Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu 239840 (Trang 34 - 37)

2.1 Quy mô, cơ cấu, chất lượng đấtđai.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 145.575 ha chiếm 20,90% diện tích tự nhiên của tỉnh. Huyện nằm trong địa hình núi cao, độ dốc lớn. Địa hình phức tạp, nên quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn hạn chế, quá trình này thể hiện ở việc sử dụng đất đai vào mục đích nông lâm nghiệp ở biểu sau:

Biểu 1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Chiêm Hoá năm 2000

Hạng mục Số lượng (Ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 145.575 100

I. Đất đang sản xuất nông nghiệp 11.681 8,02

1. Trồng cây hàng năm 8.794 6,04

2. Trồng cây lâu năm 754 0,51

3. Vườn tạp 1.771 1,24

4. Đất khác 362 0,24

II. Đất lâm nghiệp 90.907 62,44

1. Rừng tự nhiên 82.960 56,98

2. Rừng trồng 7.947 5,45

III. Đất chuyên dùng 1.755 0,51

1. Đất xây dựng 220 0,15

3. Thuỷ lợi + đất khác 621 0,42 IV. Đất ở 890 0,61 V. Đất chưa sử dụng 40.342 27,71 1. Đồi núi 35.990 24,72 2. Đất có mặt nước 6 0,004 3. Đất khác 4.346 2,98

Nguồn số liệu: Phòng thống kê huyện chiêm Hoá cung cấp.

Do địa hình của huyện có nhiều núi cao độ dốc lớn nên diện tích đất đai của huyện được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp tương đối lớn so với diện tích đất tự nhiên, chiếm 62,44%. Trong khi đó đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp lại không lớn, đất nông nghiệp 11.681 ha chiếm 8,02% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện.

Đất nông nghiệp bình quân đầu người của huyện là 912m2. Tuy nhiên sự phân bố lại không đồng đều giữa các xã trong huyện. Một thực tế là tuy diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người như vậy, nhưng đất đai ở đây đang bị xói mòn, bạc màu ở những nơi có độ dốc cao, mặt khác nhân dân lại chưa chủ động được nước tưới tiêu cho cây trồng, trình độ thâm canh nên gặp rất nhiều khó khăn về sản xuất nông- lâm- nghiệp.

Tuy tiềm năng đấ lâm nghiệp trong huyện còn rất lớn nhưng khả năng khai thác đưa vào sử dụng lại không cao vì để đưa đất đai hoang hoá vào sản xuất người nông dân phải tốn rất nhiều công sức, tiền của. Trong khi trình độ trang bị khoa học kỹ thuật của người dân lại rất thấp, vốn cho các công trình khai hoang, định canh, định cư lại không nhiều,...

2.2. Dân số và lao động

2.2.1. Dân số, lao động

Hiện nay toàn huyện có tổng dân số là 128.065 người với 26.415 hộ gia đình, bao gồm 22 hộ dân tộc anh em cùng chung sống, có 28 xã và 1 thị

trấn với 412 thôn bản, tổ dân phố, trong đó có 15 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, có số lao động nông nghiệp là 61.123 lao động.

Theo số liệu điều tra ngày 1/4/2000 tình hình dân số và lao động cho thấy, lao động của huyện là lao động trẻ khoẻ, cần cù, chịu khó, ham học hỏi. Nếu được đào tạo tốt thì đây là hạt nhân cơ bản của huyện để thoát cảnh đói nghèo.

2.2.2 Tình hình dân tộc

Biểu 2: Tình hình phân bố dân tộc của huyện Chiêm Hoá

Hạng mục Số hộ Nhân khẩu

1. Kinh 4715 17,84 14.145 11,04 2. Tày 12.388 46,89 49.552 38,69 3. Dao 6.382 24,16 44.541 34,77 4. Hmông 354 1,34 22.832 2,21 5. Nùng 1.768 6,69 12.376 9,66 6. Hoa 367 1,38 1.835 1,43 7. Khác 468 1,77 2.784 2,17 Tổng số 26.415 100 128.065 100

Nguồn: Số liệu phòng Thống kê huyện Chiêm Hoá cung cấp.

Dân tộc Tày và Dao chiếm tỷ lệ lớn trong huyện, dân tộc Tày chiếm 46,89%; Dao chiếm 24,16%, sinh sống chủ yếu ở vùng xa và nhiều nhất là ở xã Hồng Quang, Bình An. Dân tộc Hmông sống chủ yếu ở vùng núi cao, dân tộc Kinh sống chủ yếu ở các xã gầ n trung tâm huyện, và ở thị trấn Vĩnh Lộc.

Tỷ lệ dân tộc Kinh còn nhỏ chiếm 17,4% điều này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế của huyện vì người dân tộc Kinh có khả năng nắm bắt khoa học kỹ thuật nhanh, vì vậy họ là những hạt nhân kích thích đồng bào các dân tộc khác tiến hành sản xuất hàng hoá, xoá đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu 239840 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w