Các doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác, cung cấp dịch vụ Viễn thông

Một phần của tài liệu tình hình hội nhập quốc tế của Việt Nam (Trang 51 - 57)

III. Tổ chức quản lý và môi trường pháp lý.

1. Về tổ chức quản lý

1.2. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác, cung cấp dịch vụ Viễn thông

Tần số vô tuyến diện, xử lý các vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật .Kiểm tra, thanh tra về việc chấp hành luật pháp, chính sách và các quy định của Tổng cục Bưu điện về quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực Bưu chính Viễn thông và Tần số vô tuyến điện trong phạm vi cả nước

+ Kiểm soát việc sử dụng các thiết bị phát sóng và tần số vô tuyến điện, xử lý các can nhiễu theo quy định của pháp luật

+ Giải quyết theo thẩm quyền việc khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân trong nước về hoạt động Bưu chính -Viễn thông

1.1.7 Thực hiện chức năng quản lý nhà Nước đối với các doanh nghiệp Bưu chính -Viễn thông và một số quyền của chủ sở hữu Nhà nước đối với các doanh nghiệp về Bưu chính -Viễn thông theo quy định của Chính phủ

(Xem sơ đồ I tổ chức Tổng cục Bưu điện)

1.2. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác, cung cấp dịch vụ Viễn thông Viễn thông

1.2.1 Về tổ chức thị trường Viễn thông.

Trong một thời gian dài do điều kiện đặc thù của ngành Viễn thông, cũng như do điều kiện, môi trường kinh tế, việc kinh doanh, khai thác các dịch vụ Viễn thông là do Nhà nước độc quyền và thực hiện độc quyền công ty, chỉ có doanh nghiệp Nhà nước là Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này. Trong thời gian này, Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đã đảm nhiệm tốt việc phục vụ các nhiệm vụ chính trị, thực hiện tốt giai đoạn I tăng tốc phát triển Bưu Chính -Viễn thông Việt Nam. Tới năm 1995, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và nhu cầu sử dụng dịch vụ Viễn thông của người tiêu dùng trong xã hội ngày càng tăng. Chính phủ đã cho phép thành lập hai Công ty 100% vốn nhà nước được tham gia vào thị trường khai thác dịch vụ Viễn thông đó là:

+ Công ty điện tử Viễn thông quân đội(VIETEL) là một công ty trực thuộc Bộ quốc phòng, được phép thiết lập mạng và cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ Internet và một số dịch vụ cơ bản (điện thoại nội hạt sử dụng công nghệ vô tuyến điện, điện thoại di động, nhắn tin, điện thoại trung kế vô tuyến).

+ Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính - Viễn thông Sài Gòn (GBT): GPT gồm 11 cổ đồng gồm các cơ quan Nhà nước do VNPT dẫn đầu. Công ty này được phép thiết

lập mạng và cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ Internet và một số dịch vụ cơ bản (điện thoại nội hạt sử dụng công nghệ vô tuyến cố định, điện thoại di động, nhắn tin.)

Như vậy, trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Viễn thông đã bắt đầu xuất hiện cạnh tranh. Tuy nhiên cho đến nay Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam hiện vẫn là doanh nghiệp chủ đạo, độc quyền về mạng lưới cũng như khách hàng. Về mặt pháp lý từ nay đến năm 2000 trong lĩnh vực khai thác và cung cấp dịch vụ Viễn thông vẫn thực hiện độc quyền Nhà nước. Chỉ có doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước được phép tham gia vào thị trường này.

Còn trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet thì có 5 Công ty tham gia ngoài 3 công ty trên thì còn có thêm 2công ty sau:

+ Công ty phát triển đầu tư công nghệ - FPT: Đây là công ty trực thuộc Bộ KHCN - MT.

+ Net Nam là công ty trực thuộc Viện công nghệ thông tin - trung tâm khoa học công nghệ quốc gia.

Ngoài ra còn có 9 nhà cung cấp thông tin lên Internet . Đó là Cinet của Bộ Văn hoá thông tin; Phương Nam của trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam; Công ty Pacrim; FPT Vnn của VDC (Công ty điện toán và truyền số liệu); Thông tấn xã Việt Nam; Tổng cục Bưu điện; Trung tâm thông tin Bưu điện thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Các nhà cung cấp nội dung thông tin trên Internet được mở nhiều Website trong nước và giới thiệu ra nước ngoài.

1.2.2. Về cơ chế quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Mặc dù hiện tại trên thị trường đã có 3 công ty được khai thác và cung cấp dịch vụ Viễn thông. Nhưng hai công ty Điện tử Viễn thông quân đội và công ty dịch vụ Bưu chính - Viễn thông Sài Gòn mới được cấp phép cung cấp một số dịch vụ do vậy đến nay hầu như chưa có các hoạt động gì đáng kể trong thị trường dịch vụ. Cho nên về cơ chế quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh ở đây chủ yếu là xét từ Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Bắt đầu từ năm 1995 Chính phủ ra quyết định 249/TTG thành lập Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam theo mô hình Tổng công ty 91, là một trong 18 Tổng công ty mạnh của Việt Nam hiện nay. Hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành

đều do Chính phủ đề cử. Hiện tại hạch toán kinh doanh của Tổng công ty gồm có hai khối:

+ Khối phụ thuộc: Gồm có 61 Bưu điện tỉnh thành, Công ty VTN, Công ty VTI, Công ty VPS, Công ty VDC.

+ Khối hạch toán độc lập: Gồm có các đơn vị công nghiệp, các đơn vị xây lắp, các công ty Thương Mại, Công ty VM3, công ty Tem.

(Xem sơ đồ II)

Trong thời gian qua, Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đã có những đổi mới nhất định trong cơ chế quản lý như tiếp tục mục tiêu hoàn thiện mô hình Tổng công ty 91 và mở ra các lĩnh vực kinh doanh mới cho Tổng công ty, đồng thời tích cực triển khai công tác đổi mới doanh nghiệp, cổ phần hoá theo chính sách của Đảng và Nhà nước hướng tới xây dựng tập đoàn Bưu chính - Viễn thông mạnh. Do vậy Tổng công ty đã đạt được hiệu quả khá trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 1991 tài sản cố định của Tổng công ty là 497 tỷ đồng, vốn kinh doanh 465 tỷ, doanh thu 497 ty, lợi nhuận 46 tỷ, nộp ngân sách 50 tỷ. Đến năm 1997 tài sản cố định của Tổng công ty là 9909 tỷ, vốn kinh doanh 6365 tỷ, doanh thu đạt 9437 tỷ, lợi nhuận 237 tỷ, nộp ngân sách 1702 tỷ đồng.

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của Tổng cục Bưu điện Thủ tướng Chính phủ Tổng cục trưởng Phó Tổng cục trưởng Phó Tổng cục trưởng Văn phòng Vụ chính sách Bưu điện Vụ KHCN và HTQT Vụ kinh tế và kế hoạch Vụ tổ chức cán bộ Thanh tra tổng cục

Cục tần số vô tuyến điện Cục bưu điện khu vực 2 Cục bưu điện khu vực 3

Trung tâm thông tin Nhà xuất bản Bưu điện

Biểu đồ 2: Doanh thu từ các hoạt động Bưu chính - Viễn thông giai đoạn 1991 - 1997. 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Ty dong 552 1038 1890 3254 4723 6977 9383

(Báo cáo quyết toán hàng năm của tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam các năm 1991 đến 1997)

Biểu đồ 3: Nộp ngân sách Nhà nước giai đoạn 1991 - 1997.

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Ty dong 87 167 283 521 611 1035 1705

(Nguồn: Báo cáo quyết toán hàng năm của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam các năm 1991 đến 1997).

Thực tế cho thấy, doanh thu của khối hạch toán phụ thuộc từ hoạt động Bưu chính - Viễn thông chiếm gần 90% tổng doanh thu. Còn doanh thu dịch vụ Viễn thông

ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Năm 1991 doanh thu dịch vụ Viễn thông chiếm 79,7% trong tổng doanh thu Bưu chính - Viễn thông, đến năm 1997 là 95,2%.

Bảng 4: Tỷ trọng dịch vụ Viễn thông giai đoạn 1991 - 1997

Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997

Tỷ trọng% 79,7 87,4 91,5 93,2 94,22 94,6 95,2

(Nguồn: Báo cáo thống kê của Tổng cục Bưu điện giai đoạn 1991 - 1995 và báo cáo Tổng kết công tác hai năm 1996 - 1997 của tổng công ty Bưu chính –Viễn thông

Việt Nam).

1.2.3 Vốn đầu tư và cơ cấu sở hữu vốn trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông.

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông hoạt động theo mô hình doanh nghiệp Nhà nước hoặc công ty cổ phần 100% vốn Nhà nước. Còn các công ty nước ngoài tham gia đầu tư khai thác dịch vụ Viễn thông dưới dạng hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Do vậy vốn đầu tư trong các doanh nghiệp này chủ yếu là nguồn vốn nước ngoài, nếu là nguồn vốn trong nước thì chủ yếu vẫn là nguồn vốn ngân sách, vốn tự bổ sung và nguồn vốn vay ngân hàng. Còn nguồn vốn từ các -thành phân kinh tế khác trong nước tham gia đầu tư vào lĩnh vưc dịch vụ rất hạn chế. Để xem xét một cách cụ thể hơn, chúng ta hãy xét tình hình huy động vốn đầu tư trong Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông. Tại vì cho đến hiện nay Tổng công ty Bưu chính Viễn thông vẫn chiếm tới 95% số vốn. Cụ thể như sau:

1.2.3.1 Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách (kể cả lợi nhuận để lại).

Trước những năm 1990, vốn hoạt động của ngành Bưu điện (vì trước năm 1990 chưa thành lập Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông) chủ yếu dựa vốn ngân sách Nhà nước.Năm 1991,vốn ngân sách chiếm 17,7% so với tổng số nguồn vốn.Nhưng bắt đầu từ năm 1992, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông không còn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn ngân sách nhà nước, công ty đã thực hiện tự chủ trong việc thu hút vốn, đa dạng hoá các nguồn vốn. Tỷ trọng vốn từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước ngày càng nhỏ. Bình quân 7 năm, từ 1991 đến năm 1997, vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông là 5,48% còn lại 94,52% huy động từ các nguồn vốn khác.

Một phần của tài liệu tình hình hội nhập quốc tế của Việt Nam (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w