Phân tích mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu, các khoản mục trên bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔPHẦN IN TỔNG HỢP CẦN THƠ (Trang 36 - 39)

K ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.1.4 Phân tích mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu, các khoản mục trên bảng cân đối kế toán

bảng cân đối kế toán

™Cân đối 1

Chúng ta có phương trình:

Chi phí chờ kết Tài sản cố định Nguồn vốn chuyển + Hàng tồn kho + & đầu tư dài hạn chủ sở hữu + =

Tiền +

Phương trình trên nói lên ý nghĩa nguồn vốn chủ sở hữu đủ trang trải cho các loại tài sản phục vụ cho hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng.

Dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán ta có:

Bảng 9: BẢNG CÂN ĐỐI 1 GIỮA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN

ĐVT:1000đ

TÀI SẢN NGUỒN VỐN CHÊNH LỆCH

(1) (2) (1)-(2)

NĂM

2004 69.735.671 19.693.091 50.042.580

2005 66.495.401 20.696.179 45.799.222

2006 65.199.311 26.536.521 38.662.790

Qua bảng phân tích trên ta thấy từ năm 2004 đến 2005 công ty luôn thiếu vốn để trang trải cho các tài sản đang sử dụng buộc phải vay mượn từ bên ngoài. Việc sử dụng vốn vay trong kinh doanh là chuyện bình thường nhưng số tiền doanh nghiệp vay từ bên ngoài thường lớn gấp đôi so với vốn tự có của doanh nghiệp. Điều này cho thấy mức độ an toàn trong kinh doanh vẫn chưa được đảm bảo, khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp vẫn còn yếu kém. Cụ thể về các khoản vốn vay như sau:

+ Vay ngắn hạn: 17.642.637 ngàn đồng + Vay dài hạn: 25.826.653 ngàn đồng

+ Vốn đi chiếm dụng: 11.126.004 ngàn đồng

Năm 2004 doanh nghiệp cần một lượng tiền lớn để mua nguyên vật liệu tồn kho nhằm tránh tình trạng giá cả nguyên vật liệu tăng cao làm tăng chi phí sản

xuất trong kỳ, đồng thời công ty cũng cần một khoản vốn lớn để xây dựng hai phân xưởng sản xuất, đầu tư trang thiết bị nên số vốn vay mượn và đi chiếm dụng của đơn vị khác nhiều hơn năm 2005 và năm 2006.

Năm 2005:

+ Vay ngắn hạn: 15.820.715 ngàn đồng + Vay dài hạn: 18.369.074 ngàn đồng

+ Vốn đi chiếm dụng: 18.053.467 ngàn đồng

Nhìn vào bảng phân tích chúng ta thấy năm 2005 khoản vay mượn từ bên ngoài giảm xuống, nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên, tài sản giảm do qui mô vốn của công ty năm 2005 bị thu hẹp nhằm mục đích phát triển chậm nhưng vững chắc tránh việc vay mượn vượt quá khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Năm 2006:

+ Vay ngắn hạn: 15.522.587 ngàn đồng + Vay dài hạn: 14.424.658 ngàn đồng

+ Vốn đi chiếm dụng: 18.083.446 ngàn đồng

Vốn vay lại tiếp tục giảm so với năm 2004, 2005, trong năm 2006 doanh nghiệp cố gắng vươn lên hoạt động bằng nguồn vốn tự có của mình giảm vay mượn nhằm khẳng định tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp sẽ vững mạnh, trong tương lai doanh nghiệp sẽ phấn đấu hoạt động dựa trên vốn tự có của đơn vị.

Nhìn chung doanh nghiệp vẫn phụ thuộc rất lớn vào vốn vay mặc dù tình hình tài chính có cải thiện hơn nhiều so với những năm trước đây. Tuy nhiên để xem vốn đi chiếm dụng và vốn vay có hợp lý hay không chúng ta sẽ xét mối quan hệ cân đối thứ hai.

™Cân đối 2

Nguồn vốn chủ sở hữu + nợ vay ngắn, dài hạn = Vế trái của cân đối trên. Nếu vế trái > vế phải, công ty đã để chiếm dụng vốn

Vế trái < vế phải do thiếu nguồn bù đắp cho tài sản đang sử dụng nên công ty đã đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác.

Dựa vào phương trình trên ta có bảng:

Bảng 10: BẢNG CÂN ĐỐI 2 GIỮA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN ĐVT:1000đ

NGUỒN VỐN TÀI SẢN CHÊNH LỆCH

(1) (2) (1)-(2)

2004 63.162.381 69.735.671 -6.573.290

2005 54.885.968 66.495.401 -11.609.433

2006 56.483.766 65.199.311 -8.715.545

Qua 3 năm khoản chênh lệch giữa nguồn vốn và tổng giá trị các khoản tiền, hàng tồn kho, chi phí chờ kết chuyển và tài sản dài hạn luôn âm; chứng tỏ công

ty đang đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Theo phân tích ở trên, năm 2004

doanh nghiệp thiếu lượng vốn là 50.042.580 ngàn đồng, nên phải vay một lượng là 43.469.290 ngàn đồng (17.642.637.000 + 25.826.653.000), số còn lại doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn của người khác. Cụ thể:

+ Số vốn đi chiếm dụng: 11.126.004 ngàn đồng + Số vốn còn thiếu: 6.573.290 ngàn đồng + Suy ra số vốn bị chiếm dụng là 4.552.714 ngàn đồng Năm 2005: + Số vốn đi chiếm dụng: 18.053.467 ngàn đồng + Số vốn cần bổ sung: 11.609.433 ngàn đồng + Suy ra số vốn bị chiếm dụng là 6.444.034 ngàn đồng Năm 2006: + Số vốn đi chiếm dụng: 18.083.446 ngàn đồng + Số vốn còn thiếu: 8.715.545 ngàn đồng + Suy ra số vốn bị chiếm dụng là 9.367.901 ngàn đồng

Điều này cho thấy vốn đi chiếm dụng bị dư thừa không sử dụng vào hoạt

động kinh doanh nên bị đơn vị khác chiếm dụng vốn. Do tồn tại mối quan hệ

kinh tế với các đối tượng khác nên thường xảy ra hiện tượng chiếm dụng và bị chiếm dụng. Vấn đề cần lưu ý đó là tính hợp lý của các khoản chiếm dụng và bị chiếm dụng. Xem xét khoản bị chiếm dụng trong 3 năm ta thấy từ năm 2004 đến năm 2006 số vốn bị chiếm dụng tăng. Xét về mặt kinh tế là không tốt, vốn lưu

động bị ứ đọng trong khi đó doanh nghiệp đang cần vốn để tài trợ cho tài sản

đang sử dụng tại doanh nghiệp nhưng xét về mối quan hệ với khách hàng, đây là cách tốt nhất để giữ chân khách do người mua chủ yếu là khách hàng giao dịch thường xuyên với công ty, chi phối rất lớn đến hoạt động kinh doanh của đơn vị. Cũng giống như chính sách mua hàng trả tiền, doanh nghiệp trả tiền cho người bán theo hình thức gối đầu, dùng tiền phải trả cho người bán để đầu tư vào hoạt

động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cũng cho khách hàng của mình nợ lại một khoản tiền mua hàng đó cũng là chuyện hợp lý. Tuy nhiên doanh nghiệp cần chú ý đến chính sách tín dụng bán hàng tránh tình trạng số vốn khách hàng thiếu nợ ngày một tăng nhưng giá trị hợp đồng giao dịch với công ty không tăng so với các năm trước.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔPHẦN IN TỔNG HỢP CẦN THƠ (Trang 36 - 39)