VI. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua các tỷ số
1. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền giá trị mọi tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty.
1.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thuBảng 10 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Bảng 10 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2003 2004 2005
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
đồng đồng % 11.950.990.000 65.232.695.284 18,32 16.092.613.333 136.799.701.722 11,76 16.306.948.262 326.837.619.782 4,99 *Nguồn: Phòng Kế toán triệu đồng
Qua số liệu phân tích trên ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty qua 3 năm có xu hướng giảm. Trong khi doanh thu hàng năm tăng cao mà lợi nhuận thì tăng không nhiều, năm 2004 so với năm 2003 doanh thu tăng gấp 17 lần lợi nhuận, năm 2005 so với năm 2004 doanh thu tăng gấp 886 lần lợi nhuận. Đây là một kết quả chưa tốt vì doanh thu tăng nhiều nhưng lợi nhuận ròng mang lại chưa cao. Mặc dù vậy nhưng công ty vẫn kinh doanh có hiệu quả, vẫn duy trì được lợi nhuận của mình. Với kết quả như thế, đòi hỏi công ty cần phải phát huy hơn nữa để tạo lợi nhuận tốt hơn cho những kỳ kinh doanh sau.
Qua 3 năm hoạt động thì công ty đã cố gắng rất nhiều trong việc kiểm soát những khoản chi phí như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác. Để có được những khoản chi phí như vậy thì công ty đã tổ chức hệ thống quản lý chi phí chặt chẽ. Tuy nhiên, do tình hình biến động giá cả trên thị trường nên công ty chưa thể kiểm soát toàn diện được. Giá cả tiếp tục tăng qua các năm, công ty phải chịu khoản chi phí ngày càng tăng của giá vốn hàng bán. Thêm vào đó, chi phí hoạt động tài chính mỗi năm công ty chịu mỗi cao; bởi vì, công ty hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay, công ty phải chịu một khoản lãi vay hàng năm rất lớn. Những nguyên nhân trên góp phần làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm xuống đáng kể.
Mặt khác, công ty có lợi nhuận cao và tương đối ổn định là từ việc công ty tăng khoản thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập khác và giảm khoản chi phí khác.
Tóm lại, theo dõi qua 3 năm, nguyên nhân chính làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là do giá vốn hàng bán quá cao. Năm 2003, 2004 thì công ty chỉ nuôi trồng tôm và bán nội địa; đến năm 2005 Nhà máy chế biến mới hoạt động. Nếu giá vốn hàng bán giảm xuống thì lãi ròng sẽ tăng lên rất nhiều. Vì vậy, để nâng cao lợi nhuận hơn nữa trong những năm sau, công ty nên có những biện pháp kinh doanh thích hợp nhằm hạn chế giá vốn hàng bán, giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn.
1.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanhBảng 11 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh Bảng 11 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Chỉ tiêu ĐVT Năm
Lợi nhuận sau thuế Vốn kinh doanh bình quân
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
đồng đồng % 11.950.990.000 10.348.882.797 115,48 16.092.613.333 18.973.702.250 84,82 16.306.948.262 24.969.306.741 65,31 *Nguồn: Phòng Kế toán
Từ số liệu trên cho thấy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm 2003 cao nhất là 115,48%; còn năm 2005 thấp nhất là 65,31%. Điều này nói lên rằng, trong năm 2003 công ty đã sử dụng vốn kinh doanh của mình có hiệu quả hơn 2 năm kế tiếp là năm 2004 và năm 2005. Chúng ta thấy xu hướng của tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh là ngày càng giảm xuống, năm 2004 so với năm 2003 giảm 30,64%; năm 2005 so với năm 2004 giảm 19,51%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của vốn kinh doanh nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Vốn kinh doanh tăng là nhờ ngân sách nhà nước cấp, nhận góp vốn liên doanh và bổ sung từ lợi nhuận thu được. Nguồn vốn kinh doanh qua các năm luôn được bổ sung như vậy nhưng công ty đã chưa phát huy hết hiệu quả của nó là vì kết quả thu được sau một kỳ kinh doanh vẫn chưa gia tăng đáng kể.
Nhìn chung, công ty đã có sự cố gắng rất nhiều trong việc sử dụng và quản lý vốn kinh doanh của mình. Tuy nhiên, hiệu quả thu được chưa tốt, công ty cần phải chủ động nguồn vốn hơn trong những chu kỳ kinh doanh kế tiếp. Mặc dù công ty chưa đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn kinh doanh nhưng mức doanh thu thu được từ 1 đồng vốn kinh doanh như thế nào sẽ được đề cập đến ở chỉ tiêu sức sản xuất của 1 đồng vốn.
1.3 Sức sản xuất của 1 đồng vốnBảng 12 Sức sản xuất của 1 đồng vốn Bảng 12 Sức sản xuất của 1 đồng vốn
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2003 2004 2005
Doanh thu thuần Vốn kinh doanh bình quân Sức sản xuất của một đồng vốn đồng đồng lần 65.232.695.284 10.348.882.797 6,3 136.799.701.722 18.973.702.250 7,21 326.837.619.782 24.969.306.741 13,1
*Nguồn: Phòng Kế toán
Năm 2003 cứ 1 đồng vốn kinh doanh đã tạo ra được 6,3 đồng doanh thu, năm 2004 cứ 1 đồng vốn kinh doanh đã tạo ra được 7,21 đồng doanh thu và năm 2005 cứ 1 đồng vốn kinh doanh đã tạo ra được 13,1 đồng doanh thu. Từ kết quả trên ta thấy, công ty sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả. Doanh thu hàng năm cứ liên tục tăng cao chứng tỏ công ty có khối lượng tiêu thụ sản phẩm tăng cao. Cụ thể là công ty luôn chú trọng việc mở rộng quy mô cả trong tỉnh và ngoài tỉnh, thu hút nhiều kỹ sư giỏi tham gia nuôi trồng và sản xuất; đồng thời luôn đề ra những hướng tiêu thụ sản phẩm làm sao ngày càng gia tăng và lợi nhuận ngày càng nhiều.Vì vậy, sức sản xuất của 1 đồng vốn mỗi năm mỗi tăng. Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp trong ngành, đây chưa phải là kết quả khả quan. Công ty cần phải phát huy hơn nữa để nâng cao sức sản xuất của 1 đồng vốn.
1.4 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Để phản ánh mức độ sinh lợi của vốn chủ sở hữu, ta xác định bằng mối quan hệ giữa lợi nhuận và vốn chủ sở hữu.
Bảng 13 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2003 2004 2005
Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đồng đồng % 11.950.990.000 13.407.930.689 89,13 16.092.613.333 29.788.697.081 54,02 16.306.948.262 47.565.946.670 34,28 *Nguồn: Phòng Kế toán
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu qua 3 năm có xu hướng giảm,năm 2004 so với năm 2003 giảm 35,11% , năm 2005 so với năm 2004 giảm 19,74%. Kết quả trên cho thấy, công ty đã sử dụng vốn tự có của mình chưa có hiệu quả. Qua 3 năm, tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu tăng cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Lý do là vì, giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng tăng, đặc biệt là giá vốn hàng bán tăng cao nên lợi nhuận sau thuế bị ảnh hưởng và tăng chậm. Điều đó đã làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác nữa là, công ty là doanh nghiệp nhà nước với nguồn vốn kinh doanh chưa nhiều, công ty phải dùng nguồn vốn vay từ ngân hàng. Trong tổng vốn của công ty qua 3 năm thì vốn chiếm dụng chiếm một tỷ trọng khá lớn nên có thể nói rằng lợi nhuận ròng tạo ra được là từ vốn chiếm dụng của công ty.
Nhìn chung, công ty cần lưu ý quan tâm đến tỷ suất này nhiều hơn. Bởi vì, với xu hướng chung là luôn giảm như thế thì khả năng kêu gọi đầu tư, liên doanh liên kết sẽ thấp. Chỉ số này biểu thị khả năng đạt được mức doanh lợi trên mức đầu tư vào công ty và ngược lại công ty cũng yên tâm về hiệu quả đầu tư của mình.
Với hoạt động sản xuất kinh doanh bằng vốn tự có đang trên đà suy giảm, tuy năm 2005 so với năm 2004 giảm thấp hơn năm 2004 so với năm 2003 nhưng chứng tỏ công ty vẫn chưa cố gắng nhiều về khả năng sử dụng vốn tự có của mình. Vấn đề đặt ra là công ty cần phải phấn đấu, nỗ lực và phát huy nhiều hơn nữa. Công ty cần giảm các nguồn vốn khác để giảm thiểu phí tổn sử dụng vốn giúp công ty phát triển hơn và có nhiều nhà đầu tư vào công ty.