Để thấy được một cách đầy đủ thực trạng tài chính của đơn vị, chúng ta cần phải đi sâu vào xem xét sự phân bổ về tỷ trọng của tài sản, nguồn vốn cũng như sự
biến động của từng khoản mục trong Bảng cân đối kế toán để đánh giá sự phân bổ tài sản, nguồn vốn có hợp lý hay không và xu hướng biến động của nó như thế nào. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà sự phân bổ tỷ trọng của từng loại tài sản, nguồn vốn trong tổng số tài sản là cao hay thấp. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì tỷ trọng tài sản cố định trong tổng số tài sản là cao.
Với số liệu trên Bảng cân đối kế toán của Công ty Xuất Nhập Khẩu Lâm Thủy Sản Bến Tre, lập bảng phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn như sau:
Ta tiến hành phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty theo chiều ngang. Phân tích theo chiều ngang là nhằm phản ánh sự biến động của từng chỉ tiêu, làm nổi bật các xu thế và tạo nên những mối quan hệ của các chỉ tiêu phản ánh trên cùng một dòng của báo cáo so sánh.
*Phần tài sản.
- Đối với tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, năm 2004 so với năm 2003 tăng 39.725.618.786 đồng (tỷ lệ tăng 197,71%), năm 2005 so với năm 2004 tăng 168.957.329.981 đồng (tỷ lệ tăng 282,45%). Nguyên nhân chủ yếu là do tiền gửi ngân hàng và các khoản phải thu của khách hàng tăng. Năm 2004 tiền gửi ngân hàng của công ty tăng một lượng khá lớn, tăng cao hơn năm 2003 là 1.099,16%; năm 2005 so với năm 2004 cũng tăng 67,18%. Nguyên nhân là do ngay tại thời
điểm lập báo cáo tài chính, nhiều khách hàng đồng loạt trả tiền cho công ty. Bởi vì, công ty bán hàng tất cả đều thu bằng chuyển khoản. Điều này cũng cho thấy, công ty đã có khối lượng tiêu thụ sản phẩm ngày càng nhiều. Qua 3 năm ta thấy, công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn một lượng khá lớn vào năm 2005. Khoản phải thu của khách hàng năm 2005 so với năm 2004 tăng 3.029,71%. Lý do là vì công ty vừa đưa vào hoạt động Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, công ty ký nhiều hợp đồng với khách hàng nhưng 30 ngày sau khi ký hợp đồng thì khách hàng mới thanh toán bằng chuyển khoản cho công ty. Vì thế, khoản phải thu của khách hàng năm 2005 tăng cao như vậy. Biểu hiện này không đáng lo ngại vì công ty đã có thêm một lượng khách hàng không vì lợi ích trước mắt mà hướng đến khách hàng mục tiêu lâu dài.
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn, năm 2004 so với năm 2003 tăng 49,4%; năm 2005 so với năm 2004 tăng 111,88%. Mặc dù các khoản đầu tư tài chính dài hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng, giảm bất thường nhưng nguyên nhân chủ yếu để tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng là do tài sản cố định tăng. Tài sản cố định năm 2004 so với năm 2003 tăng 16,88%; năm 2005 so với năm 2004 tăng 183,17%. Qua số liệu cho thấy, công ty đã chú trọng việc mở rộng quy mô bằng cách đầu tư thêm máy móc thiết bị song song với việc đầu tư xây dựng cơ bản như xây dựng nhà xưởng, nhà xe, kho bãi …
Thực tế, để phản ảnh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị tài sản cố định hiện tại của công ty, tỷ trọng tài sản cố định đơn vị đang quản lý sử dụng so với toàn bộ tài sản … ta phải xem xét “Tỷ suất đầu tư tài sản cố định”. Mặt khác, để thấy được tỷ lệ về vốn chủ sở hữu dùng để trang bị cho tài sản cố định ta xem xét “ Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định”.
Tỷ suất đầu tư tài sản cố định và Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định của công ty qua 3 năm như sau:
Bảng 2 Tỷ suất đầu tư tài sản cố định và Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định 2003 - 2005
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
A. Tài sản cố định 43.829.094.705 51.227.715.924 145.062.011.648 B. Vốn chủ sở hữu 20.570.032.314 39.007.361.548 56.124.531.792
C. Tổng tài sản 68.707.589.359 132.446.805.985 382.662.120.932 1. Tỷ suất đầu tư tài
sản cố định(A/C) 0,64 (lần) 0,39 (lần) 0,38 (lần) 2. Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định(B/A) 0,47 (lần) 0,76 (lần) 0,39 (lần) *Nguồn: Phòng Kế toán
Tỷ suất đầu tư tài sản cố định qua 3 năm đều giảm, năm 2004 so với năm 2003 giảm 0,25 lần, năm 2005 so với năm 2004 chỉ giảm 0,1 lần. Điều này cho thấy, từ năm 2003 công ty đã bắt đầu quan tâm nhiều đến việc đầu tư tài sản cố định, đổi mới máy móc thiết bị để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Thế nhưng, đến năm 2004 và năm 2005 thì mức độ đầu tư giảm xuống; bởi vì công ty sắp hoàn thành công trình Nhà máy chế biến và Nhà máy nước đá.
Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định của cả 3 năm đều nhỏ hơn 1, trong đó năm 2004 thì khả quan hơn năm 2003 và 2005. Điều đó cho thấy khả năng tài chính của công ty là chưa vững vàng. Công ty phải dùng nguồn vốn vay để xây dựng mới, mua sắm tài sản cố định; trong khi đó, tài sản cố định thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh lâu dài nên không thể thu hồi nhanh chóng được.
*Phần nguồn vốn
- Nợ phải trả năm 2004 so với năm 2003 tăng 45.301.887.692 đồng (tỷ lệ tăng 94,11%), năm 2005 so với năm 2004 tăng 233.098.144.703 đồng (tỷ lệ tăng 249,46%). Trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn tăng, năm 2004 so với năm 2003 tăng 9.250.282.408 đồng (tỷ lệ tăng 53,67%), năm 2005 so với năm 2004 193.909.900.438 đồng (tỷ lệ tăng 732,1%) và nợ dài hạn tăng, năm 2004 so với năm 2003 tăng 30.029.118.100 đồng (tỷ lệ tăng 97,19%), năm 2005 so với năm 2004 tăng 32.372.695.511 đồng (tỷ lệ tăng 53,13%). Lý do là vì công ty hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay, vừa vay ngắn hạn vừa vay dài hạn. Tuy công ty chưa chủ động được các nguồn vốn nhưng điều này đồng nghĩa với việc công ty có thêm vốn hoạt động, mở rộng thêm quy mô, liên doanh liên kết và phần lớn tài sản cố định tăng thêm được đầu tư bằng nguồn vốn vay ngắn hạn và dài hạn này.
- Vốn chủ sở hữu năm 2004 so với năm 2003 tăng 18.437.328.934 đồng (tỷ lệ tăng 89,63%), năm 2005 so với năm 2004 tăng 17.117.170.244 đồng (tỷ lệ tăng 43,88%). Trong đó, sự tăng lên chủ yếu là của nguồn vốn kinh doanh, năm
2004 so với năm 2003 tăng 55,02%, năm 2005 so với năm 2004 tăng 16,49%. Với số liệu trên cho thấy, công ty hoạt động có hiệu quả, tạo ra được lợi nhuận để bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh của mình.
Tiếp tục phân tích kết cấu của Bảng cân đối kế toán, ta phân tích theo chiều dọc. Đó là việc so sánh các khoản mục trên bảng cân đối kế toán với tổng tài sản (nguồn vốn) để đánh giá sự biến động của từng khoản mục so với quy mô chung.
*Phần tài sản
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có xu hướng tăng từ 29,24% ở năm 2003 lên 59,78% ở năm 2005. Nhìn chung, các khoản mục đều có xu hướng tăng lên rồi lại giảm xuống, giảm xuống rồi lại tăng lên nhưng chỉ biến động ít. Trong đó biến động nhiều nhất là hàng tồn kho từ 10,61% ở năm 2003 tăng lên 45,66% ở năm 2005, đặc biệt thành phẩm tồn kho chiếm đến 44,47% trong năm 2005. Công ty có một lượng thành phẩm tồn kho cao như vậy là do công ty bước đầu hoạt động Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu và do chính sách của công ty là muốn duy trì số thành phẩm tồn kho đủ để đảm ứng nhu cầu cho khách hàng.
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn có xu hướng giảm từ 70,76% ở năm 2003 xuống còn 40,22% ở năm 2005, trong đó chủ yếu là sự giảm xuống của tỷ trọng tài sản cố định từ 63,79% xuống 37,915. Nguyên nhân của sự thay đổi tỷ trọng cũng thống nhất với sự phân tích theo chiều ngang ở trên.
*Phần nguồn vốn
- Nợ phải trả có xu hướng tăng từ 70,06% năm 2003 lên 85,33% năm 2005, trong đó chủ yếu là sự tăng lên đáng kể của nợ ngắn hạn từ 25,09% lên 57,6%, trong khi đó tỷ trọng nợ dài hạn giảm từ 44,97% năm 2003 xuống 24,38% năm 2005. Điều đó cho thấy, phần lớn tài sản tăng thêm là sự tài trợ của khoản nợ ngắn hạn.
- Vốn chủ sở hữu tăng về số tuyệt đối nhưng chậm hơn nhiều so với sự tăng lên của nợ phải trả làm cho tỷ trọng của vốn chủ sở hữu từ 29,94% năm 2003 giảm xuống còn 14,67% năm 2005.
II. Phân tích chung hoạt động kinh doanh thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2003 - 2005)