Việc thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận tại SGD I

Một phần của tài liệu 530Các giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ may tại Công ty Cổ Phần Thương mại và Xuất nhập khẩu Quế Võ (72 tr) (Trang 45)

2.3.1. Các văn bản hớng dẫn về cơ chế lãi suất cho vay:

Hiện nay vốn huy động của NHCT là nguồn vốn ngắn hạn, với cơ cấu huy động thời hạn cao nhất là 1 năm, trong khi đó trên 30% nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn với thời hạn dài, từ 5 năm đến 7 năm, 8 năm, trên 10 năm, nh vậy yếu tố rủi ro khi có sự biến động thị trờng và lãi suất là rất lớn. Kế hoạch kinh doanh do HĐQT giao, chỉ tiêu d nợ cho vay trung và dài hạn năm 2003 là 40% trên tổng d nợ. Để tránh rủi ro về lãi suất cho ngân hàng cũng nh khách hàng, đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh, nâng cao chất lợng đầu t tín dụng, Tổng Giám đốc

NHCTVN đã gửi công văn hớng dẫn về cơ chế điều hành lãi suất cho vay đến SGD I nh sau:

1. Cho vay trung và dài hạn, Giám đốc SGD đợc quyền quyết định lãi suất cho vay cố định hoặc thả nổi, nhng phải đảm bảo các nguyên tắc:

-Không thấp hơn sàn lãi suất cho vay thấp nhất do Tổng Giám đốc thông báo trong từng thời kỳ;

-Lãi suất cho vay đảm bảo thực dơng;

-Khi thực hiện lãi suất cho vay cố định, trong hợp đồng tín dụng ký với khách hàng, cần có điều khoản thoả thuận lãi suất cho vay hiện tại đợc điều chỉnh khi lãi suất cho vay trên thị trờng tiền tệ Việt Nam thay đổi;

-Tăng trởng d nợ đúng chỉ tiêu kế hoach của Tổng Giám đốc giao.

Giám đốc SGD cần thoả thuận, đàm phán với khách hàng áp dụng phơng thức lãi suất cho vay thả nổi, phơng thức này cũng khuyến khích áp dụng đối với cho vay ngắn hạn có thời hạn trên 6 tháng đến 1 năm hoặc cho vay bằng ngoại tệ. Trờng hợp khách hàng có uy tín, có tình hình tài chính lành mạnh, phải cho vay để giữ thị phần thì mới áp dụng phơng thức lãi suất cho vay cố định.

2. Phơng thức lãi suất cho vay thả nổi là lãi suất cho vay đợc ấn định tại các thời điểm giải ngân và định kỳ sau một thời gian nhất định tính từ ngày giải ngân, lãi suất các khoản cho vay đợc xác định lại.

 Công thức chung:

Lãi suất cho vay = Lãi suất cơ sở + Phí ngân hàng.

-Lãi suất cơ sở có thể coi là giá đầu vào của nguồn vốn cho vay đợc xác định bằng lãi suất huy động vốn có kỳ hạn( ví dụ: lãi suất huy động VNĐ, ngoại tệ có kỳ hạn 3-6-12 tháng của SGDI- NHCTVN), hoặc lãi suất thị trờng quốc tế( ví dụ lãi suất thị trờng tiền tệ liên ngân hàng Singapore- SIBOR)

-Phí ngân hàng là một phần trăm cố định cấu thành bởi các chi phí các nghiệp vụ ngân hàng, dự phòng rủi ro, uy tín khách hàng... nhằm đảm bảo ngân hàng có lợi nhuận trong kinh doanh tín dụng.

Cụ thể, lãi suất cơ sở đợc xác định nh sau:

-Cho vay ngắn hạn: lãi suất cơ sở là lãi suất huy động của NHCT kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng bằng VNĐ, EUR nếu là cho vay bằng VNĐ, EUR. Lãi suất cơ sở là SIBOR kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng nếu là cho vay bằng USD;

-Cho vay trung hạn: lãi suất cơ sở là lãi suất huy động của NHCT kỳ hạn 6 tháng, 1 năm bằng VNĐ, EUR nếu là cho vay bằng VNĐ, EUR. Lãi suất cơ sở là SIBOR kỳ hạn 1 năm nếu là cho vay bằng USD;

-Cho vay dài hạn: lãi suất cơ sở là lãi suất huy động của NHCT kỳ hạn 1 năm bằng VNĐ, EUR nếu là cho vay bằng VNĐ, EUR. Lãi suất cơ sở là SIBOR kỳ hạn 1 năm nếu là cho vay bằng USD.

Khi đã xác định đợc lãi suất cơ sở, Giám đốc SGD tính toán, thoả thuận với khách hàng tỷ lệ phí ngân hàng sao cho lãi suất cho vay tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng không thấp hơn mức sàn mà Tổng Giám đốc đã uỷ quyền vừa đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng. Khi giải ngân lãi suất cho vay bằng lãi suất đang huy động có kỳ hạn hay SIBOR tại thời điểm ngày giải ngân cộng tỷ lệ phí.

Tất cả các khoản đã giải ngân, sau thời gian 3 tháng hoặc 6 tháng ( nếu là cho vay ngắn hạn), sau 6 tháng hoặc 1 năm ( nếu là cho vay trung hạn) và sau 1 năm ( nếu là cho vay dài hạn) tính từ ngày giải ngân, lãi suất sẽ đợc xác định lại. Lãi suất áp dụng cho 3 tháng, 6 tháng, 1 năm của kỳ hạn tiếp theo là lãi suất huy động có kỳ hạn hoặc SIBOR ngày đầu tiên của các kỳ hạn mới cộng tỷ lệ phí đã xác định.

2.3.2.Tình hình thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận :

Hiện nay, cơ chế lãi suất cho vay của SGD I – NHCTVN đã chứa đựng yếu tố thoả thuận giữa khách hàng xin vay vốn và ngân hàng, đó là, về phía khách hàng, họ có thể cùng tham gia đàm phán để đợc chấp nhận vay với mức lãi suất mà đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, mang lại lợi nhuận sau khi phải chi trả tiền lãi vốn vay cho ngân hàng. Khách hàng là các doanh nghiệp sẽ trình phơng án sản xuất kinh doanh, dự tính lợi nhuận sẽ thu đợc nếu đợc vay với một mức lãi suất mà ngân hàng đa ra lúc đầu, nếu mức lãi suất này cha hợp lý, có nghĩa là nó làm cho doanh nghiệp hoạt động không có lãi hoặc lãi ít thì doanh nghiệp có thể đề nghị ngân hàng xem xét ra quyết định về một mức lãi suất thấp hơn. Còn về phía ngân hàng, căn cứ vào chi phí huy động nguồn, chi phí nghiệp vụ, uy tín của khách hàng, d nợ cho vay sẽ đa ra một mức lãi suất thực dơng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, phù hợp với quy định của Tổng giám đốc NHCTVN trong từng thời kỳ.

Tổng Giám đốc căn cứ vào lãi suất huy động vốn bằng Đồng Việt Nam và mặt bằng lãi suất trên thị trờng thông báo sàn lãi suất cho vay áp dụng trong hệ thống NHCT kể từ ngày 15/3/2003 :

Mức lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ thấp nhất là 0,68%/ tháng (8,16%/ năm). Mức lãi suất cho vay trung dài hạn bằng VNĐ thấp nhất là 0,73%/ tháng ( 8,76%/ năm), ngoại trừ các loại cho vay u đãi ( tín dụng xuất khẩu, cho vay chơng trình tín dụng Việt Đức, cho vay u đãi tạo việc làm, cho vay theo chơng trình tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ với đối tác ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản, cho vay đối với học sinh sinh viên, cho vay chỉ định...). Đó là mức sàn lãi suất mà NHCT VN đa ra trong từng thời kỳ để hớng dẫn các chi nhánh áp dụng trong hoạt động cho vay, các giám đốc chi nhánh có quyền chủ động đa ra mức lãi suất phù hợp với tình hình thực tế.

Cụ thể, trởng phòng Kinh doanh của Sở, nơi thực hiện các nghiệp vụ tín dụng căn cứ vào mức lãi suất huy động tiền gửi, vào tình hình áp dụng lãi suất cho vay của các ngân hàng thơng mại trên địa bàn Hà Nội vào thời điểm hiện tại đề nghị Giám đốc

SGD I- NHCTVN xem xét điều chỉnh lãi suất cho vay VNĐ đối với từng đối tợng khách hàng. Sự thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng đạt đợc để đi đến kết quả làm hài lòng cả khách hàng và bảo đảm đem lại lợi nhuận cho ngân hàng đó là sau quá trình cán bộ tín dụng báo cáo tình hình với trởng phòng kinh doanh, trởng phòng kinh doanh trình lên Giám đốc Sở, cùng với sự có mặt của Ban Giám sát sẽ xem xét đề nghị của khách hàng có giải quyết và chấp nhận đợc hay không.

Với các khách hàng truyền thống, lâu năm có uy tín nh Công ty thực phẩm miền Bắc, Công ty Than nội địa, Công ty XNK Vật t hoá chất, Công ty dịch vụ Thơng mại số 1..., họ đợc thoả thuận một mức lãi suất là 0,68%/ tháng đối với vay ngắn hạn, Nhà xuất bản giáo dục, Công ty Thiết bị Kỹ thuật điện... là 0,7%/ tháng. Có thể thấy rằng các doanh nghiệp Nhà nớc, một số các công ty liên doanh nh Công ty liên doanh Hanoi Heritage Hotel, Công ty United motor Việt Nam có uy tín và quan hệ truyền thống lâu năm với ngân hàng, hoạt động kinh doanh hiệu quả sẽ đợc u đãi trong việc thoả thuận hơn là các doanh nghiệp t nhân, nh Công ty TNHH Tân Liên, Công ty TNHH Thanh Hơng, Công ty cổ phần giao thơng... thờng vay ngắn hạn với mức lãi suất 0,8%/ tháng. Tuy vậy khách hàng đến với Sở vẫn chấp nhận đợc mức lãi suất mà ngân hàng đa ra bởi mức lãi suất này khá hợp lý và thuộc vào loại thấp so với các ngân hàng khác. Có đợc điều này là do SGD I có đợc nguồn vốn huy động dồi dào từ các doanh nghiệp (74%) và dân c (26%) với tổng số vốn huy động đợc năm 2002 là 14.605 tỷ đồng, nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, địa điểm giao dịch thuận lợi, thêm vào đó là thái độ nhiệt tình, chu đáo, trình độ chuyên môn sâu của đội ngũ cán bộ tín dụng cũng nh các phòng ban khác đã tạo ra một lợi thế to lớn trong hoạt động kinh doanh của Sở, trong việc thoả thuận một mức lãi suất hợp lý với khách hàng và ngân hàng.

Tuy nhiên, việc thoả thuận lãi suất giữa khách hàng và ngân hàng còn gặp một số khó khăn:

-SGD I phải đối mặt với sự thay đổi thờng xuyên của lãi suất thị trờng, mà sự thay đổi này sẽ dẫn đến rủi ro lãi suất . Điều này đòi hỏi Sở phải hết sức năng động

trong quản lý tín dụng; phải có chiến lợc kinh doanh một cách tỷ mỉ. Vấn để quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất đòi hỏi không thể thờ ơ. Sở có thể phải quan tâm đến việc định giá lại tài sản và những khoản nợ khi có sự tăng giảm lãi suất .

-Tính xã hội của lãi suất cũng là một vấn đề, đó là chính sách u đãi của Chính phủ; tính đồng bộ giữa chủ trơng và văn bản pháp quy đi kèm bao giờ cũng không đ- ợc tuân thủ kịp thời. Vấn đề này ít nhiều gây khó khăn trong khi vận hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Nguồn vốn huy động tuy tăng nhanh nhng cơ cấu cha hợp lý, nhất là nguồn vốn dài hạn chiếm tỷ trọng thấp; D nợ đầu t, cho vay cha phù hợp với nguồn vốn, mới đạt 19,2% tổng nguồn vốn huy động.

-Công tác xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi chậm do gặp nhiều khó khăn v- ớng mắc, mà một trong những điều kiện để áp dụng cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận là hệ thống ngân hàng lành mạnh, hoạt động có hiệu quả, do đó quá trình tái cơ cấu ngân hàng sẽ gặp khó khăn.

-Hoạt động dịch vụ đợc tăng cờng nhng cha đa dạng, phong phú, cơ sở vật chất kỹ thuật cha đáp ứng đợc với yêu cầu của một ngân hàng hiện đại, do đó ảnh hởng đến sức cạnh tranh mà sự cạnh tranh về chất lợng dịch vụ, sản phẩm tiện ích mà ngân hàng cung cấp là một trong những điều kiện để áp dụng có hiệu quả cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận.

Chơng 3 :

Một số giải pháp áp dụng cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận tại các NHTM Việt Nam

3.1. Điều kiện kinh tế- xã hội hiện nay:

3.1.1. Những khó khăn và thách thức chung tác động đến SGD I- NHCTVN NHCTVN

Hoàn cảnh và điều kiện kinh tế- xã hội Việt Nam hiện nay có những khó khăn và thách thức cho quá trình tự do hoá lãi suất mà lãi suất cho vay thoả thuận là bớc đầu tiên trong tiến trình đó, cụ thể là:

-Kinh tế vĩ mô của Việt Nam thời gian qua tuy đã đạt đợc những thành tựu quan trọng, biểu hiện xu thế ổn định song cha đủ bền vững, còn tiềm ẩn những nhân tố rủi ro nh lạm phát, cán cân thơng mại còn lớn, sức ép về thất nghiệp và việc làm tăng lên.

-Hệ thống tài chính cha mạnh, năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của các tổ chức tín dụng còn nhiều yếu kém, chênh lệch nhau khá lớn; vốn tự có nhỏ ( tỷ lệ vốn tự có so với tài sản có của phần lớn các NHTM dới 7%) làm giảm khả năng mở rộng tín dụng, rủi ro tín dụng tăng; nhiều tồn tại cũ về tài chính ( nợ tồn đọng, nợ quá hạn, nợ nần dây da...) cha đợc giải quyết; trình độ, kỹ năng và kỹ thuật, công nghệ còn nhiều bất cập, hạn chế; việc cải cách, tái cơ cấu các NHTM đang ở giai đoạn đầu...

-Trong hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ, vai trò và tác động của các công cụ trực tiếp còn lớn, các công cụ gián tiếp còn sơ khai hoặc cha đủ sức để tác động mạnh đối với thị trờng tiền tệ; thị trờng nội tệ liên ngân hàng, thị trờng đấu thầu trái phiếu kho bạc cha đợc tổ chức tốt làm cơ sở cho việc điều hành chính sách lãi suất theo tín hiệu thị trờng.

-Năng lực tài chính và khả năng thanh toán cũng nh hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân trong nền kinh tế còn nhiều khó khăn, ở mức thấp, đang trong quá trình tìm hiểu và chuyển đổi.

-Các luật, văn bản pháp qui về hoạt động thơng mại, phi thơng mại trong cơ chế thị trờng, cách xử lý vi phạm cha minh bạch, thiếu đồng bộ, thậm chí còn chồng chéo.

3.1.2. Định hớng, mục tiêu của SGD I- NHCTVN với quá trình thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận: hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận:

Cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận có nhiều mặt tích cực và cũng là yêu cầu của nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trờng. SGD I- NHCTVN cũng có thể coi là một ngân hàng thơng mại trong hệ thống các NHTM Việt Nam, hoạt động kinh doanh tự chủ và tuân theo sự quản lý, giám sát của NHCT VN và NHNN Việt Nam, thực hiện đúng chính sách tiền tệ trong đó chính sách lãi suất đợc thực thi thời gian qua đã đi theo hớng tự do hoá, từ tháng 6/2002, với việc NHNN ban hành Quyết định số 546/2002/QĐ- NHNN ngày 30/5/2002 “về thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận trong hoạt động tín dụng thơng mại bằng đồng Việt Nam của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng”, SGD I thực hiện đúng quy chế áp dụng cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận, bớc đầu tiên trong quá trình tự do hoá lãi suất để trong những năm tới đây NHNN có những bớc đi nhanh hơn nhng phải đảm bảo an toàn và phát triển thị trờng tài chính theo chiều sâu.

Bớc vào năm 2003, SGD I đề ra nhiệm vụ kinh doanh đó là nguồn vốn huy động tăng 5%- 10% so với năm 2002; D nợ cho vay tăng 15%- 20% so với năm 2002; Lợi nhuận hạch toán nội bộ tăng 5% so với kế hoạch; Nợ quá hạn dới 3% tổng d nợ; Xử lý nợ tồn đọng cũ 5 tỷ đồng, nâng cao chất lợng tín dụng, áp dụng công nghệ tin học trong hoạt động. Tất cả nhiệm vụ mục tiêu trên là nhằm đa SGD I- NHCTVN cùng hệ thống NHCTVN phát triển hơn nữa, tăng năng lực tài chính, nâng cao sức cạnh tranh để tránh đợc những tác động tiêu cực của quá trình tự do hoá lãi

suất mà thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận là một bớc tiến trong tiến trình này.

3.2. Những giải pháp :

Điều kiện chung nhất khi quyết định tự do hoá lãi suất là kinh tế vĩ mô phải ổn định. ổn định kinh tế vĩ mô biểu hiện là : Nhịp độ tăng trởng kinh tế cao, liên tục, bền vững; kiểm soát đợc lạm phát ở mức dới 5%; kiểm soát mức thâm hụt ngân sách Nhà nớc ở mức không vợt quá 5% so với GDP; tỷ lệ thất nghiệp ở mức dới 6%. Đây là

Một phần của tài liệu 530Các giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ may tại Công ty Cổ Phần Thương mại và Xuất nhập khẩu Quế Võ (72 tr) (Trang 45)