Quy trình viết chuyên đề thực tập

Một phần của tài liệu VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (Trang 110 - 111)

. T/M CBCN

PHƯƠNG PHÁP SOẠN THẢO VĂN BẢN KHOA HỌC KINH TẾ

7.2.3. Quy trình viết chuyên đề thực tập

Bước 1- Khảo sát tình hình

Tiếp cận với đơn vị thực tế, sinh viên phải sơ bộ nắm được tình hình sau của cơ quan:

-Tên cơ quan, doanh nghiệp -Loại hình cơ quan, tổ chức

-Quá trình hình thành và phát triển

-Chức năng, nhiệm vụ, loại sản phẩm dịch vụ -Cơ cấu bộ máy, tổ chức

Kết thúc bước 1, sinh viên phải có báo cáo tổng hợp Bước 2- Chọn và đăng ký đề tài

-Cách chọn đề tài(Xem kỹ phần viết tiểu luận)

Ngoài nội dung đã trình bày ở phần viết tiểu luận, khi chọn đề tìa cho chuyên đề thực tập cần lưu ý đề tài phải thỏa mãn 2 yêu cầu cơ bản: Một là, đề tài phải phù hợp với khả năng, nguồn tài liệu tham khảo phong phú. Hai là, đề tài sinh viên chọn là vấn đề mà tổ chức cơ quan, doanh nghiệp đang quan tâm. Nghĩa là quá trình chọn đề tài phải tham khảo ý kiến của cán bộ cơ quan hướng dẫn sinh viên.

-Đăng ký đề tài

Đề tài nhất thiết phải được giáo viên hướng dẫn thông qua. Theo quy định, đề tài đã được duyệt là căn cứ cả về khoa học lẫn pháp lý để theo đó mà sinh viên tiến hành các bước tiếp theo.

Bước 3- Lập đề cương và danh mục tài liệu tham khảo -Lập đề cương

Trên cơ sở đề tài đã được duyêt, sinh viên tiến hành lập đề cương sơ bộ, sau đó là đề cương chi tiết. Đề cương chính là bộ khung của đề tài.

-Lập danh mục tài liệu tham khảo

Để đảm bảo đề tài được nghiên cứu trên cơ sở khoa học, việc lập danh mục tài liệu tham khảo là bắt buộc.

Bước 4- Thu nhập tài liệu, số liệu, cứ liệu liên quan đến đề tài ở cơ sở. -Số liệu được thu thập theo trình tự thời gian (mục đích để quan sát sự biến động nên thu thập cả số tuyệt đối lẫn chỉ số tương đối)

-Số liệu cần thu thập theo các yếu tố về vốn, công nghệ, lao động, chi phí.

-Số liệu có thể theo hiệu quả về lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận, năng suất lao động, khoản nộp ngân sách.

Bước 5- Phân tích, đánh giá

Phối hợp giữa phân tích định tính và định lượng. Phân tích hiện trạng rút ra kinh nghiệm, tính quy luật làm cơ sở cho dự báo, dư đoán và nhằm đưa ra đề xuất.

Bước 6- Đề ra phương hướng và biện pháp

Bước này được đánh giá cao nếu đưa ra được phương hướng và biện pháp cụ thể, thiết thực và nhất là có tính khả thi. Tránh trình bày chung chung, thậm chí không nghiên cứ cũng trình bày được.

Trong bước này cũng đồng thời đưa ra các kiến nghịi, đề xuất (xem thêm giải pháp kiến nghị ở phần kỹ thuật viết tiểu luận).

Một phần của tài liệu VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w