IV. Thực tiễn áp dụng thuế chống bánphá giá của EU
a. Hình thức đánh thuế
Nếu cuộc điều tra dẫn đến kết quả là có phá giá và thiệt hại và nếu xét thấy cần thiết thì EU sẽ áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nhưng không được áp dụng sớm hơn 60 ngày và quá 9 tháng kể từ ngày bắt đầu điều tra, trường hợp đặc biệt có thể áp dụng trong 9 tháng. EU đánh thuế chống bán phá giá theo 4 hình thức như sau:
- thuế phần trăm;
- thuế thay đổi trên cơ sở giá tối thiểu;
- kết hợp giữa thuế phần trăm và thuế thay đổi; - thuế tuyệt đối.
EU quyết định hình thức đánh thuế dựa trên cơ sở tính chất của sản phẩm, thuế thay đổi theo giá tối thiểu thường được áp dụng với hàng tiêu dùng. EU thường đánh thuế chống bán phá giá với mức thuế riêng cho mỗi nhà sản xuất/xuất khẩu nếu biên độ phá giá khác nhau.
áp dụng thuế chống bán phá giá với cả những sản phẩm được sản xuất hoặc lắp ráp ở EU
Theo Qui chế chống bán phá giá sửa đổi năm 1987, EU có thể đánh thuế chống bán phá giá với cả những sản phẩm sản xuất hoặc lắp ráp trong EU với những điều kiện sau:
- nhà sản xuất hoặc lắp ráp sản phẩm có mối liên hệ hoặc liên kết với bất kỳ nhà sản xuất nào xuất khẩu sản phẩm tương tự đang bị EU đánh thuế chống bán phá giá;
- việc lắp ráp hoặc sản xuất được bắt đầu hoặc tăng trưởng đáng kể sau khi tiến hành điều tra phá giá;
- giá trị linh kiện hoặc vật liệu sử dụng trong sản xuất hoặc lắp ráp có xuất xứ từ nước xuất khẩu sản phẩm đang bị đánh thuế chống bán phá giá chiếm ít nhất 60% tổng giá trị linh kiện và vật liệu. Trường hợp này thuế suất áp dụng sẽ bằng thuế suất áp dụng với nhà sản xuất ở nước xuất xứ sản phẩm liên quan, giá tính thuế sẽ là giá CIF của linh kiện và nguyên liệu nhập khẩu. Các nhà máy sản xuất hoặc lắp ráp sản phẩm trong EU, nếu thấy sản phẩm của mình rơi vào các điều kiện trên thì phải thông báo với cơ quan hải quan nước mình trước khi xuất xưởng để bán trên thị trường EU.