Mục đích và phát triển Hiệp hội Cần thiết cho sự phát triển của ngành nội thất Việt Nam

Một phần của tài liệu Ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam (Trang 62 - 63)

thất Việt Nam

GIỚI THIỆU.

Ngành công nghiệp nội thất của Việt Nam đang phát triển qua một giai đoạn thay đổi ngoạn mục không song trùng với lịch sử của nó. Từ chỗ chỉ đáp ứng được yêu cầu của thị trường nội địa và với số lượng xuất khẩu trong khu vực giá trị thấp là 120,000,000 đô la Mỹ vào 1999 chủ yếu là các sản phẩm nội thất mang phong cách truyền thống dân tộc đột nhiên tăng vọt với giá trị xuất khẩu gấp đôi hàng năm đạt 2 tỷ đo la Mỹ doanh số bán hàng vào năm 2006 và đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2010 là 5.5 tỷ đô la Mỹ với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 29.8%. Có khoảng gần 2000 công ty đang hoạt động trong ngành và phát triển tốt.

Để đáp ứng được thách thức về sự tăng trưởng như thế, ngành cần phải có sự lãnh đạo sáng suốt và chặt chẽ. Ngành cần phương tiện liên lạc giữa các yếu tố khác nhau của ngành, cần sự tham gia ở cấp độ quốc gia trong việc phát triển chính sách có thể đưa sự tăng trưởng có tính hiện tượng thành một cơ sở hợp lý, cần có sự hỗ trợ từ phía chính phủ đồng thời đạt được mục tiêu của chính phủ vì mục đích phát triển xã hội và xoá đói giảm nghèo.

Để đạt được mục tiêu đó, ngành nội thất cần hình thành các tổ chức khu vực vững mạnh, tại đó, những nhu cầu và thách thức đặc biệt của từng vùng có thể được thảo luận và giải quyết cho tất cả các bên tham gia. Những tổ chức của các nhà sản xuất nội thất này có thể thay phiên nhau cử thành viên tham gia Hiệp hội quốc gia để tìm ra các chính sách và các vấn đề được giải quyết trên cơ sở lợi ích của ngành.

Phải thấy rằng ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam hiện nay có tiềm năng hơn rất nhiều việc trồng cây để lấy gỗ.

Cung cấp các nguyên liệu đầu vào như ván, như ván ghép, ván MDF và ván OSB,sơn, vải, da, phụ kiện, kính, nhựa, có tiềm năng lớn thậm chí lớn hơn ngành công nghiệp chế biến gỗ (trường hợp Đài Loan là một ví dụ và được lặp lại nhanh chóng tại Trung Quốc)

Và sau đó bạn có dịch vụ hoàn chỉnh từ việc cung cấp tài chính, máy móc, xây dựng, hệ thống quản lý, đào tạo, thiết kế, tiếp thị, nguyên liệu xúc tiến, đóng gói, vận chuyển. Tất cả các dịch vụ này đều tạo ra việc làm và sản xuất phồn thịnh.

Nếu như đầu ra nội thất đạt vài tỷ thì phía dịch vụ và cung cấp cũng đạt được hàng tỷ đồng và ngành công nghiệp tổng hợp trở thành động cơ phát triển quy mô lớn hơn so với đơn ngành công nghiệp nội thất gỗ và chuỗi giá trị mà Việt Nam có thể tham gia trở nên lớn hơn và sự phồn thịnh sẽ xuất hiện ở mọi nơi.

Vậy có thể bắt đầu từ đâu ?

Phương pháp và cách tiếp cận Bước 1

Thành lập ra một “đội” tham quan bao gồm thành viên của Vietrade, thành viên của ngành dịch vụ 10 và một tư vấn kỹ thuật. Nhiệm vụ của đội là làm cơ sở cho các nhà lãnh đạo công nghiệp có quyền sở hữu lợi ích của ngành mang lại.

Bước 2.

Chọn ra một số lãnh đạo của ngành đối với từng khu vực, đến thăm quan. Trong quá trình thăm quan, nên có sự tham gia của đội tham quan xây dựng các biện pháp bảo mật để đảm bảo một hiệp hội có ý nghĩa hoặc tăng cường hơn nữa hiệp hội hiện có.

Bước 3.

Với sự hỗ trợ của các thành viên trong các chuyến thăm cá nhân sẽ tạo ra hàng loạt các cuộc họp cấp khu vực. Mục đích của các cuộc họp này là đưa ra các cơ hội và thách thức gặp phải và cùng nhau nỗ lực thành lập ra một hiệp hội có ý nghĩa hoặc vẫn giữ nguyên hiệp hội sẵn có đó nhưng thay đổi nó thành một cơ quan có tác dụng và ý nghĩa hơn.

Cần phải tiến hành các cuộc họp này và các thành viên nên được mời đến cuộc họp. Vietrade nên hỗ trợ địa điểm và là người chủ trì. Tốt nhất là các cuộc họp này nên có chủ đề để thảo luận liên quan trực tiếp đến người tham gia và có thể mở rộng thảo luận hơn nữa.

Hình thức của các cuộc họp này nên như thế để có thể cho phép những người có khả năng quyết định của ngành tham gia và nên thu hút sự tham gia của họ. Các cuộc họp nên được tổ chức sau giờ hành chính hoặc nên gắn liền với các bữa ăn sau để thoải mái hội thoại về việc thành lập hiệp hội.

Khi đó, các bên có thể nhất trí để hiệp hội được đi vào hoạt động và một lần nữa Vietrade nên hỗ trợ các công việc thư ký cần thiết liên quan đến sáng kiến này.

Bước 4.

Một hiệp hội được hình thành, các thành viên được chọn vào Hiệp hội quốc gia đại diện cho các tổ chức khu vực của mình.

Hiệp hội quốc gia nên lập ra một ban thư ký thường trực, hoạt động này nên được Viêtrade hỗ trợ nhưng cũng cần có cơ sở riêng của hội. Hiện nay chúng ta có nền tảng cơ bản thực tế có thể hoạt động trong lĩnh vực này và tập trung vào giải quyết các vấn đề tác động tới ngành.

Bước 5.

4 bước đề cập ở trên phù hợp với quy mô của ngành tại Việt Nam và cả 4 bước ngày cần đuợc thực hiện. Ở bước thứ 5 này, chúng ta đã và đang bàn tới lĩnh vực nội thất gỗ riêng biệt nhưng thực tế là nó có phạm vi rộng hơn:

• Hiệp hội của các nhà sản xuất nội thất

• Ngành công nghiệp nội thất

• Liên hiệp thương mại

• Hợp tác xã

• Viện lâm nghiệp quốc gia

• Đào tạo kỹ thuật (tư nhân hoặc nhà nước)

Một phần của tài liệu Ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w