Tổng thể bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2005-

Một phần của tài liệu 151 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 25 - 26)

Năm 2005, Việt Nam đã phải đối diện với nhiều khó khăn thử thách đến từ trong nước cũng như từ môi trường bên ngoài.Trong nước luôn phải chống chọi với sự bất thường của thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch cúm gia cầm tái phát… tổng giá trị thiệt hại cho nền kinh tế lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, giá dầu thế giới biến động theo chiều hướng tăng đã làm cho hàng loạt các loại nguyên liệu, hàng hóa khác tăng giá, gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá các nguyên liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ cho quá trình sản xuất trong nước. Tuy vậy, với sự nỗ lực hết mình của cả guồng máy kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2005 đạt 8,43%, một con số ấn tượng và đã góp phần hoàn thành kế hoạch tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001-2005 là 7,5%, điều này khẳng định được rằng thời gian tăng trưởng kinh tế liên tục của Việt Nam đã đạt 25 năm, vượt kỷ lục 23 năm của Hàn Quốc tính đến năm 1997, chỉ thấp hơn kỷ lục 27 năm cho đến nay mà Trung Quốc đang nắm giữ.

Hình 2.1 : Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996 -2006 (%)

8.178.43 8.43 7.7 7.24 7.04 6.89 6.79 9.34 8.15 5.76 4.77 0 2 4 6 8 10 12 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Nguồn : Thời báo kinh tế Việt Nam 2003, 2004, 2005, 2006.

Tiếp theo đà tăng trưởng của năm 2005, theo công bố của Tổng cục thống kê, mức tăng trưởng GDP năm 2006 của nước ta đạt 8,17% tuy có thấp hơn mức

tăng trưởng năm 2005 (8,43%), cũng phải thừa nhận rằng năm 2006 là năm nước ta bị ảnh hưởng nặng nề của điều kiện tự nhiên. Thiên tai dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, liên tiếp gây hại lớn hiếm thấy, chỉ riêng thiên tai đã gây thiệt hại về tài sản lên 18,7 nghìn tỷ đồng, cao nhất trong 35 năm qua nếu tính theo giá trị tăng thêm thì tương đương với 1% GDP. GDP bình quân đầu người năm 2006 đạt 725 USD/người cao hơn mức 638 USD/người của năm 2005, công nghiệp dịch vụ trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế, phù hợp với chiến lược tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành dịch vụ, công nghiệp. Lạm phát năm 2006 là 6,7% so với mức lạm phát 8,4% của năm 2005 thì có thể thấy Chính phủ đã thực hiện tốt mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm 2006.

Mặc dù thâm hụt cán cân thương mại ước tính cả năm 2006 lên tới khoảng 5 tỷ USD do kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh và lớn hơn nhiều kim ngạch xuất khẩu, nhưng do thặng dư cán cân vốn, nên thâm hụt cán cân vãng lai hầu như không còn. Tính chung cán cân thanh toán tổng thể năm 2006 thặng dư khoảng 3,4 tỷ USD, tăng 1,3 tỷ USD so với mức thặng dư 2,1 tỷ USD của năm 2005.

Thành tích tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là rất ấn tượng trong những năm gần đây, điều này có thể giúp chúng ta gia tốc phát triển kinh tế để tránh nguy cơ tụt hậu cũng như theo kịp đà phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, chất lượng của tăng trưởng kinh tế trong những năm qua chuyển biến còn chậm, tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào lượng vốn đầu tư trong khi hiệu quả đầu tư vẫn còn thấp (năm 2006 có tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP cao hơn nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế lại thấp hơn năm 2005). Tăng trưởng kinh tế do đóng góp của yếu tố lao động, đặc biệt là yếu tố năng suất lao động còn thấp. Cơ cấu kinh tế về công nghiệp, xuất khẩu còn mang nặng tính khai thác, tính gia công. Đã đến lúc phải chuyển sang phát triển theo chiều sâu, chú trọng tăng trưởng theo hướng tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tức là nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP), tiến đến con đường phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu 151 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)