Phân tích biến động chi phí Bảng 8 Biến động chi phí qua 3 năm

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Xuất Nhập Khẩu Lâm Thủy Sản Bến Tre (Trang 44 - 46)

Bảng 8 Biến động chi phí qua 3 năm

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Phòng kế toán

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2004/2003 Chênh lệch Chênh lệch 2005/2004 2003 2004 2005 Mức % Mức % Giá vốn hàng bán 48.574,6 110.650,4 294.853,9 62.075,8 127,8 184.203,5 166,5 Chi phí bán hàng 962,3 1.538,7 2.421,7 576,4 59,9 883 57,4 Chi phí QL DN 1.824,2 2.870,6 2.796,7 1.046,4 57,37 (73,9) (2,58) Chi phí tài chính 1.997,4 2.685,3 6.390,3 687,9 34,44 3.705 138 Chi phí khác 0 0 4 0 - 4 - Tổng chi phí 53.358,5 117.745 306.466,6 64.386,5 120,7 188.721,6 160,3

Biểu đồ 2 Biến động chi phí qua 3 năm 53358.5 306466.6 117745 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 2003 2004 2005 Chi phí

Đối với một đơn vị sản xuất kinh doanh thì lúc nào chi phí giá vốn hàng bán cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Cụ thể là năm 2003 giá vốn hàng bán chiếm 91% tổng chi phí, năm 2004 chiếm 93,97% tổng chi phí và năm 2005 chiếm 96,21% tổng chi phí. Điều đó cho thấy, giá vốn hàng bán là một chi phí quan trọng quyết định đến lợi nhuận của công ty. Do vậy, công ty cần có biện pháp kiểm soát giá vốn hàng bán chặt chẽ. Trong khi đó, tỷ trọng của các chi phí còn lại như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí. Cho nên sự tăng giảm của các chi phí này sẽ không ảnh hưởng bằng sự tăng giảm của chi phí giá vốn hàng bán đối với lợi nhuận.

- Chi phí giá vốn hàng bán qua mỗi năm đều tăng rất cao. Năm 2004 so với 2003 tăng 62.075,8 triệu đồng. Đó là do việc công ty nuôi tôm và khai thác hải sản xa bờ là lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty nên giá vốn hàng bán cũng chịu ảnh hưởng lớn từ các lĩnh vực này. Trong những năm gần đây, thị trường có nhiều biến động, giá cả tăng giảm bất thường. Đặc biệt là vụ kiện phá giá tôm của Mỹ, mặt hàng tôm các loại lại càng chịu ảnh hưởng hơn. Mặt khác, việc nuôi tôm lại có độ rủi ro cao. Tôm chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thời tiết, sâu bệnh, việc chăm sóc… Muốn thu hoạch tôm có kết quả, công ty phải gia tăng chi phí thức ăn cho tôm, chế độ chăm sóc theo dõi kỹ hơn... tránh tình trạng để tôm nhiễm bệnh, tình trạng tôm ngừng phát triển. Thêm vào đó, việc khai thác, đánh bắt hải sản ngày

triệu đồng

càng khó khăn hơn, di chuyển xa bờ hơn nên chịu chi phí nhiều hơn. Những nguyên nhân đó dẫn đến giá vốn hàng bán tăng.

So với năm 2004, năm 2005 giá vốn hàng bán tăng 184.203,5 triệu đồng. Bên cạnh những nguyên nhân ảnh hưởng như trên, năm 2005 công ty vừa đưa vào hoạt động nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, xưởng cá, nhà máy nước đá. Mặc dù nguồn nguyên liệu đầu vào cho việc chế biến thủy sản là từ việc nuôi tôm của công ty nhưng chi phí giá vốn hàng bán được hạch toán độc lập. Công ty định giá bán tôm nguyên liệu trên thị trường cũng chính là giá bán tôm nguyên liệu cho nhà máy. Cho nên, giá vốn hàng bán của nhà máy chế biến cũng phụ thuộc vào sự tăng giảm của giá cả trên thị trường. Việc mở rộng qui mô nuôi trồng, nhà xưởng... cũng làm giá vốn hàng bán tăng theo. Do vậy, tương ứng với từng năm, giá vốn hàng bán cũng tăng một lượng đáng kể phù hợp qui mô hoạt động của đơn vị. Thế nhưng, công ty cần giảm thiểu chi phí đến mức có thể nhằm mang lại lợi nhuận hơn nữa cho công ty.

- Chi phí bán hàng năm 2004 so với năm 2003 tăng 576,4 triệu đồng và năm 2005 so với năm 2004 tăng 883 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho chi phí bán hàng tăng là do chi phí về lương nhân viên tăng và chi phí về đi công tác tăng. Doanh thu của công ty đạt được như vậy là nhờ nguồn nhân lực phục vụ cho bán hàng như tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác... cho tôm nguyên liệu, tôm chế biến và các lĩnh vực khác như gia công nghêu xuất khẩu, tiêu thụ mía...

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Xuất Nhập Khẩu Lâm Thủy Sản Bến Tre (Trang 44 - 46)