trồng nuôi rừng (tr.đ) 21.054 22.319 23.483 - Rừng đặc dụng (tr.đ) 10.593 10.593 10.593 - Rừng phòng hộ (tr.đ) 5.148 6.443 7.509 - Rừng sản xuất (tr.đ) 5.313 5.283 5.381 2. Khai thác lâm sản (tr.đ) 7.962 9.128 9.735 - Gỗ tận dụng (tr.đ) 715 813 963 - Củi (tr.đ) 7.387 7.645 8.016 - Loại khác (tr.đ) 579 670 756 II. Tốc độ phát triển % 99/98 2000/99 BQN Tổng số % 108,38 105,63 106,99 1. Trồng nuôi rừng % 106,01 105,21 165,61 - Rừng đặc dụng % 100,00 100,00 100,00 - Rừng phòng hộ % 125,15 116,57 120,77 - Rừng sản xuất % 99,43 101,85 100,63 2. Khai thác lâm sản % 114,64 106,65 110,57 - Gỗ tận dụng % 113,71 118,65 116,05 - Củi % 103,53 104,85 104,19 - Loại khác % 115,72 112,83 114,26

Nguồn: Số liệu được tính toán từ số liệu của phòng thống kê huyện Chiêm Hoá.

Xét về hiệu quả ta thấy ngành lâm nghiệp, giá trị sản xuất tính trên 1 lao động nông nghiệp năm 2000 là 788,75 nghìn đồng, giá trị sản xuất tính trên 1 nhân khẩu nông nghiệp năm 2000 là 301,25 nghìn đồng.

Xét về chất lượng ta thấy rừng tự nhiên bị tàn phá đang được phục hồi dần, diện tích rừng có khả năng đang được mở rộng. Rừng trồng theo các dự án 327, 661... được nhân dân thực hiện tương đối hiệu quả theo mô hình vườn rừng nông- lâm kết hợp... và nông dân đã kết hợp được lấy ngắn nuôi dài, tận dụng được vốn, sức lao động, đất đai. Nhân dân đã thực hiện trồng các loại cây tương đối phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu,... của vùng như nhãn, vải, quế...

Tuy nhiên trong quá trình sản xuất lâm nghiệp vẫn còn có những yếu kém như: Nhân dân các dân tộc trong huyện chưa xác định được việc phát triển sản xuất nâng cao đời sống bằng nghề rừng, người dân chưa yên tâm đầu tư sản xuất lâm nghiệp nên còn có đất trống đồi núi trọc chưa được phủ xanh.

Tóm lại: Sản xuất nông nghiệp là hai ngành có tiềm năng rất lớn của huyện đặc biệt là ngành lâm nghiệp, việc khai thác hợp lý có hiệu quả hai ngành này sẽ ngày càng đưa nhân dân trong huyện phát triển đúng hướng và phù hợp với quy luật phát triển kinh tế.

3. Tình hình sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Quá trình chuyển đổi sản xuất CN - TTCN theo cơ chế mới trên địa bàn huyện trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn và diễn ra chậm, các sản phẩm sản xuất ra chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ cho nhân dân trên địa bàn, song sản lượng thấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là nghề sản xuất gạch, ngói, các công cụ cầm tay (cuốc, dao, lưỡi cày...), ngoài ra nhân dân còn phát triển thêm như: đan lát, làm mộc... Ngành chế biến nông sản được bà con trong huyện chú ý phát triển, hiện tại toàn huyện có khoảng 321 máy xay sát công suất nhỏ, chủ yếu là chế biến thức ăn gia súc phục vụ ngành chăn nuôi và chế biến lương thực phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân trong huyện. Với quy mô hiện tại ngành CN-TTCN của huyện không đáp ứng đủ các yêu cầu đặt ra của đồng bào trong huyện, nhất là các cơ sở chế biến nông sản. Các loại nông

sản này đưa ra thị trường đều ở dạng thô, hoặc được sơ chế bằng phương pháp thủ công do vậy chất lượng hàng hoá thấp hiệu quả chưa cao. Giá trị sản xuất ngành CN-TTCN tính theo giá cố định năm 1994 là 13.790 triệu đồng, năm 1998 là18.982 triệu đồng. Nhìn chung giá trị sản xuất cũng tăng nhưng ở mức độ rất chậm, mức tăng trưởng bình quân mỗi năm là 17,8%. Giá trị sản xuất ngành của CN-TTCN chủ yếu là giá trị xây dựng cơ bản do nhà nước đầu tư còn sản phẩm hàng hoá của ngành không đáng kể. Những công trình nhà nước đầu tư trong năm 1998-2000 là các công trình đường, trường, trạm... của chương trình dự án 925, 133, 135... giá trị sản xuất ngành CN-TTCN tính trên 1 lao động nông nghiệp năm 2000 là 9.205.320 nghìn đồng, trên một nhân khẩu nông nghiệp là 627,03 nghìn đồng.

Nguyên nhân của sự yếu kém phát triển của ngành là do trong những năm qua: sản xuất còn manh mún, lạc hậu, phân tán không đồng đều giữa các xã trong huyện; Sản phẩm chế biến chủ yếu là ngô, khoai, sắn, sản phẩm TTCN chủ yếu là các công cụ truyền thống...

Trong những năm tới các chương trình dự án 133,135, chương trình dự án giảm nghèo sẽ được triển khai ở hầu hết các bản, xã trong huyện. Vì vậy, nhân dân trong huyện cần tận dụng có hiệu quả các chương trình dự án này để phát huy mọi nguồn lực của huyện từ đó phát triển thế mạnh trong sản xuất nông- lâm nghiệp.

4. Tình hình sản xuất ngành thương mại - dịch vụ

Trong những năm qua với chủ trương tự do hoá thương mại, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường nên hoạt động thương mại dịch vụ trong huyện đã phát triển sôi động hơn. Tuy nhiên hệ thống thương nghiệp quốc doanh chưa vươn tới các xã vùng sâu, vùng xa. Các cơ sở thương nghiệp ngoài quốc doanh đã phát triển khá nhanh tạo ra sự giao lưu kinh tế ngày càng rộng giữa các xã trong huyện. Với sự phát triển nhanh của các cơ sở thương mại ngoài quốc doanh (cá nhân kinh doanh) đã góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

xoá đói giảm nghèo. Sự phát triển đó đã đáp ứng phần nào nhu cầu sản xuất, Sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên sự phát triển các cơ sở thương nghiệp ngoài quốc doanh đã tạo ra những vấn đề cần giải quyết như: Sự phát triển không đồng đều, phân tán manh mún, thiếu tập trung cho nên đã không hình thành các trung tâm giao lưu hàng hoá, các cơ sở này thường ép giá khi mua, bán sản phẩm hàng hoá với người nông dân trong huyện nên các cơ quan chức năng không kiểm soát được các đơn vị này. Sự hạn chế của thương mại dịch vụ đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy mà yêu cầu phát triển ngày càng phải được nâng cao hơn, càng phải được tổ chức chặt chẽ hơn trong những năm tới vì đây là ngành có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao mức sống và xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc trong huyện. Giá trị sản xuất ngành thương mại của huyện tính theo giá cố định năm 1994. Năm 1998 là 37.721 triệu đồng là 44.443 triệu đồng năm 2000. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 26,61%. Tính bình quân giá trị sản xuất trên 1 lao động nông nghiệp là: 43247 nghìn đồng và bình quân trên 1 nhân khẩu nông nghiệp là 327,02 nghìn đồng.

Tuy nhiên trong những năm tới chính quyền tại địa phương cần phải tổ chức và sắp xếp lại ngành thương mại dịch vụ cho phù hợp với lợi thế và nhu cầu của huyện - đặc biệt là chính quyền huyện cần có kế hoạch đưa ra các cơ sở thương nghiệp - mậu dịch quốc doanh về các xã vùng sâu, vùng xa để tạo vai trò chủ đạo kích thích các thành phần kinh tế khác phát triển và là nơi để chính quyền các xã thực hiện tốt chính sách trợ giá, trợ cước hàng hoá cho nhân dân trong vùng.

B. Thực trạng đời sống và vấn đề đói nghèo của nhân dân huyện Chiêm Hoá Chiêm Hoá

Huyện Chiêm Hoá có tỷ lệ hộ đói nghèo cao. Theo số liệu điều tra năm 2001 tổng số hộ của huyện là 25.135 hộ, trong đó có 3568 hộ ghèo đói chiếm 14,25% số hộ toàn huyện. Sản xuất trong huyện chủ yếu là tự cấp tự túc, chế độ canh tác lạc hậu, trình độ trang bị kỹ thuật trình độ dân trí chưa

cao, dân cư thường xuyên du canh, du cư, nạn chặt phá rừng bừa bãi vẫn còn. Vì vậy nên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, văn hoá của nhân dân các dân tộc trong huyện.

1. Khái quát thực trạng lao động việc làm và thu nhập mức sống của dân cư trên địa bàn huyện nói chung. của dân cư trên địa bàn huyện nói chung.

1.1. Lao động việc làm

Tỷ lệ lao động không có việc làm còn 2,05% so với năm 1996 giảm 0,88% tỷ lệ thiếu việc làm năm 2000 là 10,65% so với năm 1996 là giảm 6,29% ta có thể xem biểu 16 sau:

Biểu 16: Tình hình lao động có việc làm và thiếu việc làm của huyện Chiêm Hoá

Chỉ tiêu ĐVT 1996 1997 1998 1999 2000 1. Tổng số lao động đủ từ 15 tuổi

trở lên tham gia HĐKT Người 59.308 60.367 60.851 61.893 62.776 Trong đó: - Nông thôn Người 53.971 54.814 55.853 56.198 57.000 - Thị trấn, thị tứ Người 5.337 5.553 5.598 5.695 5.776 2. Số lao động thiếu việc làm Người 10.048 9.979 7.953 7.283 6.686

Tỷ lệ % 16,94 16,53 13,06 11,76 10,65

Trong đó: - Nông thôn Người 9.394 9.374 7.425 6.817 6.280 Tỷ lệ % 17,41 17,10 13,44 12,13 11,02 - Thị trấn, thị tứ Người 654 605 528 446 406 Tỷ lệ % 12,25 10,90 9,43 8,18 7,03 3. Số lao động không có việc làm Người 1.738 1.627 1.524 1.403 1..284

Tỷ lệ % 2,93 2,70 2,50 2,27 2,05

Trong đó: - Nông thôn Người 1.525 1.429 1.357 1.268 1.168

Tỷ lệ % 2,83 2,61 2,46 2,26 2,05

- Thị trấn, thị tứ Người 213 198 167 135 116

Tỷ lệ % 3,99 3,57 2,98 2,37 2,01

4. Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn

% 72 72,5 74,03 75,8 77

Nguồn: Số liệu được tính toán từ số liệu phòng LĐ-TBXH huyện Chiêm Hoá

Nhìn chung thực trạng thiếu việc làm và không có việc làm của huyện duy trì mức tăng theo sự gia tăng của dân số và chủ yếu là số lượng lao động thiếu việc làm, không có việc làm tập trung ở một số học sinh đã tốt nghiệp phổ thông trung học mà chưa đi học các trường chuyên nghiệp và số bộ đội xuất ngũ về địa phương. Trong những năm vừa qua việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đã nâng cao được tỷ lệ sử dụng thời gian ở nông thôn lên 5% so với năm 1996, tập trung tăng mạnh ở các năm 1998 đến nay.

Số lao động không có việc làm ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao và lao động nông nghiệp là công việc chính của họ nên khi qua mùa vụ thì thường có nhiều hộ gia đình thiếu hoặc không có việc làm, đây là gánh nặng rất lớn của toàn bộ nhân dân và cán bộ các ngành các cấp trong huyện.

1.2. Thu nhập, mức sống của nhân dân trên địa bàn huyện

Mức sống của huyện còn thấp, số hộ nghèo đói toàn huyện năm 2001 là 3568 hộ chiếm 14,2% hộ dân cư trong huyện. Theo đánh giá sơ bộ thì trong tổng số 3.568 hộ thì số hộ dân tộc Tày, Dao chiếm tỷ lệ sớm nhất, tỷ lệ dân tộc kinh khá giả cao.

Thu nhập chính của các hộ trong huyện là sản phẩm sản xuất nông lâm nghiệp (trong nông nghiệp thì sản phẩm trồng trọt là chính. Trong lâm nghiệp thì thu lượng sản phẩm nghề rừng là chính). Giá trị ngày lao động của nông dân thấp khoảng 6-8 nghìn đồng/người/ngày.

Với mức này thì lao động của họ cũng chỉ đủ ăn từng bữa mà không có tích luỹ, tái sản xuất.

Biểu 17: Mức thu nhập bình quân của nhân dân huyện Chiêm Hoá

Hạng mục ĐVT 2000 2001

1. Thu nhập bình quân 1000đ 1854 1923

2. Lương thực bình quân Kg 247,65 258,54

3. Thịt hơi bình quân Kg 23,70 24,15

Một phần của tài liệu 239840 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w