Soạn thảo chỉ thị

Một phần của tài liệu VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (Trang 72 - 74)

. T/M CBCN

2. Nghị định này thay thế:

5.5. Soạn thảo chỉ thị

5.5.1. Khái niệm

Chỉ thị là văn bản của lãnh đạo dùng để truyền đạt chủ trưởng, chính sách, biện pháp quản lý đến cấp dưới theo hệ thống và giao nhiệm vụ, đôn đốc để mọi hoạt động quản lý đi vào nề nếp.

Cần lưu ý: Những cơ quan không có cấp dưới theo hệ thống thứ bậc hành chính không ban hành chỉ thị. Chỉ thị khác Quyết định là không đề ra chính sách mới.

Trong một Chỉ thị có quy phạm pháp luật.

5.5.2. Thẩm quyền

Các cá nhân và cơ quan sau có thẩm quyền ban hành Chỉ thị: *Thủ tướng Chính phủ

*Bộ trưởng

*Ủy ban nhân dân

5.5.3. Bố cục

Chỉ thị được soạn dưới dạng “văn xuôi chương mục” *Phần mở đầu

-Nêu mục đích việc ra Chỉ thị -Hoặc nêu căn cứ pháp lý

-Hoặc nêu trực tiếp tình hình mà Chỉ thị đề cập -Có thể kết hợp cả ba phần trên vào một Chỉ thị *Phần nội dung chỉ đạo

-Có thể chia thành chương mục

-Nêu khuyết điểm, thuận lợi, khó khăn -Nêu mệnh lệnh, chủ trương

-Giao nhiệm vụ, mục tiêu cần phải đạt cho cấp dưới. *Phần tổ chức thực hiện

-Giới hạn thời gian thực hiện

-Quyết định chế độ tổng kết, thỉnh thị, báo cáo.

Trên đây là bố cục nội dung của một Chỉ thị. Song với quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ và phạm vi của từng chủ thể quản lý(có thẩm quyền ban hành Chỉ thị) sẽ có những đặc điểm riêng.

+ Chỉ thị cảu Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ, với tư cách là người đứng đầu Chính phủ - cơ quan hành chính cao nhất, ban hành Chỉ thị để chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn, phối hợp hành động của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thực hiện chương trình, chính sách, luật pháp Nhà nước và các Quyết định của Chính phủ.

+ Chỉ thị của Bộ trưởng

Bộ trưởng ban hành Chỉ thị để đè ra chủ trương, biện pháp và chỉ đạo các cơ quan đơn vị thuộc quyền thực hiện Quyết định, chủ trương, luật pháp thuộc lĩnh vực công tác của ngành. Giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Ban hành Chỉ thị nhằm giải quyết các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Bộ, cơ quan ngang Bộ đã được luật pháp quy định.

+ UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Chỉ thị để truyền đạt và chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách của trung ương, các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và Quyết định của ủy ban nhân dân tỉnh trong trường hợp không cần thiết phải ban hành Quyết định. Cơ quan cấp trên ban hành Chỉ thịi để giao trách nhiệm cho cơ quan hành chính cấp dưới thực hiện chủ trương công tác.

Ví dụ:

Mẫu Chỉ thị của Ủy ban nhân dân thành phố

Một phần của tài liệu VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w