CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÁI BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÁI BÌNH DƯƠNG (Trang 36 - 38)

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÁI BÌNH DƯƠNG

Tính đến đầu tháng 3/2007, TTCK Việt Nam có quy mô khá lớn, tổng số vốn hơn 371 nghìn tỷ đồng. Chỉ số chứng khoán liên tục tăng; số lượng các công ty niêm yết tăng nhanh từ 41 công ty vào cuối năm 2005 đến tháng 3/2007 đã là 193 công ty. Số lượng các nhà đầu tư cũng không ngừng tăng, đến nay đã có hơn 158 nghìn nhà đầu tư tăng gấp 5 lần so với năm 2005. Giá trị giao dịch bình quân một phiên là 869 tỷ đồng, tăng gấp hơn 4 lần so với năm 2006. Nhìn chung thị trường phát triển nhanh cả về lượng và chất. Nguồn vốn nước Ngoài đổ vào thị trường tăng gấp 5 lần so với năm trước. Đến hết 31/12/2006, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt 17% GDP, vượt qua cột mốc 15% GDP. Với kết quả này, thị trường chứng khoán đã vượt mục tiêu 10- 15% GDP mà Thủ tướng đặt ra trong chiến lược phát triển của thị trường chứng khoán đến năm 2010. Dự kiến, đến 2010 GDP của Việt Nam ước đạt 80 tỉ USD và tổng giá trị vốn hóa được nâng lên từ 25-30% GDP. Về chất, trong năm qua các nhà đầu tư ngày càng tỏ ra chuyên nghiệp hơn, không còn đầu tư theo tâm lý như những năm trước đây. Bằng chứng là trong khi rất nhiều cổ phiếu “sốt” thì vẫn có những cổ phiếu giảm giá hoặc đứng chứ không phải cổ phiếu nào cũng tăng như trước. Về phía các công ty niêm yết, đã có những nghiên cứu kỹ hơn về thị trường chứng khoán và các báo cáo tài chính của các công ty cũng bài bản và rõ ràng hơn. Các nhà đầu tư nước Ngoài cũng đóng vai trò quan trọng tác động tích cực đến thị trường chứng khoán. Nguyên nhân đẩy thị trường có được sự tăng trưởng vượt bậc. Trước hết là các định chế cho thị trường đã mở hơn. Cơ sở hạ tầng, các khung pháp lý để giám sát thị trường, hệ thống công nghệ... đã được chuẩn bị kỹ cho phát triển của thị trường đến năm 2010. Cụ thể, cơ sở vật chất của thị trường được chuẩn bị để đáp ứng cho 3 triệu tài khoản, và 2.000 tổ chức niêm yết. Một yếu tố tác động mạnh đến thị trường chứng khoán trong năm qua, đó là việc Việt Nam đã

thăm Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM của Tổng thống Mỹ George Bush nhân chuyến tham dự Hội nghị APEC lần thứ 14. Đây được coi là “cú hích” làm thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ.

Tuy nhiên,TTCK Việt Nam hiện nay còn có một số hạn chế như: việc chênh lệch lớn giữa cung chứng khoán và cầu đầu tư dẫn đến lượng vốn vào TTCK ngày càng nhiều sẽ tiềm ẩn nguy cơ “bong bóng” giá; giá chứng khoán tăng nhanh (tăng 144% trong năm 2006 và 50% đầu năm 2007). Các nhà đầu tư cá nhân trong nước chủ yếu đầu tư ngắn hạn, mang nặng tâm lý phong trào, nhiều nhà đầu tư mới kém hiểu biết tham gia. Nguy cơ giá cổ phiếu bị đẩy lên quá cao sẽ có lúc sụt giảm dẫn đến thua lỗ. Nhiều luồng vốn đổ vào TTCK, đặc biệt trong đó có cả luồng vốn của các ngân hàng. Các quỹ đầu tư nước Ngoài hoạt động chứng khoán vượt quá chức năng, chưa được Nhà nước quản lý chặt chẽ. Hoạt động của TTCK tự do còn ở phạm vi khá rộng, khả năng xảy ra rủi ro cao. Chất lượng công bố thông tin vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của tính minh bạch và bình đẳng trong hoạt động của TTCK,…Để khắc phục trong thời gian tới, cần đẩy mạnh áp dụng một số giải pháp quan trọng để phát triển TTCK Việt Nam như: hoàn thiện khung pháp lý, thể chế, chính sách; nâng cao số lượng, chất lượng cung–cầu trên TTCK; quản lý chặt chẽ thị trường chứng khoán tự do; nâng cao năng lực của các tổ chức trung gian; tăng cường giám sát TTCK, tự động hóa toàn bộ các hoạt động giao dịch, thanh toán, công bố thông tin theo chuẩn mực quốc tế.v.v. Sự phát triển của TTCK vừa qua là một tín hiệu đáng mừng, phản ánh những thành công của sự phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Chứng khoán cũng là một kênh quan trọng để thu hút nguồn vốn đầu tư xây dựng đất nước. khẩn trương xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện Luật Chứng khoán. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân, từ các nhà quản lý đến các cán bộ, công chức ở Trung ương và địa phương và người dân về TTCK, không để xảy ra hiện tượng gian dối, đưa thông tin sai lệch. Đây là việc làm rất quan trọng, Đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đưa thêm nhiều Tổng công ty, công ty lớn lên sàn giao dịch chứng khoán chính thức; đồng thời tăng cường tính công khai minh bạch của TTCK, nhất là TTCK tự do. Bắt buộc các công ty cổ phần khi bán cổ phiếu ra công

chúng phải được kiểm toán và minh bạch hóa tài chính; dứt khoát phải trung thực, không được để xảy ra hiện tượng đầu cơ, lừa đảo khi bán cổ phiếu ra thị trường. UBCKNN cần tăng cường năng lực quản lý, thanh tra, giám sát, xử lý nghiêm những trường hợp làm sai quy định. Các bộ phận chức năng phải hết sức sâu sát, kiểm soát và nắm chắc tình hình các luồng vốn lưu chuyển qua sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh; nhanh nhạy, kịp thời xử lý các sự cố, trục trặc xảy ra hằng ngày; khẩn trương nâng cấp kết cấu hạ tầng thông tin, đào tạo chuyên sâu các nhân viên chứng khoán.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÁI BÌNH DƯƠNG (Trang 36 - 38)