Kiến nghị đối với các doanh nghiệp cụ thể

Một phần của tài liệu Thương hiệu trong giao dịch thương mại quốc tế (Trang 81 - 84)

II. Giới thiệu chơng trình “Việt Nam value inside” của Cục xúc tiến thơng

6.Kiến nghị đối với các doanh nghiệp cụ thể

a. Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản:

bài toán của hàng nông sản xuất khẩu của nớc ta là số lợng tăng nhng giá trị giảm. Nhợc điểm lớn nhất của hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam cha có nhiều hàng chế biến sâu, số lợng nhiều nhng chủ yếu là hàng có phẩm cấp trung bình và kém. Hàng nông sản của Việt Nam cần tập trung đầu t vào chiều sâu chất lợng từ khâu chọn giống, trong nuôi trồng và chế biến hàng nông sản thì yếu tố hàng đầu cần phải quan tâm là an toàn vì vậy phải áp dụng công nghệ sạch. Hoạt động chế biến đợc tổ chức với qui mô lớn phù hợp với điều kiện địa lý của Việt Nam và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đối với mặt hàng thực phẩm bao gồm cả hàng thuỷ sản cần có chuyên gia riêng hay mời các chuyên gia ở các nớc nhập khẩu để tìm hiểu, nghiên cứu về tập quán ăn uống, những yêu cầu về mùi vị màu sắc, hình khối các món ăn của ngời tiêu dùng. Nhu cầu về thực phẩm ăn nhanh cũng ngày càng cao vì vậy tính tiện lợi và đơn giản trong khâu chế biến cũng cần đợc chú trọng.

-Bao bì và đóng gói sản phẩm: việc ghi nhãn hàng phải tuân thủ đầy đủ theo các qui định của nớc nhập khẩu. Bao bì hàng hoá là yếu tố tác động đầu tiên tới thị giác, tâm lý của ngời tiêu dùng hiện đại yêu cầu rất cao và những thông số đầy đủ về thành phần, các hớng dẫn sử dụng đặc biệt với hàng thực phẩm.

a. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc và da giày:

-Tự chủ về nguyên liệu và thị trờng tiêu thụ: việc tự chủ về nguyên liệu sản xuất của hai mặt hàng này của các doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của ngành dệt, thuộc da và các nguyên phụ liệu khác vì vậy cần phải có chiến lợc phát triển ngành. Sau một giai đoạn dài phát triển theo phơng thức gia công cho nớc ngoài để tích luỹ vốn và kinh ngiệm sản xuất, thơng mại cần có bớc đột phá để tìm kiếm thị trờng. Mở chi nhánh tại các thị trờng lớn để có thể trực tiếp hoặc hợp tác, liên doanh nhằm hình thành mạng phân phối, kinh doanh các hành dệt may, da giầy mang thơng hiệu riêng.

Tăng cờng đầu từ cho thiết kế: vì đây là hai mặt hàng thời trang nên nhu cầu về hàng hiệu, kiểu dáng độc đáo và đổi mới phải đợc đáp ứng nếu muốn có

thị trờng riêng. Danh mục sản phẩm của chúng ta rất rộng tuy nhiên chủ yếu là hàng gia công, các doanh nghiệp còn yếu trong việc xác định những sản phẩm mũi nhọn và sản phẩm chiến lợc để cạnh tranh có hiệu quả. Đào tạo đội ngũ thiết kế có đủ năng lực, nhạy bén với xu hớng thời trang quốc tế và tạo phong các riêng cho mặt hàng thời trang của Việt Nam là yếu tố quyết định cho việc xây dựng thơng hiệu hàng dệt may và da giày.

b. Các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ:

-Sản xuất qui mô lớn, áp dụng qui trình công nghệ tiên tiến: các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay dới dạng các kinh tế phụ của hộ gia đình bởi vậy rất khó đầu t kỹ thuật chuyên môn hoá, sản xuất với số lợng lớn. Các doanh nghiệp nay cũng cha đủ uy tín để tiếp cận trực tiếp các hợp đồng xuất khẩu cho các đối tác haycác hợp đồng với số lợng lớn. Việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất hiện đại vào một số khâu sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất nâng cao năng lực sản xuất, đủ khả năng đáp ứng các hợp đồng xuất khẩu lớn đồng thời sản phẩm của nghành này vẫn chứa đựng đậm nét của sản phẩm thủ công truyền thống có tính văn hoá và mỹ thuật cao.

-Đào tạo nghề: sự phát triển của một ngành thủ công truyền thống phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của ngời thợ. Hiện nay việc đào tạo thợ thủ công chủ yếu đợc đào tạo ngay trong xởng theo kiểu cha truyền con nối, vì vậy ngời thợ không có các kiến thức cơ bản về mỹ thuật tạo hình, điều này sẽ dẫn tới mặt hàng thủ công mỹ nghệ của ta sẽ rất đơn điệu về mặt mẫu mã, không có những sản phẩm thích ứng với nhu cầu tiêu dùng hiện đại hay những mẫu mới dễ bị khập khuyễng về mặt thẩm mỹ mất đi cái hồn của một sản phẩm thủ công truyền thống.

7. Thực hiện các biện pháp bảo vệ

Để bảo vệ thơng hiệu của mình thì trớc hết doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục đăng ký để đợc công nhận quyền sở hữu thơng hiệu nh đã đề cập ở ch- ơng I. Ngoài ra để tự bảo vệ thơng hiệu, các doanh nghiệp cần lu ý:

Một phần của tài liệu Thương hiệu trong giao dịch thương mại quốc tế (Trang 81 - 84)