Đánh giá triển vọng của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam (Trang 57 - 58)

Tất cả các hoạt động đề xuất ở trên nên được thực hiện nếu đạt được chuỗi giá trị hoành chỉnh và cân bằng. Tuy nhiên, những giới hạn đang xem xét các nguồn lực sẵn có thì các hoạt động này có thể được ưu tiên theo nhu cầu và kỳ vọng của các nhân vật trong chuỗi giá trị.

Đánh giá triển vọng các bên liên quan trong nước cho thấy rằng có ba lĩnh vực có tác động đặc biệt làm tăng thêm sự tăng trưởng xuất khẩu nội thất:

 Hoạt động sản xuất và các cấp độ nguyên liệu thô chuẩn bị cơ sở cho xuất khẩu nội thất quy mô lớn.

 Các hoạt động liên quan tới xây dựng năng lực của nhà xuất khẩu  Họat động liên quan tới hỗ trợ của chính phủ .

Những lĩnh vực này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tất cả các vấn đề ở mọi cấp độ cần được giải quyết nhằm gia tăng sự phát triển của ngành. Các hoạt động cần được điều phối. Một đánh giá quốc tế về triển vọng các bên liên quan được tiến hành quy mô lớn có liên quan tới các hội chợ thương mại tại Châu Âu (UK và Ý) cho thấy kết quả như sau:

Cơ cấu tiêu dùng đang thay đổi. Những mặt hàng rẻ và đơn giản sản xuất hàng loạt không còn nhiều tiềm năng về xúc tiến thương mại nữa thậm chí cả trên thị trường chính. Thị trường đòi hỏi sản phẩm tinh vi, thời trang và đa dạng. Kiểu cách thay đổi linh hoạt có thể là thiết kế cổ điển thực sự chuyển sang phong cách thiết kế hiện đại và thực tế rồi thậm chí phá cách. Phong cách chinoserie là kiểu phong cách thường thấy ở Việt Nam thì giờ đây gần như đã biến mất ngoại trừ gốm sứ sơn mài nhập khẩu. Điều này chỉ ra rằng lĩnh vực này cần thích ứng và thiết kế lại sử dụng nền tảng cơ bản coi đó như là nguồn cảm hứng để kế thừa có tính sáng tạo.

Thiết kế, phát triển và đổi mới sản phẩm: là phương pháp chính để nâng cao lợi nhuận cho sản phẩm

Nhãn hiệu rất quan trọng. Phát triển nhãn hiệu là chính sách lâu dài nhưng không thể khởi động quá sớm. Nhận biết nhãn hiệu căn cứ vào chất lượng sản phẩm, thiết kế và dịch vụ, đây chính là cách để làm cho giá bán cao hơn.

 Có rất ít thông tin về khả năng cung cấp ở Việt Nam. Nhà nhập khẩu thường phải đến các nước Châu Á là những nước mà họ có thể kết hợp giữa gặp gỡ các nhà cung cấp với việc tham quan hội chợ. Hội chợ nội thất quốc tế duy nhất của HCM thì không được cộng đồng quốc tế biết nhiều.

 Việt Nam được biết đến là nhà cung cấp đáng tin cậy nhưng ý tưởng và phong cách sản phẩm mới thì ít thấy. Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu đổi mới liên tục với hình ảnh riêng biệt và phát triển sản phẩm. Sản phẩm của Việt Nam trưng bày ở hội chợ không mới và không hấp dẫn được khách hàng.

Có thể nói, trong tương lai, nhà nhập khẩu/ khách hàng cần phải có nhà xuất khẩu có đầu óc tổ chức có khả năng đáp ứng được nhanh nhu cầu của thị trường quốc tế, chú trọng vào tầm quan trọng của thiết kế và phát triển sản phẩm và thể hiện được tiềm năng cũng như nhu cầu đẩy mạnh tăng cường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w