Ma trận TOWS

Một phần của tài liệu Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội (Trang 59 - 65)

a. Thách thức

Theo như bảng thống kê ở chương 3, yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh nhiều nhất của công ty đó là tác động của nhà cung cấp và rào cản ra nhập.

Là một công ty trung gian, các hoạt động phải nhờ đến nhà cung cấp dịch vụ nên đối với công ty thì yếu tố tác động rất lớn đến việc cạnh tranh là nhà cung cấp. Các nhà cung cấp với chất lượng phục vụ tốt, giá cả hợp lý sẽ giúp cho công ty tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ cho chính công ty và ngược lại. Khả năng tích hợp liên kết với các nhà cung ứng quyết định một phần lớn chất lượng dịch vụ của công ty. Xét trên một khía cạnh khác, nếu như các nhà cung ứng cũng thực hiện những dịch vụ Logistics thì các đối tác lại trở thành đối thủ cạnh tranh của công ty. Việc có thật nhiều nhà cung ứng dịch vụ đem lại cho công ty sự lựa chọn dễ dàng hơn nhưng cũng ẩn chứa những khó khăn vì điều đó công ty có thể đối mặt với đến sự cạnh tranh gay gắt hơn trong tương lai không xa.

Tác động thứ hai cũng không kém phần quan trọng đó rào cản ra nhập của ngành. Không khó gì để có thể tham gia ngành này. Hiện nay đã có khoảng gần 2000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành, trong số đó các doanh nghiệp tư nhân hiện đang chiếm khoảng 80% tổng số doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này có số vốn rất nhỏ, có doanh nghiệp chỉ đăng ký vốn kinh doanh từ 300-500 triệu đồng (tương đương 18 750 đến 31 250 USD). Hơn thế nữa đối với một công ty trung gian không cần phương tiện vận tải kho bãi thì các công ty mới ra nhập chỉ cần đầu tư vào HTTT, cơ sở hạ tầng mạng…Cạnh tranh sẽ ở sự tích hợp các hoạt động với đối tác và khách hàng.

Theo kết quả của việc phân tích câu 11 có nói đến thách thức của công ty một lần nữa khẳng định ý kết quả trên. Trong câu 11 ta có thể thấy 2 thách thức lớn nhất của công ty đó là sự mở cửa hội nhập theo tiến trình ra nhập WTO sẽ dẫn đến việc mở cửa cho các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Những công ty này có

thể hơn các doanh nghiệp trong nước về số vốn sự chuyên nghiệp trong cách thức phục vụ khách hàng. Những công ty này trước đây khi chưa tự tham gia được vào thị trường Việt Nam sẽ phải thông qua công ty để thực hiện dịch vụ giao nhận trong Việt Nam nhưng giờ thì họ có thể tự làm việc đó mà không phải qua bất cứ trung gian nào nữa.

b. Cơ hội

Hiện nay, môi trường vĩ mô đang đem đến cho SOTRANS Hà Nội cũng như các công ty trong ngành những cơ hội lớn. Một trong những khó khăn cho doanh nghiệp khi kinh doanh lĩnh vực giao nhận vận tải đó là chính sách pháp luật. Tuy nhiên, nhà nước đang dần hoàn thành chính sách pháp luật đối với ngành tạo hành lang pháp lý cho các công ty yên tâm thực hiện hoạt động của mình.

Thứ hai là do sự hội nhập kinh tế. Hôi nhập kinh tế mang lại những khó khăn cho các công ty về giao nhận vận tải nhưng bên cạnh đó cũng mang lại những cơ hội lớn cho công ty. Việc hội nhập sẽ giúp công ty tìm kiếm được nhiều đối tác, khách hàng trên thế giới hơn, từ đó có thể mở rộng và phát triển phạm vi kinh doanh của mình. Đối với kinh doanh nội địa, nếu biết phát huy tốt thế mạnh thì khi nhiều công ty nước ngoài hoạt động trên mọi lĩnh vực khi tham gia vào thị trường Việt Nam sẽ chọn SOTRANS Hà Nội làm đối tác thực hiện các dịch vụ giao nhận cho mình. Điều quan trong là SOTRANS phải nâng cao khả năng kết nối và tích hợp hoạt động với khách hàng và đối tác nước ngoài.

Ngoài ra cũng cần xét đến sự khủng hoảng kinh tế hiện nay trên toàn cầu đã đẩy mọi doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn trong sản xuất kinh doanh. SOTRANS Hà Nội cũng không nằm ngoài số đó. Sự suy giảm kinh tế dẫn đến mọi nhu cầu về hàng hóa đều giảm dẫn đến dịch vụ giao nhận vận tải cũng giảm theo. Bên cạnh đó kim ngạch xuất nhập khẩu cũng giảm khiến việc thực hiện dịch vụ giao nhận vận tải cho các đơn hàng từ nước ngoài vào Việt Nam cũng bị giảm đi một cách đáng kể.

Một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng đến dịch vụ giao nhận vận tải đó là hệ thống hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam còn thấp kém gây nhiều khó khăn cho việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa dẫn đến làm giảm chất lượng dịch vụ của công ty.

c. Nhận định về điểm mạnh của công ty

Theo như kết quả khảo sát điều tra cũng như trong quá trình thực tập tôi đã tìm hiểu, có thể nói rằng điểm mạnh lớn nhất của công ty đó chính là chất lượng dịch vụ (với trị số TB nhỏ nhất là 1.40 – theo kết quả bảng 17). Điều đó được thể hiện qua những ý sau:

- Ban lãnh đạo Công ty luôn nhắc nhở cán bộ của mình về thái độ phục vụ khách hàng (kể cả là khách hàng tiềm năng) và cử nhận viên đi học những khóa học nhằm nâng cao khả năng chăm sóc khách hàng.

- Công ty coi trọng việc chăm sóc cả những khách hàng tiềm năng tức là khi những khách hàng này chưa hề có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại công ty. Công ty vẫn thường xuyên gửi email thông báo những tuyến hàng vận chuyển mới cũng như giá cả của một vài tuyến hàng đến các khách hàng này để khi họ có nhu cầu có thể lập tức liên hệ ngay với công ty.

- Mặc dù mất rất nhiều thời gian để gọi điện cho đối tác là nhà cung cấp dịch vụ để hỏi về đơn hàng nhưng các nhân viên trong công ty vẫn thường xuyên cập nhật tình trạng những gói hàng khi chưa tới nơi để thông báo với khách hàng ngay cả khi khách hàng chưa hỏi.

- Là một công ty trung gian nhưng công ty vẫn đảm bảo những trách nhiệm của mình đối với khách hàng về đơn hàng để khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ của công ty.

- Công ty đã được trao giải thưởng là một trong những doanh nghiệp Việt Nam có chất lượng dịch vụ tốt nhất năm 2008.

Ngoài ra, một số điểm mạnh điển hình của công ty đó là:

Đội ngũ cán bộ với kỹ năng nghiệp vụ và trình độ cao: Tuy chưa có trường lớp nào đào tạo về ngành một cách cơ bản nhưng những nhân viên mới vào đều được sự chỉ dẫn tận tình của những người đi trước. Công ty cũng thường xuyên cử nhân viên đi học các khóa học ngắn ngày để dần hoàn thiện kỹ năng nghiệp vụ của mình. Hiện nay công ty có khoảng 40 cán bộ nhân viên trong đó số nhân viên có trình đội

đại học và trên đại học chiếm khoảng ¾ (khoảng 30 người). Số nhân viên đào tạo từ trường đại học Thương Mại chiếm khá đông (khoảng 1/5 tổng số nhân viên).

Có uy tín trong ngành: Công ty Kho vận miền Nam là một trung những doanh nghiệp đầu tiên làm về lĩnh vực này. Khi phát triển hoạt động về miền Bắc, SOTRANS Hà Nội tiếp tục kế thừa những gì công ty miền Nam đã đạt được và vẫn luôn là địa chỉ tin cậy cho khách hàng. Công ty luôn tự hào vì có được số lượng khách hàng trung thành của mình đồng thời công ty cũng tự tin vì có sự hiểu biết về thị trường nội địa (thị trường mà công ty nhắm tới trong thời gian tới đây)

Bên cạnh đó cũng có một số điểm mạnh khác như:

Công ty là một chi nhánh của công ty cổ phần kho vận miền Nam, do vậy được sự hỗ trợ của công ty lớn này. Đồng thời trong hoạt động cũng có được sự tích hợp với công ty chính. Nhờ sự tích hợp này giúp SOTRANS Hà Nội có thể thực hiện được một số hợp đồng dễ dàng hơn, nhất là những hợp đồng về thực hiện dịch vụ giao nhận vận tải chuyển đến khu vực phía Nam. Đồng thời có sự hậu thuẫn của công ty mẹ nên khả năng của công ty luôn được đảm bảo và hỗ trợ. Hiện nay số vốn của công ty 10 tỷ đồng. Trong đó có khoảng 3 tỷ đồng là vốn cố định và 7 tỷ là vốn lưu động.

Công ty có số lượng đối tác cung ứng lớn. Tại Việt Nam hiện nay có khoảng gần 100 công ty là đối tác của SOTRANS Hà Nội. Tính cả trên thế giới thì con số này là khoảng gần 300 đối tác vừa là đối tác cung ứng dịch vụ, vừa là khách hàng của công ty. Nhờ có số lượng đối tác lớn nên đối với mỗi đơn hàng khách hàng đặt, công ty có thể lựa chọn được đối tác thích hợp nhất với chi phí phù hợp nhất cho khách hàng.

d. Điểm yếu

Bên cạnh những điểm mạnh, SOTRANS Hà Nội cũng không thể tránh khỏi những mặt còn yếu kém và hạn chế:

Với trị số trung bình là 1.70 (theo phân tích từ bảng 18) điểm yếu nhất của công ty đó là công ty chưa có một HTTT hiệu quả, Marketing cho công ty hầu như không có, nguồn nhân lực cho quản trị TMĐT không hề có.

Như đã nói ở những phần trên công ty là một trung gian về giao nhận nên lượng thông tin đối với khách hàng, đối tác là rất lớn tuy nhiên ngoài email và điện thoại thì công ty chưa có một kênh thông tin nào dễ dàng, tiết kiệm hơn. Qua tìm hiểu được biết mỗi ngày công ty nhận được khoảng 2000 email, việc phải xử lý rất nhiều email thường khiến công ty mất nhiều thời gian hay như các nhân viên cũng phải mất rất nhiều thời gian để cập nhật tình hình về đơn hàng từ nhà cung cấp và báo lại cho khách hàng. Thực chất, một số những email thắc mắc và cần công ty giải đáp những vấn đề rất đơn giản và lẽ ra không cần phải trả lời lại nếu công ty có một kênh thông tin giúp khách hàng hay đối tác có thể dễ dàng biết được. Từ đó có thể thấy việc quản trị HTTT vẫn còn rất thủ công và tiêu tốn nhiều thời gian của doanh nghiệp.

Về quảng cáo cũng vậy, việc quảng cáo hình ảnh của công ty còn rất hạn chế do đó các khách hàng mới ít khi tìm đến công ty một cách tự nhiên. Các khách hàng chủ yếu là những khách hàng từ lâu năm hay công ty tìm kiếm bằng cách gọi điện thoại theo list danh sách Hải quan. Cách thức này rất thủ công mà kết quả đem lại có thể sẽ không cao.

Hiện nay, hạ tầng CNTT-VT trong công ty vẫn còn rất thấp. Công ty chỉ mới sử dụng một đường ADSL để cung cấp mạng Internet. Bên cạnh đó số máy tính hoạt động trong công ty tuy nhiều nhưng đã sử dụng trong thời gian dài và đã cũ.

Điều quan trọng nhất hiện nay đó là công ty chưa có được nguồn nhân lực phục vụ cho việc phát triển TMĐT của mình. Các nhà quản trị bày tỏ mong muốn muốn ứng dụng TMĐT ở mức cao hơn nhưng cái khó đó là không biết làm từ đâu và làm thế nào bởi thiếu cán bộ nhân viên có khả năng triển khai và thực hiện ứng dụng TMĐT một cách bài bản.

Điểm yếu thứ hai của công ty là thiếu về phương tiện vận tải kho bãi (với trị số trung bình là 2.1 theo kết quả từ bảng 17). Là một trung gian thì SOTRANS Hà Nội cũng không cần thiết phải có những thứ trên. Tuy nhiên, khi chưa có được sự khác biệt hay một thế mạnh nổi trội nào đó như hiện nay thì công ty cũng cần có những phương tiện hay kho bãi để chủ động hơn và giảm được giá thành đối với các dịch vụ của mình. Như đã nói ở phần trên, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty

hiện nay đó là các công ty nước ngoài có phương tiện vận tải đi kèm. Điều này sẽ còn được nhắc đến nhiều hơn nữa khi các công ty này chính thức ra nhập thị trường tại Việt Nam.

Những điểm mạnh - Chất lượng dịch vụ - Uy tín trong nghề - Tích hợp với công ty mẹ - Đội ngũ nhân viên tốt - Số lượng đối tác lớn

Những điểm yếu

- Chưa có kênh thông tin, quảng cáo hiệu quả.

- Thiếu phương tiện, kho bãi. - Hạn chế trong tìm kiếm khách hàng mới

- Nhân viên có kinh nghiệm chưa nhiều. Các cơ hội - Chính sách pháp luật về ngành về TMĐT dần hoàn thiện - Chính sách mở cửa hội nhập - Lợi thế về địa lý - Giá dầu giảm - Chính trị ổn định - CNTT phát triển nhanh.

- Chiến lược xây dựng website có đầy đủ tính năng

(chiến lược này dựa trên những điểm mạnh sẵn có của công ty và những cơ hội từ bên ngoài để làm cuộc cách mạng về ứng dụng CNTT, Intenet. Thiết lập quá trình kinh doanh dựa chủ yếu trên website)

Chiến lược xây dựng web có khả năng tương tác với khách hàng.

(điểm yếu thiếu phương tiện kho bãi rất khó để khắc phục vì nó đòi hỏi số vốn lớn nhưng điểm yếu chưa có kênh thông tin và quảng cáo dễ dàng khắc phục hơn do vậy công ty cần đẩy mạnh việc quảng cáo và khả năng tương tác với khách hàng để tận dụng các cơ hội hiện nay)

Các nguy cơ

- Mở cửa khiến cạnh tranh gay gắt hơn. - rào cản ra nhập dễ - các sản phẩm thay thế. - Nhà cung ứng có thể trở thành đối thủ.

Chiến lược xây dựng website có phả năng tương tác với khách hàng

(thế mạnh lớn nhất của công ty đó là chất lượng dịch vụ. Trước các nguy cơ mà chủ yếu từ nguy cơ cạnh tranh thì công ty cần nâng cao sản phẩm của mình để tạo được lợi thế cạnh tranh so với công ty khác. Trong bối cảnh suy thoái hiện nay gây ảnh hưởng đến khả năng tài chính của công ty nên không thể đầu tư quá lớn cho CNTT, TMĐT)

Chiến lược không hiện diện hoặc hiện diện tĩnh

(trước những nguy cơ và điểm yếu tồn tại trong doanh nghiệp, doanh nghiệp nên củng cố thu hẹp lại bộ máy và hoạt động kinh doanh của mình, thu hẹp vào đối tượng khách hàng quen thuộc chỉ nhằm vào số khách hàng đó. Chi phí bỏ ra cho quảng cáo ít nên chỉ xây dựng một website tính hoặc có thể không có website)

Dựa trên ma trận TOWS trên đây, tôi đề xuất lựa chọn chiến lược xây dựng website có khả năng tương tác với khách hàng theo chiến lược ST và WO

Một phần của tài liệu Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w