Đổi mới và tăng cường bộ máy quản lý Nhà nước về Bưu điện:

Một phần của tài liệu tình hình hội nhập quốc tế của Việt Nam (Trang 93 - 95)

IV. Những kiến nghị và giải pháp chủ yếu thực hiện chiến lược.

1. Về Phía Chính phủ.

1.1. Đổi mới và tăng cường bộ máy quản lý Nhà nước về Bưu điện:

Sự phát triển nhanh chóng cơ sở hạ tầng thông tin có sự phối hợp Viễn thông - điện tử - tin học cùng với việc mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông, mở rộng cạnh tranh trong nước, hội nhập quốc tế là điều kiện thuận lợi nhưng cũng đầy thử thách đòi hỏi xây dựng bộ máy quản lý Nhà nước về Bưu điện mạnh, tập trung thống nhất, có đủ năng lực và thẩm quyền cùng với các cơ quan Nhà nước hữu quan giúp Chính phủ:

+ Tạo môi trường pháp lý và các điều kiện cần thiết cho sự phát triển Bưu điện, đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích của người sử dụng Bưu điện và của các doanh nghiệp.

+ Đảm bảo cho cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia phát triển vững chắc và có hiệu quả.

+ Đảm bảo phổ cập các dịch vụ cơ bản, phục vụ công ích và cung cấp rộng rãi các dịch vụ khác.

+ Quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia, đặc biệt là tần số vô tuyến điện, kho số và thương quyền khai thác các dịch vụ, phát triển công nghiệp Bưu chính - Viễn thông tương ứng với phát triển mạng lưới và dịch vụ.

Kinh nghiệm của các nước cho thấy một mô hình quản lý Nhà nước phù hợp về thông tin bao gồm Bưu điện, tin học, phát thành truyền hình có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, chuẩn bị bước vào kỷ nguyên của xã hội thông tin. Mô hình như trên áp dụng tại các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, ... đã thực hiển rất tốt chức năng quản lý vĩ mô, góp phần đưa ngành Bưu điện những nước này phát triển không ngừng, đạt được những thành tựu to lớn. Mô hình này cũng đã được Trung Quốc áp dụng trong dịp sắp xếp lại cơ cấu Chính phủ mới đây, điều này cũng nói lên tính hợp lý của nó.

Theo ý kiến đánh giá tổng quan của Ban chỉ đạo chương trình quốc gia về công nghệ thông tin thì: ở nước ta tin học là một ngành kinh tế kỹ thuật mới, đang bước đầu hình thành và phát triển; Việc Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo chương trình Công

nghệ thông tin để tổ chức và chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn đầu là hợp lý, song đó chỉ là biện pháp tình thế, về lâu dài tổ chức này không thể làm thay chức năng của quản lý Nhà nước đối với một ngành kinh tế kỹ thuật, tin học ngày nay liên kết chặt chẽ với Viễn thông tạo ra nền tảng chung cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin của xã hội, cần có một cơ quan quản lý Nhà nước chịu trách nhiệm về sự phát triên cơ sở hạ tầng thông tin này.

Từ tình hình trên, bộ máy quản lý Nhà nước về Bưu điện đề nghị cần được đổi mới và tăng cường như sau:

1.1.1. Tổ chức lại Tổng cụ Bưu điện theo một trong 2 phương án sau:

Phương án 1: Nâng cấp Tổng cục Bưu điện thành Bộ Bưu điện và tin học Bộ bưu điện và tin học có chức năng quản lý Nhà nước cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông, tin học, truyền hình phát sóng phát thành truyền hình hoạt động trên cơ sở hạ tầng này và quản lý Nhà nước về tầm số vô tuyến điện.

Phương án 2: Giao cho Tổng cục Bưu điện quản lý thêm phần tin học và đổi tên thành Tổng cục Bưu điện và Tin học. Tổng cục Bưu điện và tín học có chức năng quản lý Nhà nước cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, các dịch vụ bưu chính Viễn thông và tin học hoạt động trên cơ sơ hạ tầng này và quản lý Nhà nước về tần số vô tuyến điện.

1.1.2. Bổ sung, kiện toàn cơ cấu tổ chức của Tổng cục phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Tổng cục theo các nội dung nói trên:

+ Để tăng cường việc nghiên cứu chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch... cần tách các chức năng này ra khỏi các vụ và thành lập viện nghiên cứu riêng.

+ Sắp xếp lại, đổi tên một số vụ hiện có, thành lập thêm một số vụ mới để quản lý các lĩnh vực mới như tin học, thông tin vô tuyến điện... Các vụ có nhiệm vụ đề xuất và thẩm định các nội dung cần nghiên cứu ,thể chế hoá thành các văn bản pháp quy để trình ban hành, hướng dẫn việc thực hiện, thực thi pháp luật thông qua việc cấp phép, thẩm định dự án, giám sát, kiểm tra, thanh tra, ... để thực thi các văn bản pháp quy

+Để tăng cường chức năng thực thi luật pháp và thừa hành công vụ sát với các địa phương, đề nghị thành lập thêm một số Bưu điện khu vực phụ trách địa bàn các tỉnh, thành phố đồng thời quy định phạm vì trách nhiệm, mối quan hệ giữa các cục này với các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, thành phố trong công tác quản lý Nhà nước về Bưu điện ở địa phương.

1.1.3. Về mối quan hệ giữa Bộ/Tổng cục Bưu điện và tin học với các bộ ngành liên quan

Từ mô hình quản lý Nhà nước về Internet, có thể rút ra mô hình quản lý thích hợp là có sự phân công các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan trong lĩnh vực thông tin liên lạc (Bưu chính Viễn thông), thông tin dữ liệu và đa phương tiện (qua hệ thống truyền thông máy tính) và thông tin quảng bá (phát thành, truyền hình) như sau:

- Bộ/ Tổng cục Bưu điện và tin học quản lý Nhà nước về mạng lưới và cung cấp dịch vụ.

- Bộ Văn hoá thông tin quản lý Nhà nước về nội dung thông tin. - Bộ Công an quản lý Nhà nước về bảo vệ an ninh, an toàn thông tin

Mô hình này đồng thời thực hiện với việc bãi bỏ chế độ quản lý khép kín trong từng ngành và chế độ chủ quản đối với các doanh nghiệp, các hãng hoạt động trong lĩnh vực thông tin Bưu điện, tin học, phát thành truyền hình; đảm bảo quyền tự chủ của các đơn vị này trong việc trực tiếp quản lý mạng lưới và các cơ sỏ vật chất kỹ thuật của mình và trong việc tổ chức hoạt động cung cấp các dịch vụ thông tin theo giấy phép do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp và theo các quy định của luật pháp.

Một phần của tài liệu tình hình hội nhập quốc tế của Việt Nam (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w