Các nước công nghiệp mới.

Một phần của tài liệu tình hình hội nhập quốc tế của Việt Nam (Trang 28 - 30)

IV. Kinh nghiệm và lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông các nước trong khu vực và trên thế giới.

2. Các nước công nghiệp mới.

Các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan... là những nước có Viễn thông tương đối phát triển. Trong hiệp định GATS/WTO về dịch vụ Viễn thông, cam kết của các nước này tập trung vào các điểm chính sau:

+ Bảo vệ và duy trì vị trí hơn hẳn các công ty của mình đối với thị trường trong nước, như Singapore duy trì các đặc quyền cho các công ty trong nước đến năm 2000, Hàn Quốc đến 2001 và giới hạn mức vốn nước ngoài là 49%.

+ Chỉ mở cửa đối với các dịch vụ mà các công ty trong nước đã đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài và việc cạnh tranh sẽ không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu Viễn thông của nước đó hoặc đối với các dịch vụ mà điều kiện khai thác khó khăn, các dịch vụ không chiếm tỉ trọng lớn trong nguồn thu Viễn thông. Thí dụ như Hàn Quốc, hiện chỉ có cạnh tranh hoàn toàn đối với "dịch vụ bán lại" (là dịch vụ trong

đó công ty khai thác Viễn thông cung cấp trên cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty trong nước), cụ thể một số nước sau:

2.1. Singapore.

ở quốc đảo Singapore trước năm 1989, thì ngành Viễn thông do Nhà nước kiểm soát và quản lý và công ty Singapore Telecom hầu như độc quyền trong khai thác dịch vụ Viễn thông cả dịch vụ giá trị gia tăng lẫn dịch vụ cơ bản. Nhưng đứng trước xu hướng tự do hoá thương mại dịch vụ năm 1989 chính phủ Singapore thực hiện cải tổ hệ thống Viễn thông theo hướng tư nhân hoá. Mở đầu cuộc cải tổ là sắp xếp lại tổ chức, cơ cấu của công ty Singapore Telecom nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng.

Ngày 1/4/1992, quốc hội Singapore đã ra sắc lệnh thành lập 3 công ty.

- TAC là cơ quan quản lý, khuếch trương và phát triển ngành công nghiệp Bưu chính - Viễn thông.

- Singapore Telecom là công ty Viễn thông công cộng được khoán thầu (vẫn lấy tên là Singapore Telecom)

- Singapore Post là công ty Bưu chính công cộng.

Trong quá trình tư nhân hoá, cổ phiếu Công ty Singapore Telecom phần lớn thuộc sở hữu Nhà nước. Trong tổng số cổ phiếu của công ty Singapore Telecom thì chỉ có 11% là của tư nhân trong nước và nước ngoài, còn lại là thuộc Chính phủ.

Tuy nhiên trong kinh doanh dịch vụ Viễn thông giá trị gia tăng, chính phủ Singapore cho phép cạnh tranh tự do, các công ty nước ngoài, trong nước đều có quyền khai thác.

Còn trong cung cấp dịch vụ cơ bản, từ nay đến năm 2000 sẽ có thêm 2 công ty khai thác sẽ được cấp giấy phép. Mở cửa thị trường điện thoại và dữ liêu di động, dịch vụ vô tuyến trung kế, dịch vụ nhắn tin vào tháng 4/2000. Các dịch vụ bán lại nội hạt và quốc tế đối với cá dịch vụ điện điện thoại số liệu, TSDN được tự do cạnh tranh. Hạn chế vốn nước ngoài là 49% đối với các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Đến năm 2007, thị trường dịch vụ Viễn thông Singapore sẽ được tự do hoá hoàn toàn.

2.2. Hàn Quốc.

Korea Telecom (KT) vẫn là nhà cung cấp của Chính phủ chi phối dịch vụ Viễn thông cơ bản của Hàn Quốc đến tận những năm 80. Năm 1990, Bộ Bưu điện và thông tin Hàn Quốc (MIC) lần đầu tiên cho phép tiến hành cạnh tranh và một chế độ song quyền được hình thành trong thị trường dịch vụ Viễn thông quốc tế với sự tham gia của công ty DACOM. Năm 1992, MIC cho phép tiến hành cạnh tranh trong thị trường

dịch vụ nhắn tin vô tuyến.Còn thị trường điện thoại di động tế bào được bắt đầu từ năm 1994 và thị trường dịch vụ điện thoại đường dài bắt đầu từ năm 1995. Năm 1996, MIC chọn 27 nhà cung cấp dịch vụ mới trong số 7 dịch vụ, trong đó có dịch vụ thông tin cá nhân.

Năm 1997, MIC khuyến khích cạnh tranh phù hợp với thoả thuận Viễn thông cơ bản của WTO bắt đầu có hiệu lực từ năm 1998. Tháng 6/1997, MIC chọn thêm 10 nhà cung cấp dịch vụ nữa tham gia vào 5 khu vực dịch vụ, trong đó có dịch vụ điện thoại nội hạt, dịch vụ vô tuyến trung kế (TRS), dịch vụ cho thuê đường dây và cho phép tiến hành cạnh tranh trong tất cả các thị trường Viễn thông cơ bản. Tháng 3/1997, chính phủ cho phép đưa vào sử dụng dịch vụ GMPCS và đến tháng 9 cấp phép cho 3 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này. Tháng 7, MIC sửa đổi cách phân loại các nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông và đưa ra bảng xếp loại các nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông đặc biệt như: Voice resale, điện thoại qua Internet và thị trường giữa các doanh nghiệp. Tháng 3/1998, 36 nhà cung cấp dịch vụ có sở hữu thiết bị, 20 nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông đặc biệt và 1005 nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng bắt đầu bước vào cạnh tranh. Còn về vấn đề sở hữu của nước ngoài trong lĩnh vực Viễn thông thì từ 1/1/ 1998 đến 31/12/2000, Hàn Quốc sẽ cho phép tăng phần sở hữu của phía nước ngoài trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông có thiết bị, trừ Korea Telecom (KT) lên mức cao nhất là 33%. Từ 1/1/2001, chính phủ Hàn Quốc sẽ cho phép phần sở hữu này của phía nước ngoài lên đến mức các nhất là 49%. Tuy nhiên, phần sở hữu tối đa của cá nhân, đối với cả quốc tịch Hàn Quốc và nước ngoài, vẫn là 10% đối với các dịch vụ hữu tuyến và 33% đối với dịch vụ vô tuyến. Còn đối với KT mức trần sở hữu của phía nước ngoài được nâng lên đến 20% năm 1998 và 33% năm 2001 nhưng mức trần của một cá nhân vẫn là 3%.

Tóm lại, quá trình tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông của các nước này được tiến hành từng bước. Đầu tiên cho phép tự do hoá thị trường trong nước bằng cách cấp phép cho thêm các nhà khai thác dịch vụ mới trong nước. Sau đó mới tiến hành mở cửa nhưng còn ở mức dè dặt. Việc mở cửa, cạnh tranh bị giới hạn dịch vụ, trong dịch vụ lại giới hạn tiếp về phạm vi. Các nước này đều dành khoảng thời gian hợp lý để các công ty trong nước có thời gian chuẩn bị cho việc cạnh tranh cũng như nắm giữ nốt các phần còn lại của thị trường nội địa trước khi mở cửa cho cạnh tranh quốc tế. Đối với các công ty chủ chốt thì Chính phủ vẫn nắm cổ phần chi phối.

Một phần của tài liệu tình hình hội nhập quốc tế của Việt Nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w