III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
4.2.2. Phân tích mức độ đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh
Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn mà nguồn vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh ở công ty có hai loại nguồn vốn ổn định và nguồn vốn tạm thời. Nghiên cứu tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh chúng ta sử dụng chỉ tiêu vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên để phân tích.
* Xét vốn lưu động thường xuyên
Vốn lưu động thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn – tài sản dài hạn Hoặc Vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động - Nợ lưu động
Bảng 16: PHÂN TÍCH VỐN LƯU ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN
ĐVT:1000đ
CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006
Nguồn vốn dài hạn 45.519.744 39.065.253 41.365.072
Tài sản dài hạn 54.237.380 55.570.218 40.553.297
Vốn lưu động thường xuyên -8.717.636 -16.504.965 811.775 Hai năm 2004 và 2005 nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn tài sản dài hạn, biểu hiện vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn không đủ tài trợ cho tài sản cố định. Trong hai năm công ty phải dùng nợ ngắn hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn với số tiền là 8.717.636 ngàn đồng vào năm 2004 và nguồn vốn ngắn hạn bổ sung cho đầu tư dài hạn tăng gần gấp đôi vào năm 2005. Nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của vốn lưu động thường xuyên xuất phát từ chính sách tài trợ của công ty là tăng vốn chủ sở hữu và giảm nợ vay dài hạn đồng thời tăng đầu tư để tăng năng lực sản xuất. Chính sách của công ty đề ra là tốt nhằm tránh tình trạng lợi nhuận tạo ra từ việc sử dụng máy móc không đủ chi trả lãi nợ vay dài hạn nhưng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hiện tại vẫn chưa đủ sức tài trợ cho tài sản cố định dẫn đến việc thiếu vốn lưu động thường xuyên, phải dùng vốn ngắn hạn để bổ sung nguồn tài trợ. Đây là một giải pháp nhất thời không đảm bảo an toàn trong kinh doanh do các khoản đầu tư dài hạn có thời gian thu hồi vốn chậm. Thêm vào đó tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ lưu động thể hiện khả năng thanh toán của công ty yếu vì chỉ có tài sản lưu động mới có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn để đảm bảo việc trả nợ. Đến năm 2006 vốn lưu động thường xuyên dương thể hiện việc tài trợ ở công ty từ các nguồn vốn là tốt, nguồn vốn dài hạn thừa để tài trợ cho tài sản cố định. Phần vốn dư là 811.775 ngàn đồng doanh nghiệp dùng cho sử dụng ngắn hạn. Đồng thời tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn nói lên khả năng thanh toán nợ ngắn hạn được cải thiện. Sở dĩ nguồn vốn lưu chuyển tăng so với năm 2005 là do năm 2006 xí nghiệp in tổng hợp chính thức trở thành công ty cổ phần nên doanh nghiệp có thể huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu cộng thêm lợi nhuận kinh doanh tăng lên so với kỳ trước góp phần tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Từ những phân tích trên ta thấy được doanh nghiệp có khả năng tự tài trợ các sử dụng dài hạn trong tương lai, tạo mức
độ bền vững cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp trong giai đoạn phát triển.
Phân tích vốn lưu chuyển bản thân nó chưa thể đầy đủ nếu muốn biết mức độ đảm bảo vốn cho quá trình kinh doanh nguồn tài trợ này cần được đối chiếu với nhu cầu tài trợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của công ty, đó là nhu cầu vốn lưu động.
* Xét nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu vốn lưu động = (Tài sản ngắn hạn - Vốn bằng tiền) - Nợ ngắn hạn
Bảng 17: PHÂN TÍCH NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN ĐVT:1000đ
CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006
Tải sản lưu động không phải là tiền 19.163.604 14.687.129 17.549.012
Nợ ngắn hạn 28.768.641 33.874.182 33.202.140
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên -9.605.037 -19.187.053 -15.653.128 Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên âm trong ba năm có nghĩa là nguồn vốn tạm thời huy động được thừa tài trợ cho các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần nhận thêm nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh bởi vì việc huy động thừa nguồn vốn ngắn hạn đồng nghĩa với việc đơn vị không có khả năng thanh toán các khoản nợ lưu động khi đến hạn do tài sản ngắn hạn luôn nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Hơn nữa, năm 2004 và 2005 công ty đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn dư thừa để tài trợ cho tài sản dài hạn. Đây là điều không hợp lý, không đảm bảo tính ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2006 mức độ đảm bảo vốn kinh doanh tốt hơn so với hai năm trước nhưng doanh nghiệp vẫn huy động thừa vốn ngắn hạn biểu hiện số dư thừa trên 15 tỉ. Phân tích trên chứng tỏ doanh nghiệp chưa lập kế hoạch rõ ràng cho việc huy động vốn bên ngoài để tài trợ cho tài sản.
* Xét tình hình thay đổi của vốn bằng tiền
Ngoài ra phân tích mức độ đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh chúng ta cần so sánh sự biến động tương ứng của vốn lưu động thường xuyên với nhu cầu vốn lưu động để xem xét tình hình thay đổi của vốn bằng tiền.
Bảng 18: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG VỐN BẰNG TIỀN
ĐVT:1000đ
CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006
Vốn lưu động thường xuyên -8.717.636 -16.504.965 811.775
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên -9.605.037 -19.187.053 -15.653.128
Vốn bằng tiền 887.401 2.682.088 16.464.903
Vốn bằng tiền tăng qua các năm cho thấy khả năng thanh toán bằng tiền tăng. Căn cứ vào phân tích vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động ở trên, doanh nghiệp có thể thay đổi cách tài trợ nhưng vẫn đảm bảo được lượng vốn bằng tiền luôn dương, chẳng hạn như tình trạng thiếu vốn để đầu tư cho tài sản cố định công ty nên vay dài hạn hơn là dùng nợ ngắn hạn để bổ sung vốn đầu tư dài hạn đồng thời tăng thu từ khách hàng, giải quyết nhanh hàng tồn kho.