Cơ cấu chung của một văn bản HĐKT

Một phần của tài liệu VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (Trang 128 - 130)

. T/M CBCN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

7.3.4. Cơ cấu chung của một văn bản HĐKT

*Phần mở đầu -Quốc hiệu

Riêng hợp đồng mua bán ngoại thương không ghi quốc hiệu vì các chủ thể thường có quốc tịch khác nhau.

-Số và ký hiệu

Ghi dưới tên văn bản -Tên hợp đồng

Lấy tên hợp đồng theo chủng loại cụ thể Ví dụ: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa -Những căn cứ xác lập hợp đồng

Phải nêu các văn bản pháp quy của Nhà nướ điều chỉnh lĩnh vực HDKT như Pháp lệnh, Nghị quyết, Quyết định… Phải nêu cả văn bản hướng dẫn, nêu sự thỏa thuận của hai bên chủ thể trong các cuộc họp bàn về hợp đồng trước đó.

-Thời gian, địa điểm ký hợp đồng.

Đây là phần quan trọng vì nó đánh dấu mức thiết lập HĐKT. *Phần thông tin về chủ thể hợp đồng

Phần này bao gồm nội dung sau:

-Tên đơn vị hoặc cá nhân tham gia HĐKT

Cơ sở cần chú ý: để loại trừ khả năng bị lừa đảo, các bên kiểm tra lẫn nhau về tư cách pháp nhân hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh của đối tác,

kiểm tra xem các tổ chức này có ở diện bị vỡ nợ hay bị đình chỉ hoạt động kinh doanh không.

-Địa chỉ doanh nghiệp

Phần này phải ghi đầy đủ, chi tiết -Trụ sở

-Số điện thoại, telex, fax -Số tài khoản

Ở đây cần có sự kiểm tra để biết chính xác về số tài khoản dư nợ ở ngân hàng.

-Người đại diện ký kết

Người đại diện ký kết là người có thẩm quyền cao nhất hoặc người đứng tên trong giấy phép kinh doanh.

*Phần nội dung HĐKT

Đây là phần chủ yếu cảu HĐKT. Nội dung HĐKT ràng buộc trách nhiệm các bên ký kết. Các điều khoản do các bên ký kết hợp đồng thỏa thuận định ra. Nhìn chung các điều khoản này có thể chia thành các loại sau:

-Điều khoản chủ yếu: Đây là những điều khoản bắt buộc phải có để hình thành nên một loại hợp đồng cụ thể. Chẳng hạn, hợp đồng mua bán hàng hóa gồm các điều khoản chủ yếu là số lượng hàng, chất lượng, quy cách hàng hóa, giá cả, điều kiện giao nhận hàng, phương thức thành toán.

-Điều khoản thường lệ: là những điều khoản đã được pháp luật điều chỉnh. Các bên có thể ghi hoặc không ghi vào hợp đồng.

-Điều khoản tùy nghi: là những điều khoản do các bên tự thỏa thuận với nhau khi chưa có quy định của Nhà nước hoặc đã có quy định cảu Nhà nước nhưng các bên được phép vận dụng linh hoạt và tất nhiên là không trái với pháp luật.

*Phần ký kết HĐKT

-Về số lượng: xuất phát từ mục đích như quan hệ giao dịch, lưu trữ mà định ra số văn bản cần soạn thảo.

-Đại diện các bên ký kết: Các bên cử một người đại diện ký. Thông thường thủ trưởng cơ quan hay người đứng tên trong giấy phép đăng ký kinh doanh ký tên. Pháp luật cho phép ủy quyền cho người khác ký. Việc ký kết hợp đồng có thể thực hiện gián tiếp. Bên soạn thảo hợp đồng ký trướ, chuyển cho bên đối tác, nếu thỏa thuận với nội dung bên kia đưa ra thì ký vào hợp đồng. Trường hợp này cũng có giá trị như trường hợp trực tiếp gặp nhau ký kết.

Một phần của tài liệu VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w