Nhóm các nước công nghiệp phát triển.

Một phần của tài liệu tình hình hội nhập quốc tế của Việt Nam (Trang 25 - 28)

IV. Kinh nghiệm và lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông các nước trong khu vực và trên thế giới.

1. Nhóm các nước công nghiệp phát triển.

Các nước ở Bắc Mỹ, cộng đồng Châu Âu và Nhật Bản hiện tại chiếm tới 75% dịch vụ Viễn thông thế giới.Các nước này có mạng Viễn thông hiện đại đã phát triển ra nhiều loại hình dịch vụ khác nhau từ các dịch vụ truyền thông như điện thoại, điện báo, Telex... tới các dịch vụ hiện đại như Internet, điện thoại ảo. Trong hiệp định về Viễn thông WTO/GATS, bắt đầu từ năm 1998, các nước này đã cam kết hoàn toàn cho các công ty nội địa và nước ngoài cạnh tranh tự do. Vậy nguyên nhân vào đã khiến cho các nước này chiếm một vị trí to lớn trong thị trường Viễn thông cũng như họ cam kết tự do thị trường dịch vụ Viễn thông sớm như vậy.

Nguyên nhân thứ nhất: Các nước này hiện tại vẫn là những nước chủ yếu sản xuất các thiết bị Viễn thông và có khả năng thay đổi nhanh chóng công nghệ Viễn thông tiên tiến. Hiện tại, các chỉ tiêu Viễn thông trên thế giới được xây dựng theo 3 tiêu chuẩn: Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Do vậy muốn hay không muốn tất cả các nước

trên thế giới đều phải sử dụng công nghệ này để phát triển dịch vụ Viễn thông cho đất nước mình. Viễn thông Việt Nam trong giai đoạn đổi mới và hiện đại hoá (1987-1995) cũng đã sử dụng công nghệ Viễn thông theo tiêu chuẩn của Châu Âu . Mặt khác, công nghệ Viễn thông của các nước này ngày càng mang tính toàn cầu, phù hợp với xu thế tự do hoá thị trường Viễn thông trên thế giới. Các công nghệ mới như Internet, vệ tinh quỹ đạo thấp, thông tin cá nhân... là những công nghệ giúp cho tự do hoá Viễn thông trên toàn thế giới ngày một dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đây là lý do rất quan trọng để thực hiện xoá bỏ biên giới các quốc gia và thi hành chính sách toàn cầu trong thương mại để thống trị thế giới một cách hoà bình của các nước phát triển.

Nguyên nhân thứ hai: Đó là hoạt động của các công ty xuyên quốc gia về lĩnh vực Viễn thông. Hầu hết các công ty xuyên quốc gia (MNCs) về lĩnh vực Viễn thông hàng đầu trên thế giới đều thuộc về các nước này. Các công ty như ATT, MCI (Hoa Kỳ); NTT, KDD (Nhật Bản); BT (Anh); FT (Pháp); Telia (Thuỵ điển)... có năng lực tài chính rất lớn, hàng năm đầu tư hàng chục tỉ USD để phát triển Viễn thông trong nước cũng như ngoài nước. Một thực tế cho thấy, thị trường Viễn thông kể các dịch vụ và công nghiệp đều do các công ty này kiếm soát và chi phối, các công ty con của các MNCs này có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới tạo thành một mạng lưới Viễn thông toàn cầu. Mặt khác, MNCs được hoạt động trong môi trường cạnh tranh quốc tế trong thời gian dài. Do vậy các công ty này có rất nhiều kinh nghiệm trong quản lý, khai thác và cung cấp dịch vụ Viễn thông.

Nguyên nhân thứ ba: Đó là việc tự do hoá trong Viễn thông của các nước này được thực hiện sau một thời gian chuẩn bị dài và kỹ lưỡng tất cả các mặt, cũng như môi trường pháp lý về Viễn thông.

Sau vòng đàm phán Uruguay/WTO về hiệp định Viễn thông cơ bản thì các nước này sẽ thu được lợi ích nhiều nhất. Tuy M.F.N là nguyên tắc cơ bản của WTO, những "chế độ có đi có lại" lại giữ vị trí rất quan trọng trong đàm phán song phương, trong dó các nước này đều cam kết mở cửa, cạnh tranh toàn bộ trên thị trường Viễn thông đối với tất cả các loại hình dịch vụ Viễn thông cơ bản từ nội hạt, đường dài đến quốc tế để ép buộc các nước khác phải mở cửa thị trường khi, biết rằng các công ty của nước đó khó có khả năng thâm nhập vào thị trường của họ. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền kiểm soát của các công ty nội địa đối với thị trường trong nước thì các nước này đã thực hiện biện pháp giới hạn mức vốn đầu tư nước ngoài trong các công ty khai thác nội địa như:

+ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha hạn chế vốn nước ngoài là 25%, Pháp 20%, Canada 46,7%; Nhật Bản là 20% đối với các công ty lớn nhất của họ là NTT và KDD.

+ Mỹ phân loại công ty và có áp dụng hình thức giới hạn vốn nước ngoài cụ thể là không cấp phép khai thác cho công ty của Mỹ có thêm 20% vốn nước ngoài hoặc phía nước ngoài giữ quyền chi phối hoạt động của công ty; duy trì một số đặc quyền cho một số nhà khai thác như công ty COMSAT độc quyền về các tuyến kết với Intelsat và Immarsat. Ngoài ra Hoa kỳ còn bảo lưu dịch vụ truyền tín hiệu vệ tinh một chiều DTH, dịch vụ truyền hình DSB và dịch vụ audio số cho các công ty số trong nước.

Để xem xét kỹ càng hơn chúng ta hãy tìm liệu lộ trình mở cửa và hội nhập của một số nước, cụ thể như sau:

1.1. Nhật Bản.

Thời kỳ mở cửa và tự do hoá thị trường Viễn thông của Nhật Bản được bắt đầu từ năm 1985 với việc ban hành chính sách cho phép thị trường Viễn thông được tự do hoá cả trong nước và quốc tế. Công ty Viễn thông công cộng NTT được tư nhân hoá. Chính phủ Nhật Bản đã phân chia NTT thành 3 công ty để đưa cạnh tranh vào Viễn thông đó là hai công ty nội hạt (Đông và Tây) và một công ty khai thác đường dài. Mặc dù NTT có 3 đơn vị khai thác riêng biệt nhưng cổ phần vẫn liên quan đến nhau dưới quyền kiểm soát của NTT.

NTT chiếm 100% thị phần điện thoại nội hạt và 70% thị trường đường dài trong nước. Tuy nhiên về khai thác nội hạt thì bắt đầu từ năm 1996 Bộ Bưu điện (MPT) cho phép thêm các công ty tham gia vào. Trong đó có các công ty Điện lực được phép cung cấp các dịch vụ điện thoại nội hạt trên mạng của mình và đã bắt đầu cung cấp dịch vụ cho các khách hàng kinh doanh. Về thị trường đường dài trong nước hiện tại mặc dù NTT chiếm tới 70% thị phần nhưng đã xuất hiện các đối thủ cạnh tranh với NTT là DDI, Japan telecom và Telway Japan.

Còn về dịch vụ quốc tế hiện tại Nhật Bản có 3 công ty đang khai thác đó là KDD với thị phần 67%, ITJ 17% và IDC 16%. Các công ty này đều được tư nhân hoá, tuy nhiên Chính phủ vẫn nắm cổ phần chi phối.

Dịch vụ bán lại phát triển rất mạnh ở Nhật Bản thu hút đủ các thành phần kinh tế tham gia. Theo tạp chí Global Telecom Business thì năm 1995 có hơn 2100 công ty khai thác dịch vụ bán lại với khoảng 100 công ty mới xâm nhập thị trường mỗi năm.

Các công ty nước ngoài được phép hoạt động kinh doanh dịch vụ Viễn thông tại thị trường Nhật Bản bắt đầu từ năm 1989 và được phép mua cổ phần trong các công ty của Nhật Bản. Tuy nhiên Chính phủ Nhật Bản cũng chỉ cho phép phần vốn nước ngoài trong hai Công ty NTT và KDD là 20%. Ngoài các công ty bị giới hạn thì chính phủ Nhật mở cửa hầu hết thị trường dịch vụ Viễn thông.

1.2. Pháp.

Trước năm 1994 thị trường dịch vụ cơ bản của Pháp được độc quyền bởi Công ty Franch Telecom, một công ty 100% vốn sở hữu Nhà nước. Còn các dịch vụ giá trị gia tăng VAS, CPE và di động thì được tự do cạnh tranh. Tuy nhiên thị trường dịch vụ cơ bản được tự do hoá bắt đầu từ năm 1994 với việc Franch Telecom được tư nhân hoá. Trong khi quá trình tư nhân hoá của Franch Telecom đang được tiến hành thì Tổng Cục Bưu điện (DGPT) cấp thêm giấy phép hoạt động cho các công ty khai thác nội địa, đó là các công ty.

+ MFS Worldcom, một công ty cung cấp truy nhập cạnh tranh của Mỹ cung cấp dịch vụ tại thành phố Pari.

+ Colt một công ty cung cấp truy nhập cạnh tranh của Anh.

+ Cogetel là một chi nhánh Viễn thông của Tổng công ty nước - liên minh với British Telecom.

+ Telecom Development, một chi nhánh của đường sắt Pháp (SNSF), có mạng quốc gia chạy dọc theo đường sắt.

+ Ponygues và STET đã thành lập một liên doanh nhằm vào Viễn thông cố định ở các khu đô thị.

Trong cam kết GATS/WTO Pháp bắt đầu tự do hoá toàn bộ thị trường Viễn thông cơ bản vào tháng 1/1998 đối với tất cả các phần của thị trường (nội hạt, đường dài và quốc tế). Đối với các dịch vụ vô tuyến, dịch vụ phát sóng, Chính phủ Pháp đã hạn chế 20% cổ phần các công ty nước ngoài.

Một phần của tài liệu tình hình hội nhập quốc tế của Việt Nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w