Dòng viện trợ và vốn vay của chính phủ

Một phần của tài liệu 151 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 39 - 43)

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức - ODA được xem như là một nguồn vốn với chi phí tương đối thấp, nó được cung cấp với lãi suất ưu đãi, đôi khi còn được cung cấp dưới hình thức viện trợ không hoàn lại.

Nguồn vốn ODA đã mang lại cho đất nước và người dân nhiều công trình kinh tế và phúc lợi xã hội quan trọng (đường bộ, cảng biển, nhà máy điện, giao thông nông thôn, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, bệnh viện, trường học…); đóng góp giá trị gia tăng cho việc nghiên cứu và thực thi các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, du nhập công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến (xây dựng luật, chính sách quản lý…) và đào tạo nguồn nhân lực.

Nhìn từ vị trí của nước tiếp nhận viện trợ, nếu ODA được xem như là một nguồn lực và được lồng ghép một cách hợp lý với các nguồn lực khác trong nước trong quá trình phát triển để đạt mục tiêu quốc gia trong từng giai đoạn nhất định, đó chính là “viện trợ đích thực”. Đối với nhà tài trợ, viện trợ có thể trở nên“đích thực” nếu nó được chuyển giao cho nước tiếp nhận để cho nước tiếp nhận trực tiếp hay gián tiếp tạo ra những điều kiện nhằm đạt được mục tiêu phát triển. Với cách nhìn cả từ hai phía như trên, có thể nhận định tổng quát rằng, viện trợ phát triển ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua là “viện trợ đích thực” và đây là tiền đề cần thiết để sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực quan trọng này.

14.9 23.75 23.75 12.41 7.9 2001-2005 2006-2010 Cam kết Giải ngân

Hình 2.4 : Vốn ODA cam kết và giải ngân qua các giai đoạn (tỷ USD)

Nguồn : Thời báo Kinh tế Việt Nam 2005 - 2006

Trong giai đoạn 1993 - 2005, tổng số vốn ODA mà các nhà tài trợ đã cam kết cho Việt Nam thông qua 13 kỳ Hội nghị các nhà tài trợ (CG) đạt 32,53 tỷ USD, trong đó có khoảng từ 15 - 20% là viện trợ không hoàn lại, phần lớn số còn lại là vốn cho vay ưu đãi; đã ký kết 22,6 tỷ USD và đã giải ngân 15,9 tỷ USD. Đặc biệt trong giai đoạn 2001-2005 các nhà tài trợ đã cam kết dành cho Việt Nam nguồn vốn ODA khá lớn với tổng giá trị đạt gần 14,9 tỷ USD. Các chương trình dự án ODA đã ký kết có giá trị hơn 11,2 tỷ USD, trong đó khoảng 80% là nguồn vốn vay ưu đãi. Vốn ODA giải ngân trong thời kỳ này đạt hơn 7,9 tỷ USD.

Hiện nay, nguồn vốn ODA chiếm khoảng 11% tổng đầu tư toàn xã hội, bằng 17% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và bằng 50% vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. Ngoài ra, nguồn vốn ODA còn có các đặc điểm như quy mô lớn, lãi suất thấp (dưới 3%/năm, trung bình từ 1-2%), thời gian cho vay dài (25 - 40 năm), trong đó có một phần viện trợ không hoàn lại khá lớn, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA v.v. Về góc độ đối tác, năm 2006, Nhật Bản tiếp tục là nước cấp vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam khi cam kết bỏ ra 890 triệu USD, cao hơn mức cam kết 835 triệu USD của năm 2005. Liên minh châu Âu cũng cam kết hỗ trợ Việt Nam 948 triệu USD, cũng tăng hơn so với năm 2005.

Tuy nhiên, qua 13 năm Việt Nam thực hiện, tiếp nhận nguồn vốn ODA đang nổi lên một hạn chế lớn, đó là tỷ lệ giải ngân còn chậm, nên chưa phát huy được hiệu quả tốt nhất mà lợi thế sử dụng nguồn vốn ODA đem lại. Chỉ tính riêng trong 5 năm (2001-2005) vốn ODA giải ngân đạt hơn 7,9 tỷ USD, bằng 88% chỉ tiêu mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề ra (9 tỷ USD). Tỷ lệ ODA giải ngân trên GDP nằm trong khoảng từ 3,5 - 4,5%, thấp hơn các nước tiếp nhận ODA khác có cùng trình độ phát triển. Mặc dù, nguồn vốn ODA giải ngân năm 2006 đạt khoảng 1,78 tỷ USD, là năm thứ hai liên tiếp vượt kế hoạch đề ra, song tốc độ giải ngân vốn ODA chỉ đạt chưa tới 50% tổng nguồn vốn cam kết của các nhà tài trợ. Các năm qua, mức giải ngân cũng chỉ đạt bình quân khoảng 50%.

Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng giải ngân chậm là do quy trình và thủ tục trong nước chậm trễ, năng lực quản lý và giám sát thực hiện các dự án ODA của các Ban quản lý dự án còn nhiều hạn chế và bất cập v.v. không đáp ứng được các điều kiện khá chặt chẽ do các nhà tài trợ đặt ra. Bên cạnh đó, vốn đối ứng bố trí chưa kịp thời, vấn đề quy hoạch vận động và sử dụng vốn ODA đến thời điểm này vẫn chưa được hoàn chỉnh để định hướng cho các cơ quan, địa phương chủ động thu hút và sử dụng nguồn vốn này.

Có thể thấy rằng, vốn ODA được thu hút chủ yếu từ các nỗ lực ngoại giao và phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ của chính phủ với cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, nguồn vốn này không phải là khoản cho không của nước ngoài, mà đây là vốn vay, có vay ắt phải có trả. Do đó, bên cạnh thu hút được nhiều, thì quan trọng hơn là cần sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn vốn này hơn.

Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam yêu cầu về nâng cao hiệu quả viện trợ đang là vấn đề “nóng” hơn bao giờ hết. Đó là một thực tế, bởi lẽ viện trợ

có nguồn gốc từ tiền đóng thuế của người dân các nước tài trợ, để sử dụng được viện trợ cần có tiền đóng thuế của người dân Việt Nam để làm vốn đối ứng. Hơn nữa, nguồn viện trợ quốc tế có hạn, một nước tiếp nhận sử dụng kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng tới nước tiếp nhận khác nếu xét trên phạm vi toàn cầu. Tính trung bình với mức dân số của Việt Nam hiện nay, mỗi năm mỗi người dân vay nợ nước ngoài khoảng 37,5 USD, trong khi 80% nguồn viện trợ cho Việt Nam là vốn vay ưu đãi. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều thế hệ người Việt Nam sẽ phải trả món nợ này. Theo quy định về quy chế vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định 90/1988/NĐ-CP ngày 07/11/1988 của Chính phủ thì : Vay nợ nước ngoài là các khoản vay ngắn, trung hoặc dài hạn (có hoặc không phải trả lãi) do nhà nước Việt Nam hoặc doanh nghiệp là pháp nhân Việt Nam (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) vay của tổ chức tài chính quốc tế, của Chính phủ, ngân hàng nước ngoài hoặc của tổ chức và cá nhân nước ngoài khác. Theo đây thì các khoản vay nợ sau được xếp vào vay nợ nước ngoài : vay ODA, tín dụng thương mại của Chính phủ và doanh nghiệp từ các tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ các nước, các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài, phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế.

Theo số liệu của Bộ Tài chính , tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay vào khoảng 11 - 15 tỷ USD. Cả số nợ tuyệt đối và số nợ/GDP đều đã giảm đi so với năm 2000 vì Chính phủ đã và đang trả nợ dần. Hơn 90% số nợ này là vay ưu đãi ODA, khoản vay thương mại rất nhỏ.

Bảng 2.2 : Tỷ trọng nợ/GDP qua các năm (%)

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tỷ trọng

nợ/GDP

39,0 37,4 34,0 34,0 36,0 35,8 36,6

Nguồn : Bộ tài chính, Thời báo Kinh tế Việt Nam

Tính bình quân trong 5 năm 2001-2005 tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP của Việt Nam là 35,6%. Nếu so với quy định quốc tế tỷ lệ này trên 50% được xếp vào mức

nguy hiểm, thì số nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn đang nằm trong ranh giới an toàn.

Song để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển trong 5 năm hiện hành (2006- 2010) cần khoảng 140 tỷ USD vốn đầu tư trong và ngoài nước. Nguồn vốn trong nước có hạn, mức tiết kiệm trong nước còn thấp, do vậy ngoài thu hút dòng vốn FDI, FPI Việt Nam cần tiếp tục vay nợ nước ngoài, trong đó có phần lớn vốn ODA. Theo tính toán của các chuyên gia cần phải có vốn ODA cam kết khoảng 19-21 tỷ USD, vốn ODA thực hiện khoảng 11 tỷ USD, bình quân khoảng 2,2 tỷ USD/năm. Điều đó đồng nghĩa với việc dư nợ nước ngoài của Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới, cũng đồng nghĩa sẽ có nhiều rủi ro ẩn chứa kèm theo như sử dụng nợ nhiều sẽ có nguy cơ đe dọa tính bền vững của sự phát triển; việc sử dụng thiếu hiệu quả nguồn vốn vay có thể dẫn tới hậu quả rất nghiêm trọng; tình trạng tham nhũng, thiếu công khai minh bạch trong quản lý, dẫn đến những khoản đầu tư chi phí cao; hiện tượng tư nhân vay vốn nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ, và lúc đó khoản nợ tư nhân trên thực tế trở thành nợ nhà nước. Thực tế đó cho thấy việc bảo đảm an toàn nợ quốc gia tiếp tục phải đặt ra ngay cả trong tầm dài hạn và cần thiết phải xây dựng một chính sách thiết thực kiểm soát được nợ có tính đến khả năng đảm bảo trả nợ vay của quốc gia.

Một phần của tài liệu 151 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)