Về quản lý ngoại hố

Một phần của tài liệu 151 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 50 - 54)

Quản lý ngoại hối có một ý nghĩa then chốt, quan trọng trong tiến trình hội nhập. Nó vừa thể hiện quan điểm, chính sách hội nhập của một quốc gia với thế giới, vừa là chốt chặn, rào cản, giúp kiểm soát được các giao dịch trên tài khoản vãng lai và tài khoản vốn của một nước.

Khi hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam phải cam kết thực hiện một số điều khoản nhất định, trong đó có một số cam kết liên quan đến hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động ngoại hối nói riêng để hướng đến và tạo dựng một khu vực ngân hàng lành mạnh và hiệu quả. Việc thực hiện các cam kết khi hội nhập, bên cạnh những thuận lợi tạo ra cho nền kinh tế, cũng đặt ra cho hệ thống ngân hàng và công tác quản lý hoạt động ngoại hối của nước ta những khó khăn thách thức để thực hiện hội nhập kinh tế, thu hút được dòng vốn quốc tế nhưng vẫn kiểm soát được rủi ro có thể xảy ra.

Hành lang pháp lý chủ yếu cho việc quản lý ngoại hối được thể hiện trong Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối và gần đây nhất là Pháp lệnh ngoại hối có hiệu lực từ ngày 01/06/2006.

Theo quy định tại Điều khoản VIII Điều lệ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các giao dịch vãng lai được tự do hóa. Để thực hiện cam kết này, tại Điều 6 của Pháp lệnh Ngoại hối đã khẳng định ” Tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai giữa người cư trú và người không cư trú được tự do thực

hiện”. Điều này có nghĩa mọi thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai (thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ… ) đều được tự do thực hiện. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc tự do hóa giao dịch vãng lai không có nghĩa là thả nổi mà phải kiểm soát được các giao dịch này.

Về giao dịch vốn, mặc dù không cam kết phải tự do hóa, nhưng các nước đều có xu hướng nới lỏng dần các hạn chế với giao dịch vốn. Trong trình tự của tiến trình hội nhập kinh tế, Việt Nam hiện nay mới chỉ tự do hóa với các giao dịch vãng lai, còn các giao dịch vốn mặc dù đã nới lỏng nhiều, nhưng vẫn cần phải kiểm soát ở mức độ nhất định.

Đối với vốn vay nước ngoài, NHNN chịu trách nhiệm xác nhận đăng ký khoản vay của người cư trú là tổ chức kinh tế, TCTD và cá nhân trong phạm vi tổng hạn mức vay vốn nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm. Tổ chức kinh tế và TCTD được trực tiếp vay nước ngoài theo nguyên tắc tự vay tự trả. Cá nhân vay nước ngoài phải đáp ứng điều kiện về vay trả nợ nước ngoài của NHNN và được Thống đốc NHNN cho phép. Việc mở rộng đối tượng vay vốn nước ngoài đối với cá nhân quy định trong Pháp lệnh Ngoại hối nhằm thu hút được vốn tiết kiệm lớn của bà con Việt kiều ở nước ngoài, góp phần phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

Về quản lý vốn đầu tư nước ngoài. Đầu tư nước ngoài được thể hiện dưới hai hình thức : đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, Pháp lệnh Ngoại hối quy định rõ, đối với đầu tư trực tiếp : việc chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ vào Việt Nam, việc chuyển vốn đầu tư gốc, lợi nhuận, trả lãi vay và các khoản thu hợp pháp ra nước ngoài phải được nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thông qua tài khoản ngoại tệ mở tại một TCTD được phép. Đầu tư gián tiếp : vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải được chuyển sang đồng Việt Nam để đầu tư. Vốn đầu tư, lợi nhuận và các nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam được chuyển đổi thành ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài thông qua tài khoản mở tại TCTD được phép.

Thực tế hiện nay ở Việt Nam cho thấy, bên cạnh đồng bản tệ, ngoại tệ vẫn được sử dụng và lưu hành ở một mức độ nhất định, gây nên hiện tượng đô la hóa. Để hạn chế tình trạng này, Pháp lệnh Ngoại hối đã xác định một nguyên tắc kiên quyết nhằm hạn chế tình trạng đô la hóa để tiến tới trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam. Cụ thể Pháp lệnh đã quy định, nghiêm cấm triệt để các giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo bằng ngoại tệ giữa các cá nhân, tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam. Quy định cụ thể việc mở và sử dụng tài khoản, sử dụng ngoại tệ tiền mặt. Đặc biệt, Pháp lệnh Ngoại hối cũng đã cho phép người cư trú lựa chọn

đồng tiền để thanh toán cho các giao dịch vãng lai gồm cả đồng Việt Nam đã góp phần nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam và hạn chế mức độ đô la hóa.

Tình hình dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong thời gian qua

Dự trữ ngoại hối là phương tiện đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế nhằm thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu, mở rộng đầu tư, hợp tác kinh tế với nước ngoài. Bên cạnh đó, dự trữ ngoại hối còn là cơ sở cho việc phát hành tiền và được sử dụng như một lực lượng để can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm điều tiết tỷ giá. Như vậy, dự trữ ngoại hối có vai trò quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế.

Trong thời gian qua, chính sách quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước đã có những chuyển biến tích cực phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế, vừa giúp cho ngân hàng nhà nước kiểm soát chặc chẽ tình hình ngoại hối của quốc gia, vừa tạo ra môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư phát triển kinh tế và hơn thế nữa tình hình dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã có được những cải thiện đáng kể. Trong những năm qua, khối lượng dự trữ ngoại hối nhà nước của Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh. Dự trữ ngoại hối năm 2005 tăng gấp 3 lần so với năm1999. Nếu như trong những năm trước 2004 dự trữ ngoại hối đáp ứng khoảng trên dưới 8 tuần nhập khẩu thì đến năm 2004 đã đạt 9 tuần nhập khẩu, năm 2005 đạt 10 tuần nhập khẩu và dự trữ ngoại hối năm 2006 đã đạt 13 tuần nhập khẩu.

2700 3387 3387 7730 6314 5620 3692 3030 8 8.9 8.3 7.2 8.9 9 10 0 2000 4000 6000 8000 10000 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Triệu USD 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Tuần nhập khẩu Dự trữ ngoại hối Tuần nhập khẩu

Hình 2.6 : Dự trữ ngoại hối tính theo số tuyệt đối và theo tuần nhập khẩu

Tuy nhiên, do nền kinh tế tăng trưởng nên đi cùng với sự tăng lên trong kim ngạch xuất khẩu đồng thời kim ngạch nhập khẩu cũng tăng lên. Điều này giải thích vì sao quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng mạnh nhưng tính trên tuần nhập khẩu vẫn ở mức thấp so với các quốc gia khác trên khu vực và thế giới.

Một yếu tố nhằm đảm bảo cho khả năng tài chính của một quốc gia là nguồn dự trữ ngoại hối của quốc gia đó phải dồi dào, sẵn sàng đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ cho người dân và nhà đầu tư, điều này đem lại sự đánh giá khả quan cho hạng mức rủi ro quốc gia. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP trên mức 50% được gọi là cao trong khi tỷ lệ này của Việt Nam hiện nay là dưới 35%. Vì vậy, nguồn dự trữ ngoại hối của nước ta hiện nay so với nợ là ở mức tương đối an toàn và liên tục được cải thiện qua các năm. Năm 2004 tỷ lệ dự trữ ngoại hối/nợ ngắn hạn đến hạn là 716% là mức an toàn và cao hơn nhiều so với mức 593% của Trung Quốc, quốc gia có dự trữ ngoại hối vào hàng lớn nhất trên thế giới. Do vậy, xét trên phương diện đảm bảo nhu cầu thanh toán nợ, dự trữ ngoại hối Việt Nam có thể đáp ứng được. Tuy nhiên, đạt được điều này là do Việt Nam thực hiện kiểm soát chặt chẽ luồng vốn ngắn hạn, đồng thời nợ vay ngắn hạn chủ yếu là hình thức nhập hàng L/C trả chậm, rủi ro rút vốn ngắn hạn đột ngột không đặt ra thách thức cho việc sử dụng dự trữ ngoại hối để đáp ứng nhu cầu này.

Trong các năm qua, tổng dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng nhanh, đây là kết quả của sự kết hợp thành công của một loạt các chính sách kinh tế vĩ mô cùng chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ Việt Nam. Đầu tiên có thể thấy dự trữ ngoại hối tăng trong các năm qua là do cán cân thanh toán quốc tế bội thu, trong đó kim ngạch xuất khẩu gia tăng liên tục qua các năm; lượng kiều hối chuyển về nước liên tục tăng nhanh (năm 2006 đạt khoảng 4,2 tỷ USD); cán cân vốn thặng dư liên tục do tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FPI) qua TTCK tăng đột biến trong những năm qua nên mặc dù cán cân vãng lai thâm hụt nhưng cán cân vốn đã làm cân bằng và tạo ra vị thế thặng dư trong cán cân thanh toán. Thứ đến là cơ chế điều hành tỷ giá và vai trò của NHNN trên thị trường ngoại hối cũng góp phần làm tăng dự trữ ngoại hối trong các năm qua. Với chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, biên độ dao động động hẹp, đã làm cho tỷ giá USD/VND được duy trì tương đối ổn định qua các năm. Bên cạnh đó, bằng các nghiệp vụ của mình, NHNN thực hiện việc mua vào hay bán ra ngoại tệ khi cần thiết, một mặt tăng cường quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia một mặt bình ổn tỷ giá.

Một phần của tài liệu 151 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)