Phân tích khả năng thanh toán của công ty

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔPHẦN IN TỔNG HỢP CẦN THƠ (Trang 52 - 56)

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

4.2.1.2 Phân tích khả năng thanh toán của công ty

• Phân tích nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán của công ty:

Để hiểu rõ hơn về tình hình thanh toán tại công ty chúng ta sẽ đi phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán thông qua bảng số liệu 14.

Trong hai năm 2004 và 2005 vốn thanh toán của doanh nghiệp không đáp

ứng được nhu cầu thanh toán, thể hiện tổng tài sản ngắn hạn năm 2004 và năm

2005 luôn nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Chỉ tính riêng khoản nợ cần thanh toán ngay như phải trả người bán, phải trả người lao động với tổng số nợ là 7.175.882 ngàn đồng vào năm 2004 và tổng số nợ vào năm 2005 là 13.823.606 ngàn đồng thì vốn bằng tiền tại doanh nghiệp cũng không đủ khả năng chi trả trong khi đó các khoản phải thu, hàng tồn kho hay tài sản ngắn hạn khác có tính lỏng kém hơn vốn bằng tiền bởi vì doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong khâu thu hồi nợ hoặc

bán được hàng tồn kho nhưng vẫn chưa thu được tiền bán hàng. Năm 2005 là

năm doanh nghiệp gặp khó khăn nhiều nhất với tổng số nợ phải trả lên đến 33.874.182 ngàn đồng, tăng so với năm 2004 là 5.105.541 ngàn đồng (bảng 13) nhưng vốn lưu động trong năm này không tăng mà lại giảm so với năm 2004 là 2.681.788 ngàn đồng (17.369.217.000-20.051.005.000). Lý do, năm 2005 doanh nghiệp đã sử dụng số vốn lớn để mua tài sản cố định, trả nợ gốc vay ngân hàng đồng thời phải trang trải chi phí phát sinh trong kỳ nên lượng tiền tồn tại doanh nghiệp là tương đối thấp.

Bước sang năm 2006 tình hình kinh doanh tại doanh nghiệp phát triển hơn so với các năm trước do thu nhập tăng lại tiết kiệm được chi phí đồng thời năm 2006 doanh nghiệp nhận được vốn ngân sách nhà nước cấp nên khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng tốt hơn so với năm 2005, tổng tài sản lưu động là 34.013.915 ngàn đồng thừa khả năng chi trả nợ ngắn hạn.

Bảng 14: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2006

ĐVT:1000đ

Nhu cầu thanh toán 2004 2005 2006 Khả năng thanh toán 2004 2005 2006

1. Vay và nợ dài hạn 17.642.637 15.820.715 15.522.587 1. Tiền 887.401 2.682.088 16.464.903

2. Phải trả người bán 6.673.590 11.408.026 11.058.114 2. Các khoản phải thu 3.837.296 5.015.187 7.967.793

1.530.151 1.215.138 560.908 3. Hàng tồn kho 14.523.009 8.229.247 8.139.201

4. Thuế phải nộp nhà nước 280.232 93.298 737.803 4. Tài sản ngắn hạn khác 803.299 1.442.695 1.442.018

5. Phải trả người lao động 502.292 2.415.580 616.884 2.042.696 2.752.800 1.994.575 34.013.915 7. Phải trả, phải nộp khác 97.043 168.625 2.711.268 17.369.217 Tổng cộng 20.051.005 Tổng cộng 28.768.641 33.874.182 33.202.140

(Nguồn: Xử lý từ bảng cân đối kế toán được cung cấp tại phòng kế toán của doanh nghiệp)

3. Người mua trả tiền trước

6. Chi phí phải trả

Phân tích các hệ số liên quan đến khả năng thanh toán

Những phân tích nêu chỉ cho chúng ta có cái nhìn khái quát về tình hình thanh toán của công ty. Để hiểu rõ hơn về khả năng thanh toán của công ty chúng ta sẽ đi phân tích các chỉ số có liên quan đến chỉ tiêu này.

Bảng 15: PHÂN TÍCH CÁC TỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN

CHỈ TIÊU ĐVT 2004 2005 2006

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Lần 0,37 0,33 0,71

Hệ số khả năng thanh toán nợ lưu động Lần 0,70 0,51 1,02

Hệ số khả năng thanh toán nhanh Lần 0,19 0,27 0,78

Hệ số thanh toán bằng tiền Lần 0,03 0,08 0,50

Số vòng thu hồi nợ Vòng 24,19 15,69 11,03

Thời gian thu hồi nợ Ngày 15 23 33

Vòng quay hàng tồn kho Vòng 3,67 8,58 9,45

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát cho biết cứ một đồng nợ phải trả có bao nhiêu đồng tài sản lưu động tài trợ, nếu hệ số này lớn thì khả năng thanh toán của công ty là tốt. Qua 3 năm ta thấy hệ số này luôn nhỏ hơn 1, cho biết nếu huy động tất cả tài sản ngắn hạn tại công ty cũng không đủ sức trả tất cả các khoản nợ ngắn và dài hạn. Hệ số này giảm 0,04 lần vào năm 2005 và tăng 0,38 lần vào năm 2006, biểu hiện khả năng thanh toán của công ty trong năm 2005 kém hơn so với năm 2004 và năm 2006. Năm 2006 tỉ số khả năng thanh toán tổng quát tăng lên 0,71 lần cho thấy khả năng thanh toán nợ của công ty tốt hơn so với những năm trước nhưng nhìn chung vẫn còn yếu. Tuy nhiên hệ số này chưa thể đánh giá chính xác khả năng thanh toán của công ty do trong tổng số nợ cần thanh toán có những khoản nợ chưa đến hạn như nợ dài hạn nên nhu cầu thanh toán không cấp bách bằng các khoản nợ ngắn hạn. Vì vậy sử dụng tài sản lưu động để tài trợ cho tất cả các khoản nợ phải trả thì khả năng thanh toán của công ty sẽ được đánh giá là yếu kém. Vì lý do trên nên chúng ta cần phân tích thêm những hệ số khác có liên quan đến khả năng thanh toán để biết rõ hơn về tình hình tài chính.

- Tổng tài sản lưu động là những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn dưới một năm, còn tổng nợ ngắn hạn là toàn bộ những khoản nợ có thời hạn dưới một năm. Vì vậy dùng tài sản ngắn hạn để trang trải các khoản nợ lưu động là phù hợp. Nhìn vào bảng phân tích ta thấy năm 2006 hệ số khả năng thanh toán nợ lưu động là 1,02 lần tăng so với năm 2004 và 2005 doanh nghiệp thừa khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhưng trong một năm tài chính vốn lưu động không phải chỉ dùng để trả nợ mà cũng cần để chi trả chi phí phát sinh trong kỳ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị. Thông thường hệ số thanh toán này bằng 2 mới đảm bảo vốn vừa đủ thanh toán cho nợ lưu động đồng thời vừa đủ để trang trải chi phí trong kỳ. Trên thực tế công ty vẫn chưa đạt đến chỉ tiêu này chứng tỏ doanh nghiệp vẫn chưa đủ khả năng thanh toán hết các khoản nợ lưu động và chi phí trong kỳ. Theo dự đoán, doanh nghiệp sẽ tiếp tục chiếm dụng vốn khá nhiều từ bên ngoài để duy trì sản xuất kinh doanh liên tục. Tuy nhiên khả năng thanh toán của công ty có cải thiện hơn so với hai năm trước, những năm mà công ty sử dụng tất cả tài sản lưu động cũng chỉ có thể chi trả cho hơn phân nữa tổng số nợ ngắn hạn chưa kể đến việc đơn vị cần vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Khả năng thanh toán nhanh có nghĩa là tất cả tài sản ngắn hạn có thể chuyển nhanh thành tiền (không kể đến hàng tồn kho) được sử dụng để chi trả nợ ngắn hạn bởi vì tính chất của hàng tồn kho có tính lỏng kém do hai nguyên nhân hàng tồn kho có khi bị ứ đọng không bán được, có khi bán được hàng nhưng chưa thu tiền ngay nên cũng không giải quyết được khoản vốn cần gấp. Qua ba năm hệ số khả năng thanh toán nhanh của đơn vị tăng dần do lượng hàng tồn kho giảm dần trong ba năm. Nhìn chung khả năng thanh toán nhanh của công ty vẫn chưa cao, hệ số này vẫn nhỏ hơn 1 nhưng nếu chỉ xét riêng nhu cầu thanh toán nhanh các khoản nợ trong kỳ không kể đến việc chi trả các khoản chi phí khác thì doanh nghiệp có thể thanh toán được 78% nợ ngắn hạn vào năm 2006. Cứ với tốc độ phát triển như vậy trong thời gian tới doanh nghiệp có thể chủ động trong việc chi trả các khoản nợ tránh được tình trạng căng thẳng khi nợ đến hạn thanh toán. Điều này càng được thể hiện rõ qua hệ số thanh toán bằng tiền, tính đến năm 2006 hệ số này vẫn nhỏ hơn 1 nhưng doanh nghiệp có thể trả được ngay phân nữa nợ lưu động khi đến hạn.

- Số vòng thu hồi nợ giảm cộng thêm thời gian thu hồi nợ tăng qua ba năm, điều này chứng tỏ số tiền thu từ bán hàng của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. Năm 2005 do số lượng hàng bán ra tăng nhanh so với năm 2004 nên khoản tiền khách thiếu nợ lớn và thời gian thanh toán chậm hơn năm 2004 là điều hợp lý bởi vì khoản nợ vẫn nằm trong thời gian tín dụng do công ty qui định (không vượt quá 30 ngày kể từ ngày người mua nhận hàng). Năm 2006 doanh thu bán hàng tăng với tốc độ tăng chậm hơn năm 2005 nhưng khoản phải thu lại tăng nhiều hơn dẫn đến tốc độ luân chuyển khoản phải thu chậm và khách hàng không thanh toán nợ đúng thời hạn qui định. Điều này không tốt doanh nghiệp cần tăng cường công tác thu hồi nợ.

- Vòng quay hàng tồn kho liên tục tăng từ năm 2004 đến năm 2006. Điều này nói lên doanh nghiệp có khả năng giải quyết được lượng hàng tồn kho bị ứ đọng góp phần tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Số vòng luân chuyển hàng tồn kho năm 2006 tăng không nhiều so với năm 2005 cho thấy dấu hiệu hàng bị ứ đọng dần xuất hiện, doanh nghiệp cần chú ý đề ra biện pháp khắc phục tránh tình trạng hàng sản xuất ra không tiêu thụ được.

Nói tóm lại khả năng thanh toán tại công ty so với chỉ số chung vẫn còn thấp nhưng tình hình thanh toán đã cải thiện dần qua các năm hoạt động, từng bước tạo dựng niềm tin cho các chủ nợ về sức mạnh tài chính của công ty trong tương lai.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔPHẦN IN TỔNG HỢP CẦN THƠ (Trang 52 - 56)