- Tỷ suất lợi nhuận:
2.3.2.1 Hạn chế và nguyên nhân khách quan
Ảnh hưởng phát triển từ phía thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là môi trường họat động của các công ty chứng khoán. Thị trường chứng khoán Việt Nam sau thời kỳ phát triển rực rỡ từ cuối năm 2005 đến hết quý I năm 2007 đã đi vào giai đoạn giảm sút kéo dài cho đến hết năm 2007 vẫn chưa có dấu hiệu khả quan hồi phục.
Công ty chứng khoán Thái Bình Dương ra đời và họat động vào thời điểm đầu năm 2007 rơi vào thời kỳ thị trường giảm sút vì vậy các khoản đầu tư chứng khoán thu lại hiệu quả không cao. Bên cạch đó, các công ty cổ phần có xu hướng giảm chậm tiến độ phát hành, niêm yết do thấy thời điểm thị trường không phù hợp không được giá cao làm ảnh hưởng không nhỏ tới họat động mở rộng phát triển của khối tư vấn doanh nghiệp (nghiệp vụ tư vấn).
Đặc biệt vào thời gian Quý IV năm 2007, chỉ số thị trường niêm yết liên tục có đáy mới (giảm kéo dài), tâm lý thu hẹp đầu tư tăng cao khiến ảnh hưởng tới họat động môi giới chứng khoán.
Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của công ty chứng khoán. Một hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ và đồng bộ sẽ tạo điều kiện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường, trong đó phải nói đến các công ty chứng khoán và người hành nghề kinh doanh chứng khoán. Một hệ thống pháp luật ổn định, khuyến khích về tổ chức hoạt động của công ty từ đó làm tăng lòng tin của công chúng đầu tư. Ngược lại, sụ chồng chéo, thiếu toàn diện của hệ thống pháp luật sẽ cản trở sự hoạt động của công ty chứng khoán.
Nguồn vốn chủ yếu trong thị trường chứng khoán Việt Nam là từ phía dân cư, nước ngoài và qua các Ngân hàng. Năm 2007 sau khi chỉ thị 03 quy định về tỷ lệ cho vay chứng khoán của các Ngân hàng thương mại là 3%/tổng tài sản khiến hầu hết các ngân hàng thu hẹp họat động cho vay cầm cố và REPO chứng khoán làm giảm nghiêm trọng nguồn vốn đầu tư trên thị trường. Trong khi cung hàng tiếp tục tăng cao, nguồn vốn đầu tư giảm đi tất yếu thị trường bị ảnh hưởng giảm.
Luật thuế thu nhập đánh vào họat động kinh doanh chứng khoán sẽ được áp dụng vào đầu năm 2009 cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý chung của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Cạnh tranh
Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đang ngày càng trở nên quyết liệt khi các công ty chứng khoán và các đối thủ cạnh mở rộng danh mục dịch vụ. Các công ty chứng khoán, các ngân hàng, các quỹ đầu tư, các hiệp hội tiết kiệm,… đang cạnh tranh để tìm nguồn tiết kiệm và thị trường dịch vụ. Áp lực cạnh tranh đóng vai trò như một lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch vụ cho tương lai.
Cạnh tranh thúc đẩy các công ty chứng khoán cung cấp các tiện ích ngày càng tốt hơn cho khách hàng. Công chúng có một mức thu nhập khá hơn từ khoản đầu tư của mình. Nhiều loại dịch vụ mới được phát triển. Điều kiện tham gia thị trường của khách hàng cũng thông thoáng hơn. Cạnh tranh buộc các công ty chứng khoán phải áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, thay đổi tư duy về tuyển dụng nhân sự, mức lương, quảng cáo và quan trọng hơn cả là chú ý nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. Do vậy nhờ cạnh tranh mà các công ty chứng khoán sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
Bên cạnh việc thúc đẩy các công ty chứng khoán hoạt động hiệu quả hơn thì cạnh tranh cũng gây ra các ảnh hưởng xấu đến thị trường như hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, tranh giành khách hàng của nhau…
Trong nửa cuối năm 2006 đến năm 2007 hàng loại các công ty chứng khoán mới ra đời – tính đến thời điểm hiện nay số công ty chứng khoán đi vào họat động khoảng 80 công ty gấp gần 3 lần so với thời điểm cuối năm 2006. Cho đến kết thúc quý II/2008 dự kiến có khoảng 100 công ty chứng khoán họat động trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong bối cảnh thị trường như vậy, PSC gặp phải cạnh tranh quyết liệt từ phía các công ty chứng khoán khác trên nhiều phương diện dịch vụ và nhân lực.