Mục tiêu xây dựng chính sách, phát triển hệ thống tài chính nhằm kiểm soát vốn trong quá trình hội nhập

Một phần của tài liệu 151 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 78 - 79)

trong quá trình hội nhập

Mulldell Trilemma phát hiện ra rằng các nhà hoạch định chính sách không thể chọn cùng một lúc ba mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô, đó là mục tiêu chính

sách tiền tệ độc lập, ổn định tỷ giá và tự do hóa dòng vốn, theo lý thuyết bộ ba bất khả thi (impossible trinity). Trong trường hợp của Malaysia, tự do hóa dòng vốn đã bị hy sinh để đổi lấy sự độc lập trong chính sách tiền tệ và ổn định tỷ giá. Mặc dù dư luận vẫn còn đang xem xét xem liệu có phải kiểm soát vốn là yếu tố quyết định sự hồi phục kinh tế nhanh chóng của Malaysia sau cuộc khủng hoảng hay không ? (IMF, 2000). Tuy nhiên, các chứng cứ gần đây cho thấy các nước đang phát triển, do thiếu niềm tin của nhà đầu tư và thị trường vốn không phát triển, nên thường phải gánh chịu “nỗi lo về thả nổi” (Calvo và Reihart, 1998) khi các nước này chọn ổn định tỷ giá trong khi theo đuổi tự do hóa dòng vốn và chính sách tiền tệ độc lập.

Các biện pháp kiểm soát vốn đặt trọng tâm vào các loại giao dịch cụ thể và quản lý giảm thiểu rủi ro bằng cách gây ảnh hưởng đến thành phần và khối lượng của những giao dịch này được xem là chính sách kiểm soát vốn an toàn. Một phương pháp khác quản lý rủi ro của dòng vốn không phải nhằm vào kiểm soát dòng vốn đó một cách trực tiếp mà là hạn chế tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế đối với những rủi ro gắn liền với dòng vốn. Những biện pháp này thường được gắn liền với những chính sách an toàn tài chính được áp dụng với các định chế tài chính, đặc biệt đối với hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao năng lực hoạt động cạnh tranh của các định chế này.

Trong thời gian tới, Việt Nam cần nghiên cứu các mục tiêu của kiểm soát vốn theo nghĩa hướng đến một chiến lược tổng thể, chứ không phải chỉ duy nhất kiểm soát vốn là vì sự phát triển của TTCK. Với một thị trường tài chính còn non trẻ như Việt Nam, thì mục tiêu của kiểm soát vốn hiện nay không nằm ngoài mục đích hướng đến hệ thống tài chính-tiền tệ trong nuớc phát triển lành mạnh và ổn định. Mà mục tiêu như thế lại đứng trước một thách thức là không thể hấp thụ ngay một lúc dòng vốn đầu tư gián tiếp chảy vào quá nhanh. Nguy cơ bong bóng trong giá chứng khoán và bất động sản là tất yếu do dòng vốn ngoại quanh đi quẩn lại chỉ mua bán lòng vòng mà không cung ứng hết toàn bộ vào các dự án sinh lợi. Như vậy, ngoài việc kiểm soát vốn, chúng ta còn phải chú ý đến việc tăng năng lực, hiệu quả hoạt động cho hệ thống tài chính.

Một phần của tài liệu 151 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)