9 Ý kiến của một nhà nhập khẩu đồ gỗ lớn của Việt Nam
3.3 Mạng lưới hỗ trợ thương mạ
Cuối năm 1998, Bộ trưởng Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương) của Việt Nam ban hành Quyết định thành lập Uỷ Ban Xúc Tiến Thương Mại. Tháng 7 năm 2000, Thủ tướng ban hành Quyết định thành lập Cục Xúc Tiến Thương Mại (Vietrade) trực thuộc trực tiếp Bộ Thương Mại. Vietrade được uỷ quyền thực hiện chức năng và hoạt động giống như các tổ chức xúc tiến thương mại quốc gia trên toàn thế giới và giữ vai trò điều hành trong vấn đề xúc tiến thương mại.
Hiện nay, về cơ cấu tổ chức, Vietrade có 5 phòng, một văn phòng đại diện ở Hồ Chí Minh và hai trung tâm thương mại tại New York và Dubai (xem sơ đồ dưới đây). Trong tương lai, có thể Vietrade sẽ thành lập thêm các trung tâm phát triển xuất khẩu tại các địa điểm xung yếu của Việt Nam và nước ngoài. Cục hiện nay đang dự thảo đề xuất thành lập các trung tâm và đệ trình lên các cơ quan hữu quan.
Ngoài ra, tại 15 tỉnh thành trực thuộc chính phủ trung ương, các trung tâm/văn phòng Xúc tiến thương mại báo cáo lên các Sở Thương Mại tỉnh. Những văn phòng/trung tâm này có mối quan hệ theo chiều dọc với Vietrade. Ngoài Vietrade, một số tổ chức hỗ trợ thương mại khác cũng hoạt động trong lĩnh vực này, như:
Hiệp hội gỗ và sản phẩm từ rừng của Việt Nam (VIFOREST): hiệp hội này được thành lập vào ngày 8 tháng 5 năm 2000, đây là tổ chức tình nguyện phi chính phủ tập hợp và đại diện cho một cộng đồng doanh nghiệp có mục đích phát triển, bảo vệ và hỗ trợ các hoạt động kinh doanh góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, thúc đẩy quan hệ kinh tế, khoa học và công nghệ của Việt Nam và các nước khác trên trên cơ sở cùng có lợi và đảm bảo tính công bằng.
VIFOREST có rất nhiều khoá đào tạo cho các công ty chế biến gỗ trên toàn quốc, đồng thời tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại cho các công ty chế biến gỗ muốn tham gia vào hội chợ thương mại quốc tế, công tác marketing thương mại.
Bộ Công Thương
VIETRADE TT TM VN tại Dubai
Phòng HTQT Phòng HC P. Hô trợ và xúc tiến doanh nghiệp Dept. Phòng thông tin và nghiên cứu thị trường Dept. Phòng thương mại điện tử Văn phòng đại diện vietrade tại HCM TT TM VN tại New York
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Cơ quan này là một tổ chức độc lập và phi chính phủ, được thành lập năm 1963. Ngoài chức năng đại diện lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam, VCCI còn tham gia vào công tác xúc tiến thương mại. Hàng năm VCCI tổ chức các chuyến công tác thương mại cho nhà xuất khẩu thủ công đến các thị trường nước ngoài (như Hồng Kông, Nhật Bản, Đức) và tổ chức cho các nhà xuất khẩu tham gia vào hội chợ quốc tế. VCCI đã khởi động trang web điện tử (www.vnemart.com) vào cuối năm 2002 có vai trò làm cầu nối giữa doanh nghiệp Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế thông qua internet. VCCI cung cấp các dịch vụ marketing (giới thiệu và chuẩn bị danh mục SME, thương mại điện tử), đào tạo (chủ yếu là các khoá học kinh doanh do các giáo sư đại học và nhà quản lý giảng dạy), cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn (phân tích tài chính và kế hoạch quản lý) và nghiên cứu.
Đại diện thương mại của Việt Nam tại nước ngoài: có 41 khu vực thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, có nhiệm vụ thu thập thông tin thị trường nhằm hỗ trợ phát triển chiến lược của Bộ Thương mại và cung cấp thông tin về thị trường mục tiêu cho các nhà xuất khẩu ở các khu vực khác nhau
Đại diện thương mại của nước ngoài tại Việt Nam: Đại sứ quán, Bộ phận thương mại của nước ngoại và văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam cũng thực hiện một số hoạt động về lĩnh vực xúc tiến thương mại.
Cục xúc tiến doanh nghiệp vừa vả nhỏ của Bộ kế hoạch và đầu tư: Cục chủ yếu hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua đầu tư, tín dụng, sản xuất, tiếp thị, tăng tính cạnh tranh, hỗ trợ xuất khẩu, thông tin, dịch vụ tư vấn và phát triển nguồn nhân lực. Các chỉ dẫn kỹ thuật, bảo vệ máy móc và đào tạo sẽ được trung tâm hỗ trợ công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp, trung tâm này sẽ dự kiến sẽ xây dựng ở Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.
Hiệp hội gỗ trong nước: Những năm gần đây, song song với tốc đô gia tăng về số lượng các doanh nghiệp, một số hiệp hội chế biến gỗ được hình thành ở nhiều tỉnh thành như Hồ Chí Minh, Hà Tây, Bắc Ninh…Một trong những nhiệm vụ chính của các hiệp hội này là hỗ trợ và giúp đỡ các công ty thành viên nhằm phát triển kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, trừ Hiệp hội thủ công và gỗ của thành phố Hồ Chí Minh, tất cả các hiệp hội khác vẫn còn thiếu khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả và thành công. Các hiệp hội này cần bổ sung cả về nhân lực và tài chính.
Dự án tài trợ nước ngoài: Có nhiều dự án tài trợ nước ngoài làm việc về lĩnh vực xúc tiến xử lý gỗ. Cơ quan hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) gần đây hỗ trợ chiến lược phát triển rừng. Cơ quan này còn hỗ trợ giới thiệu công nghệ xử lý gỗ, tiếp thị… Bên cạnh đó, ngành công ghiệp đồ gỗ đang hoạt động nhằm xúc tiến việc đạt chứng nhận FSC tại Việt Nam với nguồn tài trợ rất lớn (cả theo hình thức vay vốn và tài trợ không hoàn lại của chính phủ Phần Lan, Hà Lan…) nhằm nỗ lực phát triển nguồn tài nguyên rừng ở nhiều tình thành của Việt Nam…