Triển vọng và chuỗi giá trị tương lai của ngành 1 Triển vọng

Một phần của tài liệu Ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam (Trang 48 - 49)

5.1 Triển vọng

Hiện nay, ngành công nghiệp nội thất của Việt Nam chủ yếu được chia thành hai hình thức:

• Các công ty FDI đến Việt Nam để khai thác cơ hội về nhân công có đức tính rất cần cù, dễ thích nghi và tận tâm với mức giá rất thấp trong khi môi trường kinh doanh và chính trị thì ổn định. Với bản chất như vậy, họ có tiềm năng và cần phải được khuyến khích đóng góp vào sự phát triển lâu dài của ngành.

• Công ty bản địa nắm được cơ hội ngành nội thất đang thích ứng được, việc sản xuất nhanh với số lượng lớn và chi phí thấp hơn là lợi ích tăng trưởng quyết định hướng đi của họ. Sự tăng trưởng này phải được quy định thành lợi nhuận bền vững cho tất cả các bên liên quan nếu Việt Nam đạt được lợi nhuận từ ngành công nghiệp nội thất trong dài hạn.

Tầm nhìn của ngành công nghiệp nội thất VN có đánh giá một cách lạc quan theo lợi nhuận tài chính đạt được từ việc sản xuất và tiếp thị trên thế giới về các sản phẩm nội thất VN thông qua các hoạt động tạo ra lợi nhuận và đảm bảo tính bền vững. Cần đảm bảo rằng phải chia sẻ công bằng giá bán sản phẩm nội thất cho nhà sản xuất. Cần phải đảm bảo một thị trường đa đạng toàn cầu và dài hạn tiếp cận độc lập tới các nhà kinh doanh bán lẻ có khả năng chiếm lĩnh thị trường

Để đạt được triển vọng đó, ngành nội thất Việt Nam phải tập trung vào phục vụ nhu cầu của khách hàng trong nước và nhận thấy được trách nhiệm bảo vệ môi trường mà tất cả các công dân phải cùng nhau chia sẻ trách nhiệm này.

Ngành phải đảm bảo rằng tất cả những người tham gia đều có thể thấy được nguyện vọng của họ và sử dụng được hiệu quả tài năng của họ. Ngành nội thất VN phải đạt được tiêu chuẩn cao nhất về quản lý và vận hành các dịch vụ. Bằng chất lượng sản phẩm trên thị trường, ngành phải đảm bảo sự tin tưởng của khách hàng và hình ảnh Việt Nam là một đất nước tốt có thể phát triển kinh doanh.

5.56 tỷ Đô la Mỹ giá trị xuất khẩu tới năm 2010 và 7 tỷ đô la Mỹ tới năm 2020 cho mặt hàng gỗ nội thất. Đây là mục tiêu đầy tham vọng và sẽ đạt được chỉ bằng cách tập trung và quản lý cẩn thận các yếu tố đầu vào ở mọi cấp độ và đặc biệt là phải đẩy mạnh nguồn cung cấp nguyên liệu cũng như nguồn nhân lực có tay nghề và phương pháp quản lý chất lượng

5.2 Chuỗi giá trị tương lai của ngành

Triển vọng của chuỗi giá trị trong tương của ngành là

Đối với yếu tố quốc tế của chuỗi giá trị tương lai:

• Phát triển nguồn cung cấp gỗ ổn định lâu dài từ rừng bản địa mà đã được cấp chứng chỉ.

• Phát triển khả năng của các nhà nhập khẩu gỗ nhằm mua gỗ nhập khẩu cần thiết tại chỗ mà không cần phải thông quan trung gian vì như vậy phải cộng thêm giá trị không cần thiết vào hàng nhập khẩu.

• Về lâu về dài cần phải tìm kiếm thay thế nhập khẩu các nguyên liệu làm thủ công bằng cách trồng rừng, sử dụng vỏ chấu, tre vv…

• Triển khai và tổng hợp nguồn sản xuất như nguyên liệu “có thể trồng trọt” như tre và các sợi nhiên.

• Triển khai và khuyến khích việc phát triển công nghiệp cung cấp đầu vào có nguồn gốc bản địa để đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp trong tương lai chẳng hạn như máy móc, thiết bị, vật phẩm để trang trí, phần mềm, khâu tổ chức hậu cần.

• Đẩy mạnh và có thể thành lập các đơn vị đào tạo và giáo dục cung cấp nguồn lao động lành nghề, tái đào tạo và nâng cao khả năng lao động cũng như đào tạo quản lý ở các cấp để cạnh tranh được với quốc tế.

Đối với các yếu tố bên ngoài của chuỗi giá trị:

• Việc cần làm đầu tiên là thiết lập mục tiêu rõ ràng là các công ty của VN sẽ tìm kiếm để trở thành người tiếp thị cho quyền lợi của họ bằng cách quảng bá khả năng của mình ra thị trường và đưa sản phẩm tiếp cận khách hàng gần nhất có thể. Đây là mục tiêu cơ bản.

• Tận dụng "thời đại thông tin" trong việc quảng bá đồ Nội thất Việt Nam như một sản phẩm chất lượng có bản quyền, được dán nhãn để khẳng định chất lượng và khi giao hàng phải có dấu chì trên sản phẩm.

• Hiểu rằng mục đích là nhằm để đạt lợi nhuận tối đa của doanh nghệp và hiểu thêm rằng thị phần lớn nhất của chuỗi giá trị là giữa cánh cổng nhà máy với người sử dụng cuối cùng chứ không phải giữa cánh cổng nhà máy với nguyên liệu thô. Đây là nơi mà cơ hội cho các doanh nghiệp VN thu hồi vốn và đóp vào sự phát triển chung của nền kinh tế VN.

6 Con đường phía trước 6.1 Triển vọng phát triển

Một phần của tài liệu Ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w