Tổ chức bộ máy thực thi thuế chống bánphá giá

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu ở Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 58 - 59)

IV. Giải pháp liên quan tới việc áp dụng thuế chống bánphá giá tại ViệtNam

2. Tổ chức bộ máy thực thi thuế chống bánphá giá

Trên thực tế ban hành Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá đã khó nhưng thực thi nó còn khó hơn. Các chương trước đã phân tích chi tiết về sự phức tạp của hoạt động điều tra hàng nhập khẩu bị bán phá giá theo qui định tại Hiệp định về Chống bán phá giá của WTO cũng như điều tra thiệt hại đối với các nhà sản xuất sản phẩm tương tự trong nước do hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra. Cần phải có bộ máy thực thi hiệu quả thì mới đạt được mục tiêu của Pháp lệnh cũng như tránh được các tranh chấp quốc tế do việc áp dụng thuế chống bán phá giá không phù hợp với Hiệp định về Chống bán phá giá.

* Mối liên quan giữa bộ máy thực thi chống phá giá và tự vệ

Tháng 6 năm 2002 Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh về tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu. Song song với xây dựng Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá, Việt Nam cũng đang xây dựng Pháp lệnh về thuế chống trợ cấp. Đây là những biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo hộ nhà sản xuất trong nước với điều kiện chung là hàng nhập khẩu gây ra hoặc có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với các nhà sản xuất hàng hóatương tự trong nước. Do đó cần cân nhắc tới bộ máy duy nhất thực thi cả ba biện pháp này. Trong hoàn cảnh Việt Nam đang cải cách hành chính, tinh giản bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước, có lẽ khó có thể thành lập một cơ quan chuyên trách. Hơn nữa, kim ngạch nhập khẩu hàng năm của Việt Nam cũng chưa quá lớn nên nếu lập một cơ quan chuyên trách có thể không hiệu quả.

Như vậy có thể thành lập một bộ phận không chuyên trách phụ trách cả ba biện pháp. Các thành viên của bộ phận này là các cán bộ có chuyên môn sâu về thương mại quốc tế, luật quốc tế, kế toán, v.v...

* Điều tra phá giá

Điều tra phá giá rất phức tạp và tốn kém nguồn lực. Các cán bộ tham gia điều tra phá giá cần có kiến thức sâu về kinh tế vi mô, kinh tế ngành, kế toán và ngoại ngữ. Đồng thời cần phải hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng tương tự ở trong nước trong quá trình điều tra hàng nhập khẩu được bán phá giá như thế nào.

* Điều tra thiệt hại

Xét về lợi ích của những ngành sử dụng hàng nhập khẩu hay người tiêu dùng thì hàng nhập khẩu bị bán phá giá làm tăng lợi ích của họ. Như vậy chỉ nên áp dụng thuế chống bán phá giá

khi hàng nhập khẩu đó gây thiệt hại nghiêm trọng đối với các nhà sản xuất mặt hàng tương tự ở trong nước. Tuy nhiên, việc đánh giá thiệt hại vừa khó về mặt kỹ thuật lại vừa phức tạp về mặt xã hội. Chắc chắn các nhà sản xuất sẽ tìm mọi cách vận động để cơ quan điều tra thiệt hại thổi phồng ít nhiều thiệt hại do hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra cho họ. Trong thực tế ở Việt Nam nạn tham nhũng còn khá phổ biến thì việc điều tra thiệt hại lại càng phức tạp.

Nếu tách cơ quan điều tra thiệt hại độc lập với cơ quan điều tra bán phá giá thì sẽ đảm bảo khách quan hơn nhưng tổ chức lại cồng kềnh. Như vậy Việt Nam nên tiếp cận theo hướng chỉ có một cơ quan chung vừa điều tra bán phá giá vừa điều tra thiệt hại. Đồng thời cần có những qui định chặt chẽ và tuyển chọn cán bộ có đạo đức tốt để đảm nhận công việc điều tra thiệt hại.

 Cơ quan thực thi

Việt Nam nên học tập kinh nghiệm của Thái Lan liên quan tới cơ quan thực thi Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá. Cơ quan này có thể là một ủy ban do Bộ trưởng Thương mại đứng đầu, các thành viên là các thứ trưởng Bộ Tài chính, Công nghiệp, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải và một số chuyên gia về luật thương mại quốc tế, kế toán, kinh tế.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu ở Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w