VI. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua các tỷ số
4. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn 1 Vòng quay toàn bộ tài sản
4.1 Vòng quay toàn bộ tài sản
Bảng 19 Vòng quay toàn bộ tài sản
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2003 2004 2005
Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Vòng quay toàn bộ tài sản đồng đồng vòng 65.232.695.284 55.070.764.585 1,18 136.799.701.722 100.577.197.672 1,36 326.837.619.782 257.554.463.458 1,27 *Nguồn: Phòng Kế toán
Qua kết quả phân tích từ 3 kỳ kinh doanh, vòng quay toàn bộ tài sản cứ tăng rồi lại giảm khác nhau và cao nhất là năm 2004. Năm 2004 tăng 0,18 vòng so với năm 2003, còn năm 2005 giảm 0,09 vòng so với năm 2004. Tuy nhiên, mức tăng giảm này không nhiều. Điều này cho thấy công ty đã rất cố gắng trong việc sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn hiện có của đơn vị, không để bị chênh lệch nhiều. Nhìn chung, qua 3 năm cứ 1 đồng vốn bỏ ra đều mang lại hơn 1 đồng doanh thu. Tuy nhiên, công ty cần có biện pháp tăng doanh thu hơn nữa để tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Đánh giá chi tiết qua từng năm, năm 2003 có vòng quay toàn bộ tài sản thấp nhất. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm 70,76% tổng tài sản. Trong khi đó, nợ phải trả cũng chiếm 70,06% tổng nguồn vốn, cho thấy công ty đã sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư tài sản cố định. Trong năm 2003, công ty tiếp tục đầu tư thi công phần xây dựng cơ bản nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, nhà máy nước đá, xây dựng cơ bản 150 ha nuôi tôm sú công nghiệp tại Thạnh Phú và Ba Tri – 2 huyện của tỉnh Bến Tre. Đầu tư thì nhiều nhưng doanh thu mang lại chỉ
chủ yếu từ tôm sú công nghiệp và khai thác hải sản xa bờ. Vì vậy, vòng quay toàn bộ tài sản chưa cao, nguồn vốn cố định chưa được sử dụng hiệu quả một cách triệt để.
Sang năm 2004, vòng quay toàn bộ tài sản tăng lên và đạt 1,36 vòng, cho thấy năm 2004 sử dụng vốn có hiệu quả hơn năm 2003. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm 54,84% tổng tài sản, thấp hơn năm 2003. Mặt khác, nợ phải trả chiếm đến 70,55% tổng nguồn vốn. Công ty đã sử dụng nguồn vốn vay là chủ yếu để tiếp tục thi công phần xây dựng cơ bản nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu 6000 tấn/năm, nhà máy nước đá 1.000 cây/ngày và thực hiện các hợp đồng cung cấp thiết bị cho Nhà máy. Doanh thu tăng cao hơn năm 2003 là vì trong năm 2004 công ty nuôi tôm sú công nghiệp đạt kết quả cao, đồng thời còn thu thêm được từ việc sản xuất tôm post giống từ các trại: Ninh Thuận – An Nhơn – Ba Tri cung cấp cho các trại nuôi và vùng công nghiệp địa phương. Công ty lại giảm việc đầu tài sản cố định so với năm trước. Nhìn chung, công ty sử dụng toàn bộ tài sản đạt kết quả tốt hơn kỳ kinh doanh trước.
Đến năm 2005, doanh thu tiếp tục tăng một lượng đáng kể. Tuy nhiên, tổng tài sản cũng tăng theo một lượng khá lớn nên làm cho vòng quay toàn bộ tài sản giảm xuống nhưng không nhiều là 0,09 vòng. Năm 2005 thì đã hoàn thành 2 dự án Nhà máy chế biến và Nhà máy nước đá cùng các công trình nuôi tôm sú công nghiệp nhưng Nhà máy nước đá ảnh hưởng rất ít vì đem lại lợi nhuận không đáng kể, chủ yếu là cung cấp nước đá, phục vụ cho Nhà máy chế biến. Vì thế, trong năm 2005 thì ngược lại năm 2003 và năm 2004, tài sản cố định và đầu tư ngắn hạn chiếm 59,78% tổng tài sản. Trong đó ảnh hưởng lớn nhất là hàng tồn kho chiếm 45,33% tổng tài sản mà đặc biệt là thành phẩm tồn kho chiếm 44,47% tổng tài sản. Nguyên nhân là do công ty có thêm phần thành phẩm các mặt hàng chế biến thủy sản các loại, năm đầu sản xuất nên chưa có kinh nghiệm trong việc tiêu thụ hàng hóa.
Nhìn chung, ta thấy năm 2004 vốn lưu động và vốn cố định có tỷ lệ % so với tổng tài sản chênh lệch thấp nhất và có hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản hơn 2 năm 2003 và năm 2005. Tuy nhiên, công ty cũng cần xem xét lại cơ cấu giữa tài sản lưu động và tài sản cố định, giảm lượng hàng tồn kho... để đạt hiệu quả hơn trong những năm tới.
4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sảnBảng 20 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản Bảng 20 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2003 2004 2005
Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản đồng đồng % 11.950.990.000 68.707.589.359 17,39 16.092.613.333 132.446.805.985 12,15 16.306.948.262 382.662.120.932 4,26 *Nguồn: Phòng Kế toán
So với năm 2003 thì 2 năm 2004 và 2005, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của công ty giảm rất nhiều hay khả năng sinh lợi của vốn đầu tư càng thấp. Nguyên nhân là do tổng tài sản gia tăng nhanh qua các năm: năm 2004 so với năm 2003 tăng 63.739.216.626 đồng (tỷ lệ tăng 92,77%), năm 2005 so với năm 2004 tăng 250.215.314.947 đồng (tỷ lệ tăng 188,92%). Tuy nhiên, lợi nhuận ròng qua các năm 2004 và 2005 có tăng nhưng mức độ tăng không đuổi kịp sự gia tăng của tài sản: năm 2004 tăng 4.141.623.333 đồng (tỷ lệ tăng 34,66%), năm 2005 chỉ tăng 214.334.929 đồng (tỷ lệ tăng 1,33%). Vì vậy, tỷ suất lợi nhuận qua các năm giảm đáng kể, cho thấy công ty đã sử dụng chưa có hiệu quả tài sản của mình.
Giai đoạn 2003 - 2005, năm 2003 biểu hiện khả năng sinh lời tốt, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cao nhất trong 3 năm, cho thấy việc sử dụng tài sản có hiệu quả. Hai năm tiếp theo, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản giảm, biểu hiện khả năng sinh lời giảm. Nguyên nhân là do công ty sử dụng nguồn vốn lưu động mua sắm tài sản cố định, xây dựng nhà xưởng... chuẩn bị đưa vào hoạt động các nhà máy. Trong giai đoạn này, công ty đang chú trọng mở rộng quy mô, xây dựng mới nhiều công trình... nên chưa phát huy hiệu quả sử dụng tài sản và chưa tạo nhiều lợi nhuận cho công ty.
Nhìn chung, qua 3 năm thì công ty hoạt động có nhiều giảm sút. Công ty nên đặc biệt lưu ý đến sự gia tăng của giá vốn hàng bán – nguyên nhân chính tác động làm lợi nhuận chưa tăng cao.