Cơ chế tài trợ vốn gián tiếp thơng qua hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu 166 Xây dựng mô hình Công ty định mức tín nhiệm ở Việt Nam (Trang 42 - 46)

2.1.1.1. Khái lược về hệ thống các định chế tài chính Việt Nam hiện tại

Các định chế trung gian tài chính chủ yếu ở Việt Nam bao gồm:

ƒ Các tổ chức tín dụngđược chi phối bởi Luật các Tổ chức tín dụng như các ngân hàng thương mại, cơng ty tài chính, cơng ty cho thuê tài chính, các quỹ hỗ trợ đầu tư của nhà nước, các quỹđầu tư và quỹ hỗ tương…

Các ngân hàng thương mại: Tính đến thời điểm cuối năm 2006, ở Việt Nam cĩ 5 ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm hơn 70% thị phần tín dụng và huy động vốn; 37 ngân hàng cổ phần đơ thị và nơng thơn, chiếm 11% thị phần tín dụng và huy động vốn; 35 chi nhánh ngân hàng nước ngồi, 5 ngân hàng liên doanh chiếm 12% thị phần huy động vốn và tín dụng. Hiện nay, nguồn vốn từ ngân hàng vẫn

đang là chủ lực chính cung ứng vốn cho nền kinh tế và các doanh nghiệp thơng qua thực tế về tỷ trọng tài sản tài chính của các ngân hàng luơn chiếm trên 70% tổng tài sản tài chính của Việt Nam trong các năm qua.

Ngân hàng chính sách xã hội: Hiện cĩ một ngân hàng chính sách xã hội thực hiện việc cấp tín dụng cho các đối tượng chính sách. Tiền thân của ngân hàng này là Ngân hàng phục vụ người nghèo thành lập năm 1995.

Các cơng ty tài chính: Hiện cĩ 06 cơng ty tài chính trực thuộc các tổng cơng ty lớn. Các cơng ty tài chính này chủ yếu là dàn xếp tài chính cho tổng cơng ty mà nĩ trực thuộc.

Các cơng ty cho thuê tài chính: Hiện cĩ 11cơng ty cho thuê tài chính, trong đĩ cĩ 01 liên doanh và 03 cơng ty 100% vốn nước ngồi. Bảy cơng ty cịn lại trực thuộc 5 ngân hàng thương mại. Trong đĩ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam cĩ 2 cơng ty. Nhìn

chung hoạt động thuê mua tài chính cịn nhiều hạn chế. Tổng số cho thuê của các cơng ty này cĩ một phần khơng nhỏ là tài sản của các ngân hàng mẹ thuê.

Các quỹ tín dụng: cĩ hai loại hình quỹ tín dụng là quỹ tín dụng trung ương và quỹ

tín dụng khu vực. Tổng số các hợp tác xã tín dụng là 898 và chiếm 1,5% thị phần huy động vốn và cho vay.

Ngồi ra cịn một số loại hình tổ chức tài chính khác hoạt động theo Luật các tổ

chức tín dụng là các cơng ty quản lý tài sản, các tổ chức cầm đồ…

ƒ Các Cơng ty bảo hiểm được chi phối bởi Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm gồm bảo hiểm kinh doanh, bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm xã hội.

Hiện cĩ khoảng 24 cơng ty bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn

điều lệ gần 5.000 tỷ đồng. Trong đĩ cĩ 4 doanh nghiệp nhà nước, 7 cơng ty bảo hiểm cổ phần, 7 cơng ty bảo hiểm liên doanh và 6 doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi.

2.1.1.2. Những kết quảđạt được của cơ chế tài trợ vốn gián tiếp qua hệ thống ngân hàng của Việt Nam

Hiện nay, quy mơ của các tổ chức tài chính phi ngân hàng như các cơng ty bảo hiểm, các cơng ty tài chính, quỹ hưu trí ... cịn rất nhỏ bé và chưa thể hiện được vai trị tích cực của mình trong việc huy động và cung ứng vốn cho nền kinh tế. Do vậy, ngân hàng đĩng vai trị chủ chốt trong cơ chế tài trợ vốn gián tiếp tại Việt Nam.

Hiện ngân hàng đang là kênh huy động, cung ứng vốn chính cho nền kinh tế với 30% vốn

đầu tư phát triển hàng năm và 40% tổng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp được tài trợ

bởi tín dụng ngân hàng. Tổng dư nợ tín dụng qua hệ thống ngân hàng vào cuối năm 2005

đã trên 60% GDP. Tính đến hết năm 2006 ước tổng số vốn huy động và tổng dư nợ cho vay, đầu tư của hệ thống ngân hàng đạt mức tăng 20% so với năm 2005. Từ năm 2005

đến nay, tốc độ tăng trưởng huy động vốn và tín dụng đã cĩ xu hướng tăng chậm hơn các giai đoạn trước.

Riêng đối với hệ thống các ngân hàng nước ngồi, các ngân hàng này đã cĩ tốc độ tăng số vốn đầu tư lớn nhất từ trước tới nay. Tính đến hết năm 2006, ước tính tổng số vốn điều lệ và vốn gĩp mua cổ phần của các tập đồn ngân hàng, tài chính nĩi trên đã thực sựđưa vào Việt Nam hiện nay lên tới gần 1,0 tỷ USD. Cũng tính đến hết năm 2006, tổng dư nợ

cho vay và đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam của các chi nhánh ngân hàng nước ngồi, ngân hàng liên doanh, cơng ty cho thuê tài chính cĩ vốn nước ngồi lên tới khoảng 60.000 tỷđồng, tương đương gần 4,0 tỷ USD, tăng trên 20% so với năm 2005.

Đồ thị 2.1: Tăng trưởng huy động vốn của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2000-2005

Đồ thị 2.2: Quy mơ huy động vốn của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2000-2005

Đồ thị 2.3: Quy mơ tín dụng của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2001-2005

Nguồn đồ thị 2.1, 2.2, 2.3: Báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước năm 2005

Trong định hướng phát triển ngành ngân hàng giai đoạn 2006 - 2010 đã xác định tồn ngành cần duy trì tốc độ tăng trưởng huy động vốn, tín dụng từ 22-25%/năm để gĩp phần

thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Như vậy, chỉ tiêu này cao hơn tốc độ tăng vốn đầu tư tồn xã hội (dự kiến 12-13%). Đây là một áp lực rất lớn đối với ngành ngân hàng, khi kết quả

tăng trưởng huy động vốn và tín dụng của năm 2006 đã đạt thấp hơn kế hoạch.

2.1.1.3. Những hạn chế của cơ chế tài trợ vốn gián tiếp qua hệ thống ngân hàng tại Việt Nam

Bên cạnh những kết quảđạt được nhưđã trình bày ở trên, cơ chế tài trợ vốn qua hệ thống ngân hàng cịn cĩ một số hạn chế chính như sau:

Hạn chếđầu tiên chính là quy mơ vốn của các các ngân hàng. Mặc dù hiện nay, các ngân hàng đặc biệt là hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần khơng ngừng tăng vốn điều lệ nhưng so với mặt bằng chung của các nước trong khu vực và thế giới thì vẫn cịn khá thấp.

Việc huy động vốn của ngân hàng ngày càng gặp nhiều khĩ khăn, tập trung vào 4 vấn đề: Một là, tốc độ tăng trưởng kinh tế dù được duy trì ở mức cao trong nhiều năm nhưng thu nhập quốc dân bình quân đầu người vẫn cịn thấp, tiết kiệm và tích luỹ

trong dân cư tuy đã tăng nhưng cịn ở mức khiêm tốn và dân cư vẫn chưa thực sự

tin tưởng khi gửi tiết kiệm và sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng. Bên cạnh đĩ, quy mơ vốn của các doanh nghiệp cịn nhỏ bé, hoạt động chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng; nhu cầu đầu tư cao trong khi khả năng tự tích luỹ, tài trợ thấp.

Hai là, yếu tố giá cả tăng mạnh trong 2 năm gần đây gây ra tâm lý e ngại gửi tiền VND dài hạn vào hệ thống ngân hàng, dẫn đến việc người dân chuyển sang đầu tư

vào bất động sản, hoặc tích trữ dưới dạng USD và vàng.

Ba là, xu hướng tăng lãi suất USD tại Mỹ đã làm gia tăng tình trạng đơ la hố trong nền kinh tế, gây sức ép rất lớn lên lãi suất đối với Đồng Việt Nam và gây nhiều khĩ khăn cho cơng tác huy động vốn.

Bốn là, mức độ cạnh tranh trên thị trường vốn ngày càng cao, việc huy động vốn của các NHTM phải cạnh tranh với các kênh thu hút vốn khác như tiết kiệm bưu

điện, bảo hiểm nhân thọ, hoạt động đầu tư bất động sản, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường tài chính.

Vấn đề chất lượng tín dụng và nợ xấu cũng là điều đáng báo động. Hệ thống thơng tin tín dụng cịn yếu và thiếu.Tuy tỷ lệ nợ xấu trong báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ là 2,85%, nhưng theo đánh giá của IMF và WB tại Việt Nam, Vụ

trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng cũng như các chuyên gia nghiên cứu độc lập thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam phải chiếm từ 15-30% (con số tuyệt đối từ

45.000-90.000 tỉ đồng), cao hơn vốn điều lệ của các ngân hàng rất nhiều. Những khoản tín dụng cĩ vấn đề này tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp nhà nước. Bản chất vấn đề

là do mối quan hệ tam giác Nhà nước - doanh nghiệp nhà nước - ngân hàng thương mại nhà nước rất khĩ gỡ.

Bên cạnh đĩ, hệ thống kế tốn chưa minh bạch, an ninh tài chính trong ngân hàng cịn chưa hình thành rõ nét và chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế

Ngồi ra, trình độ quản lý yếu kém, cơng nghệ lạc hậu, các sản phẩm dịch vụ nghèo nàn... là những điểm yếu cần khắc phục của ngành ngân hàng trong quá trình hội nhập hiện nay.

Một phần của tài liệu 166 Xây dựng mô hình Công ty định mức tín nhiệm ở Việt Nam (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)