Xuất phương án chiến lược TMĐT

Một phần của tài liệu Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội (Trang 65 - 68)

a. Mục tiêu ứng dụng TMĐT

Phát huy và nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng. Nâng cao khả năng tích hợp với các đối tác và công ty mẹ.

Khắc phục điểm yếu đó là HTTT chưa hiệu quả cũng như không có được một kênh quảng cáo cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp tìm kiếm được nhiều khách hàng hơn.

b. Nội dung của phương án

Dựa vào việc phân tích môi trường ngành của mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh, dựa vào việc phân tích những hoạt động trong công ty có khả năng ứng dụng TMĐT, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp hiện nay tôi xin đề xuất việc hoạch định chiến lược TMĐT với mục tiêu: “ Xây dựng một website có tương tác với khách hàng” cụ thể là:

- Doanh nghiệp xây dựng website riêng với các mục đích:

+ Giới thiệu, quảng bá thông tin về công ty, về sản phẩm của công ty, về các điều khoản bồi thường nếu có thiệt hại trong quá trình thực hiện dịch vụ do bên thực hiện gây ra…để khi có nhu cầu các khách hàng có thể tìm kiếm dễ dàng.

+ Để khách hàng có thể liên lạc trực tuyến với nhân viên công ty để họ giải đáp những thắc mắc của mình, khách hàng cũng có thể gửi thắc mắc, yêu cầu ngay tại website.

+ Ngoài chức năng quảng cáo, giới thiệu cho hình ảnh công ty để khách hàng hay đối tác dễ liên lạc website còn có phần Tracking (lưu dấu gói hàng). SOTRANS Hà Nội chịu trách nhiệm lấy thông tin từ những đối tác giao nhận của mình và đưa lên website. Mỗi khách hàng sẽ có một mật khẩu đi kèm với số hiệu của đơn hàng. Khi đăng nhập theo 2 yếu tố trên các khách hàng sẽ nhận được thông tin về đơn hàng

của mình một cách dễ dàng mà không cần gọi điện hay email đến công ty. Với chức năng này sẽ góp một phần nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty và các khách hàng sẽ cảm thấy đơn giản, dễ dàng hơn.

+ Duy trì webpage trên công ty mẹ. Đặt đường link đến website của mình. Một số các công ty lớn như DHL, FedEx thì Tracking đã là một phần không thể thiếu và đã được áp dụng từ lâu. Chức năng theo dấu gói hàng cuả các hãng lớn này đòi hỏi phức tạp hơn về mặt công nghệ vì có sự tích hợp với các hãng vận tải, hay kho bãi…nhưng cũng chính vì vậy lại dễ dàng hơn cập nhật hơn và nhiều lựa chọn hơn với người sử dụng. Tuy nhiên, với quy mô và số vốn của SOTRANS Hà Nội hiện tại tôi chỉ đề xuất ứng dụng theo dấu gói hàng một cách đơn giản.

c. Quy hoạch nguồn lực thực hiện

* Tài chính:

Theo kết quả phiếu phỏng vấn, mỗi năm công ty có thể trích ra khoảng 0.5% doanh thu của mình cho việc ứng dụng TMĐT thì với kết quả kinh doanh của năm 2008 (trên 68 tỷ đồng) số vốn có thể bỏ ra cho việc ứng dụng TMĐT là 340 triệu đồng. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, trong năm nay công ty cũng chỉ đưa ra chỉ tiêu đạt được khoảng 30 tỷ đồng thì số vốn cho TMĐT ước tính khoảng 150 triệu đến 200 triệu một năm. Chi phí này sẽ được dành cho những khoản sau:

Chi phí tác nghiệp Dự trù chi phí (VND)

Phí đăng kí tên miền (.com.vn) 480 000 (xấp xỉ 30$)

Phí duy trì tên miền 720 000/1 năm (xấp xỉ 45$)

Phí thuê Hosting (dung lượng ổ cứng 800MB) 768 000/1 năm

Thiết kế web 3 510 000

Thêm ngôn ngữ tiếng Anh trong web 702 000

Chức năng khác của web (tracking) 900 000

Chi phí quảng cáo trên google Adwords Khoảng 30 đến 40 triệu/ năm

Chi phí đạo tạo nhân viên 10 triệu

Chi phí dự trù khác Còn lại

Riêng chi phí trên Google Adwords sẽ được xem xét, so sánh hiệu quả theo từng tháng. Nếu kết quả không cao sẽ cắt giảm tác nghiệp này. Mới đầu, công ty đăng ký 3 từ khóa chính phục vụ cho thị trường nội địa là chủ yếu đó là “giao nhận”,

“vận tải”, “kho bãi”. Chi phí cho mỗi từ khóa là 1000đ/1 lần nhấp chuột. Thông tin chi tiết về phần này tại phần phụ lục.

Ngoài ra, công ty cũng cần chi phí cho đào tạo nguồn nhân lực về CNTT, TMĐT, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) để giúp website của công ty có vị trí cao trên google.

* Nguồn lực:

Chỉ đạo trực tiếp việc hoạch định chiến lược nhà quản trị cấp cao của công ty (có thể là giám đốc công ty), các nhân viên thực hiện sẽ thuộc tổ chức quản lý của phòng kinh doanh dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng kinh doanh trong các nghiệp vụ tác nghiệp cụ thể.

Nguồn nhân lực là người có những kiến thức và khả năng về TMĐT và CNTT:

- 1 nhân viên am hiểu về CNTT quản lý website khi có trục trặc hoặc vấn đề về kĩ thuật. Cần đào tạo thêm kiến thức về SE0 như sử dụng công cụ Google analytics, hỗ trợ nhân viên về TMĐT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 1 nhân viên chuyên về lĩnh vực TMĐT, quản lý phân bổ nội dung thắc mắc hay yêu cầu giải quyết từ website, việc đưa các dữ liệu, thông tin lên website hay nói một cách khác là quản trị nội dung web và đề xuất những định hướng và cách thức phát triển TMĐT cho công ty.

- Một số nhân viên để trả lời trực tiếp các câu hỏi qua chat nên không cần là nhân viên hiểu biết về TMĐT, có thể chọn từ các phòng ban chức năng hiện nay.

* Lộ trình thực hiện:

Việc triển khai chiến lược TMĐT nên được tiến hành sớm để công ty có những đánh giá kịp thời các lợi ích và cả khó khăn từ việc ứng dụng TMĐT. Do đó trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm nay để công ty hoàn thành được chiến lược. Bắt đầu từ đầu năm đến cuối năm sau công ty đã phải triển khai và đi vào làm quen với các ứng dụng.

Trên thực tế, ở thị trường Việt Nam cũng có một số các công ty hoạt động trong lĩnh vực này đã có website và chức năng Tracking như công ty TNHH Tín

Thành hay công ty TNHH Liên Tấn (Lita Co LTD), Vinaforwarding. Tuy nhiên, so với tổng số 2000 doanh nghiệp thì con số này còn rất ít. Số doanh nghiệp có website trong ngành này cũng rất ít, do vậy nếu có sự đầu tư kịp thời vào đúng lúc, bên cạnh đó là một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương có kinh nghiệm lâu năm trong ngành chắc chắn SOTRANS Hà Nội sẽ có được những lợi ích từ việc ứng dụng TMĐT đem lại.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội (Trang 65 - 68)