Chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội (Trang 57 - 59)

a. Chuỗi giá trị ngành

Dựa vào loại hình của SOTRANS Hà Nội công ty kinh doanh về thương mại làta có thể thấy được tầm quan trọng và giá trị mà TMĐT đem lại cho công ty sẽ rất lớn qua chuỗi giá trị ngành TMĐT dưới đây:

Hình 4.2 Chuỗi giá trị gia tăng ngành E – Commerce (nguồn: www. Tapchithoidai.org)

Ta thấy hoạt đông Thương mại đem lại giá trị gia tăng cao nhất so với các hoạt động khác. Chính vì thế việc ứng dụng TMĐT trong công ty là hoàn toàn hợp lý và triển vọng sẽ mang lại kết quả cao cho công ty trong tương lai.

Từ chuỗi giá trị này cũng có thể thấy nếu tích hợp tốt với các hoạt động phía trước (nhà cung ứng, đối tác) sẽ giúp doanh nghiệp tạp thêm được giá trị gia tăng.

b. Chuỗi giá trị doanh nghiệp

Vì SOTRANS Hà Nội không cung cấp hàng hóa hữu hình như các công ty khác nên chuỗi giá trị doanh nghiệp cũng có nét khác so với chuỗi giá trị thông thường.

Các hoạt động cơ bản của công ty chỉ gói gón trong 3 hoạt động như hình vẽ dưới đây:

Hình 4.3 Chuỗi giá trị của doanh nghiệp

(Tham khảo từ nguồn: Strategies for E – Business, Tawfik Jelassi and Albrecht Enders)

Dựa vào kết quả phân tích điều tra ở phần 3.3 và 4.1 ta thấy rằng: các hoạt động được lựa chọn để ứng dụng CNTT, Internet trong doanh nghiệp nhiều nhất hiện này là:

- Cấu trúc hạ tầng doanh nghiệp: đây là yếu tố cơ bản nên tất nhiên đòi hỏi doanh nghiệp phải trang bị cho mình những trang thiết bị cần thiết như máy tính, mạng…để có nền tảng cho những ứng dụng cao hơn sau này. Đối với 1 doanh nghiệp vừa như SOTRANS Hà Nội cũng đã ứng dụng phần mềm kế toán để hỗ trợ, tiếp theo đó công ty cũng sử dụng hình thức trả lương qua tài khoản. Công ty cũng đã xây dựng một mạng nội bộ để chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng dễ dàng hơn. Theo tôi, tuy những ứng dụng này chưa thật nhiều nhưng nó là thích hợp đối với bản thân công ty trong giai đoạn hiện nay.

- Hoạt động Marketing và bán hàng: hoạt động này không chỉ đòi hỏi công ty có những ứng dụng đơn giản như ở trên nữa mà nó đòi hỏi công ty cần phải có được một kênh thông tin riêng của mình như một công cụ Marketing cho doanh nghiệp. Việc có một website riêng là giải pháp cho vấn đề đó. Trong website công ty nên giới thiệu kĩ hơn về mình, về khả năng cũng như các dịch vụ mà công ty cung cấp. Bên cạnh đó cũng nên có những phần trả lời cho những câu hỏi mà khách hàng thường thắc mắc.

- Dịch vụ sau bán: Sau khi hàng hóa đã hoàn thành dịch vụ của mình, công ty vẫn phải thông báo kết quả cho khách hàng và sẵn sàng trả lời tất cả những thắc mắc của khách hàng nếu thấy có vấn đề. Nếu là lỗi của bên công ty hoặc nhà cung ứng thì

sẽ phải đưa ra cách giải quyết hợp lý cho khách hàng. Hoạt động này cũng nên được thông báo trong tài khoản riêng của khách hàng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội (Trang 57 - 59)