Nâng cao nhận thức cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu ở Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 59 - 62)

IV. Giải pháp liên quan tới việc áp dụng thuế chống bánphá giá tại ViệtNam

3. Nâng cao nhận thức cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp

Muốn áp dụng được thuế chống bán phá giá cần có sự tham gia phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan từ trung ương tới địa phương và doanh nghiệp.

* Các cơ quan quản lý nhà nước

Cần nhanh chóng tổ chức các khóa đào tạo về áp dụng thuế chống bán phá giá cho đông đảo cán bộ các bộ ngành. Nội dung của các khóa đào tạo này sẽ bao gồm những vấn đề kinh tế liên quan tới bán phá giá, những qui định về thuế chống bán phá giá của WTO, kinh nghiệm áp dụng thuế chống bán phá giá của một số nước và những vấn đề đang nổi lên tại Vòng đàm phán Doha của WTO liên quan tới vấn đề chống bán phá giá.

* Các cơ quan nghiên cứu

Các cơ quan nghiên cứu cần triển khai nghiên cứu các đề tài về chống bán phá giá và tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách về những ưu điểm cũng như nhược điểm của hệ thống chính sách hiện tại liên quan tới chống bán phá giá. Đồng thời, các cơ quan nghiên cứu cũng phải đi tiên phong trong việc đưa ra các khuyến nghị về áp dụng thuế chống bán phá giá trong các trường hợp cụ thể, đặc biệt là khi cơ quan chức năng đã quyết định điều tra. Những khuyến nghị cần cụ thể như có nên áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu đang được điều tra hay không, lợi ích và thiệt hại đối với mỗi nhóm là bao nhiêu, thuế suất có

đúng bằng mức biên độ phá giá không hay nên thấp hơn, những phản ứng quốc tế khi áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ như thế nào, v.v...

* Các doanh nghiệp

Cần tổ chức, tuyên truyền cho các doanh nghiệp có những hiểu biết nhất định về quyền của họ đối với việc tiến hành điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá, nghĩa vụ tham gia của họ trong tiến trình điều tra, v.v... Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần biết rõ nguy cơ hàng xuất khẩu của họ cũng có thể bị nước nhập khẩu áp dụng thuế chống bán phá giá. Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu một loại mặt hàng nên hợp tác với nhau dưới hình thức hiệp hội để thường xuyên trao đổi thông tin, tìm biện pháp đối phó khi mặt hàng mình xuất khẩu bị nước ngoài điều tra phá giá, đồng thời các doanh nghiệp cũng cần hợp tác chặt chẽ với chính phủ để tiến hành những vận động cần thiết khi hàng xuất khẩu của Việt Nam có nguy cơ bị điều tra/áp dụng thuế chống bán phá giá.

Kết luận

Trong thương mại quốc tế bán phá giá là một hiện tượng kinh tế bình thường. Tuy nhiên những năm gần đây song song với thương mại toàn cầu ngày càng tự do hoá thì các biện pháp chống bán phá giá được áp dụng ngày càng tăng. Đã có những ý kiến cho rằng biện pháp này đã bị lạm dụng như một hàng rào phi thuế quan để bảo hộ cho sản xuất trong nước. Nhìn chung qui định của các nước về chống bán phá giá đều dựa trên Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Hiệp định này đưa ra định nghĩa cụ thể khi nào hàng nhập khẩu bị coi là bán phá giá dựa trên hai tiêu chí là giá xuất khẩu thấp hơn giá bán trong nước hoặc thấp hơn chi phí sản xuất. Hiệp định cũng qui định chặt chẽ về điều tra thiệt hại của ngành sản xuất hàng hoá tương tự ở trong nước do hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra. Mỗi thành viên của WTO chỉ có thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá khi hàng nhập khẩu bị bán phá giá dẫn tới thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hoá tương tự trong nước.

Khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về thuế chống bán phá giá cần phảI cân nhắc cẩn thận tới ý nghĩa kinh tế của hiện tượng bán phá giá để có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong văn bản luật phải coi lợi ích toàn xã hội cao hơn lợi ích riêng của các nhà sản xuất. Trên cơ sở kinh nghiệm của các nước khác trong lĩnh vực này thì mức thuế chống bán phá giá tốt sẽ là mức thuế cân bằng được lợi ích của cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng. Thực tế của nhiều nước cũng chỉ ra rằng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về chống bán phá giá vừa phù hợp với hoàn cảnh từng nước vừa không trái với luật thương mại quốc tế đã khó, nhưng tổ chức bộ máy thực thi còn khó khăn hơn nhiều. Đó là do các thủ tục điều tra phá giá và thiệt hại rất phức tạp đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan có thẩm quyền

của nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia giỏi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế vi mô, luật quốc tế, kế toán, v.v...

Chính sách thương mại của Việt nam đã tiến một bước dài theo hướng tự do hóa và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Chính sách này đã góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế khá nhanh và ổn định của Việt nam trong những năm qua. Song song với việc tiếp tục cải cách chính sách thương mại theo hướng tự do hoá hơn nữa để có thể trở thành thành viên WTO trong vài năm tới, Việt nam cũng cần nhanh chóng ban hành Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá để có cơ sở pháp lý áp dụng công cụ này như một công cụ bảo hộ mới có hiệu quả và phù hợp với luật thương mại quốc tế. Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo cán bộ có kiến thức vững vàng về biện pháp này và tuyên truyền phổ biến cho các doanh nghiệp có những hiểu biết nhất định về các vấn đề liên quan tới bán phá giá. Điều này vừa là tiền đề cần thiết để sử dụng tốt biện pháp chống bán phá giá như một công cụ bảo hộ sản xuất trong nước vừa để đối phó có hiệu quả với những tình huống khi hàng xuất khẩu của Việt nam bị các nước khác điều tra áp dụng biện pháp này.

Kết luận

Trong thương mại quốc tế bán phá giá là một hiện tượng kinh tế bình thường. Tuy nhiên những năm gần đây song song với thương mại toàn cầu ngày càng tự do hoá thì các biện pháp chống bán phá giá được áp dụng ngày càng tăng. Đã có những ý kiến cho rằng biện pháp này đã bị lạm dụng như một hàng rào phi thuế quan để bảo hộ cho sản xuất trong nước. Nhìn chung qui định của các nước về chống bán phá giá đều dựa trên Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Hiệp định này đưa ra định nghĩa cụ thể khi nào hàng nhập khẩu bị coi là bán phá giá dựa trên hai tiêu chí là giá xuất khẩu thấp hơn giá bán trong nước hoặc thấp hơn chi phí sản xuất. Hiệp định cũng qui định chặt chẽ về điều tra thiệt hại của ngành sản xuất hàng hoá tương tự ở trong nước do hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra. Mỗi thành viên của WTO chỉ có thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá khi hàng nhập khẩu bị bán phá giá dẫn tới thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hoá tương tự trong nước.

Khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về thuế chống bán phá giá cần phải cân nhắc cẩn thận tới ý nghĩa kinh tế của hiện tượng bán phá giá để có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong văn bản luật phải coi lợi ích toàn xã hội cao hơn lợi ích riêng của các nhà sản xuất. Trên cơ sở kinh nghiệm của các nước khác trong lĩnh vực này thì mức thuế chống bán phá giá tốt sẽ là mức thuế cân bằng được lợi ích của cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng. Thực tế của nhiều nước cũng chỉ ra rằng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về chống bán phá giá vừa phù hợp với hoàn cảnh từng nước vừa không trái với luật thương mại quốc tế đã khó, nhưng tổ chức bộ máy thực thi còn khó khăn hơn nhiều. Đó là do các thủ tục điều tra phá

giá và thiệt hại rất phức tạp đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia giỏi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế vi mô, luật quốc tế, kế toán, v.v...

Chính sách thương mại của Việt nam đã tiến một bước dài theo hướng tự do hóa và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Chính sách này đã góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế khá nhanh và ổn định của Việt nam trong những năm qua. Song song với việc tiếp tục cải cách chính sách thương mại theo hướng tự do hoá hơn nữa để có thể trở thành thành viên WTO trong vài năm tới, Việt nam cũng cần nhanh chóng ban hành Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá để có cơ sở pháp lý áp dụng công cụ này như một công cụ bảo hộ mới có hiệu quả và phù hợp với luật thương mại quốc tế.

Việt nam cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo cán bộ có kiến thức vững vàng về biện pháp này và tuyên truyền phổ biến cho các doanh nghiệp có những hiểu biết nhất định về các vấn đề liên quan tới bán phá giá. Điều này vừa là tiền đề cần thiết để sử dụng tốt biện pháp chống bán phá giá như một công cụ bảo hộ sản xuất trong nước vừa để đối phó có hiệu quả với những tình huống khi hàng xuất khẩu của Việt nam bị các nước khác điều tra áp dụng biện pháp này.

Phụ lục I

Các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam bị điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá trong những năm gần đây

Trải qua một thập kỷ qua Việt Nam đã đạt được thành tựu ngoạn mục trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, đã xuất hiện một số trường hợp hàng của ta bị điều tra và đánh thuế chống bán phá giá:

Năm Nước Mặt hàng Tiến trình điều tra

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu ở Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w