1. Rà soát các quy trình, thủ tục về thuế để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với
thực tế, tránh gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân nộp thuế nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu QLT. Trước mắt là có biện pháp sửa đổi thích hợp và rút ngắn thời gian giải quyết các công việc về thuế: cấp mã số thuế, mua hoá đơn, hoàn thuế so với quy định hiện hành; Đơn giản hoá thủ tục mua hoá đơn lần sau; Khuyến khích tối đa các DN tự in hoá đơn để sử dụng.
2. Công bố công khai các thủ tục về thuế trên các phương tiện thông tin đại
chúng (báo, đài phát thanh, đài truyền hình) và tại trụ sở cơ quan thuế để ĐTNT biết và thực hiện, đồng thời giám sát việc làm của cơ quan thuế.
3. Tăng cường đối thoại giữa cơ quan thuế với cơ sở kinh doanh về thủ tục hành chính thuế với ba mục đích: Hướng dẫn ĐTNT thực hiện đúng các thủ tục hành chính thuế theo quy định; xác định những điểm bất hợp lý trong thủ tục hành chính thuế để có các biện pháp sửa đổi thích hợp; phát hiện các trường hợp cán bộ thuế có hành vi gây phiền hà, sách nhiễu với ĐTNT để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời.
4. Hoàn thiện quy trình thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế, hoàn thuế, khai
thuế, nộp thuế theo tiêu thức đánh giá mức độ rủi ro và chuyển từ chế độ tiền kiểm tra sang chế độ hậu kiểm tra để nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra. Đảm bảo thời gian thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định.
5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục về thuế
và thời gian giải quyết các công việc liên quan đến các thủ tục về thuế theo chế độ thanh tra công vụ. Hình thức kiểm tra là: Cơ quan thuế các cấp tự kiểm tra nội bộ; Các đơn vị trong ngành kiểm tra chéo lẫn nhau; Cơ quan thuế cấp trên kiểm tra cơ quan thuế cấp dưới: Tổng cục kiểm tra Cục, Cục kiểm tra Chi cục...
6. Kiên quyết xử lý các cán bộ thuế lợi dụng các thủ tục về thuế để nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với tổ chức, cá nhân nộp thuế; tự đặt ra các thủ tục về thuế trái quy định...đồng thời xử lý trách nhiệm liên đới của thủ trưởng cơ quan thuế theo chế độ công vụ.