Quy tắc cơ cấu văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (Trang 52 - 55)

. T/M CBCN

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ CÁCH SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

5.1.2. Quy tắc cơ cấu văn bản quy phạm pháp luật

*Văn bản lập pháp (Luật, Pháp lệnh) -Phần mở đầu của văn bản lập pháp Gồm 2 điều cơ bản sau:

+ Căn cứ pháp lý:

Căn cứ pháp lý là điều, khoản, chương, mục của văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn làm cơ sở pháp luật cho việc ban hành văn bản lập pháp . Căn cứ pháp lý để ban hành Luật, Pháp lệnh là các điều của Hiến pháp.

+ Lý do ban hành:

Đưa ra lý do ban hành chính là khẳng định sự cần thiết, lẽ đương nhiên và mục đích của văn bản. Điểm thứ hai này được bắt đầu bằng từ “để” hoặc “nhằm”.

*Văn bản lập quy -Phần mở đầu

Phần này bao gồm 6 điểm:

+ Điểm thứ nhất: Tên văn bản gắn liền với tên cơ quan có thẩm quyền ban hành.

+ Điểm thứ hai: Căn cứ pháp lý.

Mỗi văn bản pháp quy đều lấy những điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn làm căn cứ pháp luật.

+ Điểm thứ ba: Căn cứ thẩm quyền.

Văn bản pháp quy do nhiều cơ quan ban hành nên phải viết rõ căn cứ pháp lý quy định cho cơ quan quyền ban hành.

+ Điểm thứ năm: Thủ tục ban hành.

Đưa ra căn cứ để minh chứng rằng văn bản đã được chuẩn bị, xem xét và thông qua theo đúng trình tự thủ tục quy định.

+ Điểm thứ sáu: Ban hành theo đề nghị nào.

Cấp dưới đề nghị cấp trên ban hành Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư thì phần mở đầu được diễn đạt theo lối “văn xuôi pháp luật” chứ không theo văn “điều khoản”.

*Phần nội dung

Đây là phần chủ yếu của văn bản, trong đó ghi nhận các quy phạm pháp luật thể hiện nội dung của các Quyết định có tính quyền lực pháp lý, có hiệu lực bắt buộc thi hành.

Luật, Bộ luật

Bộ, Luật bao gồm số lượng lớn các điều khoản thì được chia thành phần, chương , mục.

-Phần:Điều chỉnh một phạm vi rộng các quan hệ xã hội. Đánh số thứ tự La Mã: I,II,III…

-Chương: Điều chỉnh một bộ phận các quan hệ xã hội trong phần Đánh số thứ tự La Mã: I,II,III…

-Mục: Điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội trong chương được đánh thứ tự bằng chữ cái in hoa: A, B, C…

-Điều: Đề cập đến mối quan hệ xã hội, được đánh số thứ tự Ả rập:1,2,3…

Điều có thể được chia thành đoạn, mỗi đoạn nên đánh số thứ tự bằng chữ cái in thường; a, b, c…

Các phần, chương , mục của văn bản có tên gọi nêu nội dung của chúng. Trong một số Bộ luật các điều cũng được đặt tên.

Các văn bản có số lượng vừa phải điều khoản thì thành chương. Những văn bản ít điều khoản thì được trình bày bằng các điều khoản đánh số thứ tự điều một đến điều cuối cùng.

Các văn bản như Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư có nọi dung định ra chủ trương, biện pháp hoặc hướng dẫn thi hành thì được chia thành các điểm. Các điểm được đánh số thứ tự bằng chữ số La Mã I, II, III… hoặc chữ số Ả rập 1, 2, 3…

*Phần thi hành

Phần này ghi nhận ở điều khoản cuối cùng của văn bản. Phần thi hành gồm:

-Hiệu lực của văn bản hay thời điểm văn bản bắt đầu có hiệu lực.

-Là khong hợp lý nếu quy định hiệu lực của văn bản kể từ ngày ký, kể từ ngày ban hành, kể từ ngày có hướng dẫn.

Nên tùy theo từng trường hợp mà dịnh chính xác ngày văn bản có hiệu lực. Nếu thấy có đủ điều kiện thi hành thì định ngày có hiệu lực không lâu so với ngày ký, công bố. Còn nếu phải chuẩn bị điều kiện thì định ngày có hiệu lực xa hơn.

-Văn bản mới bãi bỏ văn bản hay quy định nào?

Nếu ghi : “ Những văn bản trước đây trái với văn bản này đều bãi bỏ” thì như vậy quá tổng quát. Cần cụ thể : bãi bỏ văn bản cụ thể nào, hay những điều khoản cụ thể nào?

-Đối tượng thi hành

Ghi rõ: Người trực tiếp thi hành Người phối hợp thi hành

Phải có người chịu trách nhiệm chính. Tránh liệt kê tất cả các đối tượng vào cùng một phạm vi là người thi hành.

Một phần của tài liệu VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w