Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu 218379 (Trang 47 - 62)

Tình hình xuất khẩu thuỷ sản thế giới:

Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), mậu dịch thuỷ sản toàn cầu đang tăng lên nhờ lượng tiêu thụ ngày càng gia tăng. Trong khoảng 145 triệu tấn thuỷ sản được sản xuất mỗi năm trên toàn thế giới, có 55 triệu tấn (38%) được giao dịch trên thị trường quốc tế. Xuất khẩu thuỷ sản thế giới đang tăng với tốc độ 7% - 9% mỗi năm, từ 86 tỷ USD trong năm 2006 lên 92 tỷ USD vào năm 2007. Mậu dịch thuỷ sản thế giới năm 2008 chững lại do khủng hoảng kinh tế, và hiện đang dần hồi phục. Các nước đang phát triển chiếm khoảng 50% trong tổng xuất khẩu thuỷ sản, với kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục 25 tỷ USD.37

Đặc điểm và tình hình phát triển của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam: Đặc điểm:

Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km; Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2. Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp thủy sản. Từ lâu Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực, cùng với Indonesia và Thái Lan. Xuất khẩu thủy sản trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.

Trong năm 2009, mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã kết thúc cách đây ít tháng, tuy nhiên tác động của nó vẫn còn âm ỉ trong các nền kinh tế thế giới, nhất là các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, và các nước Châu Âu. Đây cũng là những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam. Ngoài ra, một số thị trường cũng đưa ra những quy định khắt khe hơn về về nguồn gốc và chất lượng các sản phẩm nhập khẩu. Kết quả là trong năm 2009, xuất khẩu thủy sản giảm 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài nguyên nhân từ sự sụt giảm nhu cầu từ các nước nhập khẩu chính, nguyên nhân một phần cũng xuất phát ngay chính từ hoạt động của ngành thủy sản Việt Nam như nguồn nguyên liệu chế biến không ổn định, tình hình sản xuất và khai thác không thuận lợi.

Năm 2009 qua đi, với ngành thuỷ sản Việt Nam, đó không phải một năm không tệ cho dù tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm có giảm sút: đạt khoảng 4,35 tỉ USD, giảm 3,6% so với thực hiện cả năm 2008. Bước sang năm 2010, đã có nhiều tín hiệu mới cho thấy, xuất khẩu thuỷ sản sẽ có kết quả khả quan hơn nhiều so với năm 2009. Bộ Công

36 Mộng Bình. 07/05/2009. Nhiều cơ hội tăng xuất khẩu vào châu Âu [trực tuyến]. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online. Đọc từhttp://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/thuongmai/18501/ (đọc ngày 14/03/2010).

37 Không tác giả. 28/08/2009. Thị trường thuỷ sản thế giới: gia tăng vị thế của các nước đang phát triển. Thuỷ sản Việt Nam [trực tuyến]. Đọc từ

http://www.thuysanvietnam.com.vn/index.php?act=news&idroot=20&idcat=60&id=3147&stt= 3 (đọc ngày 26/03/2010).

3,364 3,792

4,562

4,350

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

thương dự kiến, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2010 sẽ đạt 4,7 tỉ USD, tăng 6,8% so với năm 2009.38

Biểu đồ 5-1: Giá trị xuất khẩu ngành thủy sản qua các năm (triệu đô)

Cung – cầu mặt hàng thủy sản39:

Việt Nam có hơn 1 triệu km đường bờ biển và 1,4 triệu hecta mặt nước nội địa vì vậy nguồn cung thủy hải sản rất dồi dào và ổn định. Trữ lượng hải sản ở Việt Nam ước tính có khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn tái tạo là khoảng 1,73 triệu tấn.

Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản và cải thiện khả năng khai thác đánh cá xa bờ đã giúp sản lượng thủy hải sản Việt Nam không ngừng tăng trong những năm qua. Mức tăng trưởng trung bình từ năm 2006-2008 là khoảng 11%. Đến hết tháng 11 năm 2009, sản lượng thủy sản đã đạt hơn 4,4 triệu tấn (Biểu đồ 5-2). Ước tính hết năm nay sẽ đạt

khoảng 4,9 triệu tấn, cao hơn năm 2008.

Theo ước tính của Tổ chức lương thực thế giới (FAO), nhu cầu thủy hải sản trên thế giới ở mức cao. Đối với các nước công nghiệp phát triển, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, mức tiêu thụ thủy hải sản là trên 30kg/người/năm. Trong khi đó, nhu cầu nội địa cũng đang tăng cao do đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Theo ước tính hiện nay là trên 20kg/người/năm. Như vậy, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy hải sản là rất tiềm năng. Đặc biệt bước sang năm 2010, khi cuộc khủng hoảng kinh tế đã qua, đời sống người dân dần ổn định và nâng cao, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng thủy hải sản trên thế giới cũng như nội địa sẽ tăng lên.

38 Không tác giả. 6/1/2010. Xuất khẩu thuỷ sản 2010 có nhiều cơ hội [trực tuyến]. Công ty cổ phần ATP Truyền thông.Đọc từ http://www.atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/45461/index.aspx (đọc ngày 15/05/2010).

3,695.9 4,150.0 4,582.9 4,418.5 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 11t - 2009 Biểu đồ 5-2: Giá trị sản xuất ngành thủy sản qua các năm (nghìn tấn) Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam40:

Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sang khoảng 155 thị trường trên thế giới, trong đó ba thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản, chiếm khoảng 60,6% kim ngạch xuất khẩu. EU chiếm khoảng 26% thị phần hàng xuất khẩu của Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ chiếm khoảng 17,8% và 16,9%.

Tuy vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu sang EU đã giảm 1,7% về khối lượng và 6,7% về giá trị. Trong những năm gần đây, EU đã thay thế thị trường Mỹ và Nhật trở thành thị trường có thị phần xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.

Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2010, EU sẽ áp dụng quy định EC 1005/2008, theo đó các lô hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường này sẽ phải cung cấp đầy đủ các thông tin truy xuất về nguồn gốc. Việc này gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này do đặc điểm đánh bắt cá ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, manh mún, với phương thức hoạt động nay đây mai đó, vùng đánh cá đa dạng, không ổn định nên việc truy xuất nguồn gốc là không dễ. Hơn nữa, nguyên liệu chế biến sản phẩm xuất vào EU bao gồm cả tự khai thác và nhập khẩu nên thủ tục sẽ càng phức tạp. Phần lớn tầu đánh cá cũng như doanh nghiệp chế biến chưa nắm được các thủ tục, hồ sơ nhằm đáp ứng các quy định nói trên. Như vậy, nguy cơ mất thị phần quan trọng này là rất lớn. Hiện, VASEP đang đàm phán với phía EU về việc lùi lại việc thực hiện quy định này đến hết tháng 6/2010. Tuy nhiên, việc này là rất khó vì quy định này không chỉ áp dụng với mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam.

Xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 21,2% về khối lượng và 12,3% về giá trị. Trong những năm gần đây, Việt Nam phải chịu áp lực cạnh tranh từ các nước như Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc vào thị trường này. Trong khi đó, nhà nhập khẩu Nhật ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay, việc kiểm tra 100% được áp dụng với tất cả các lô hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Tôm là mặt hàng chính được xuất khẩu vào nước này. Hiện tại, Việt Nam đang đàm phán với phía Nhật Bản. Sắp tới, nhiều khả năng, Nhật Bản sẽ áp dụng mức thuế 0% đối với các sản phẩm tôm của Việt Nam.

Mỹ 17% Nhật 18% EU 26% Khác 39%

Xuất khẩu sang Mỹ tình hình có khả quan hơn. 9 tháng đầu năm, thị trường này suy giảm 3,2% về giá trị, tuy nhiên vẫn tăng 14,7% về khối lượng. Điểm gây khó khăn với việc nhập khẩu vào thị trường này là biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa, với việc áp dụng mức thuế chống phá giá cao cho các sản phẩm nhập khẩu chính của Việt Nam vào Mỹ như cá tra, cá basa, tôm. Đối với mặt hàng cá tra, cá basa, do Mỹ xếp hai loại cá này vào loại cá da trơn, vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu mức thuế chống phá giá từ 36% đến 68%. Theo ITC đưa ra vào tháng 6 vừa qua, mức thuế này sẽ tiếp tục được áp dụng đối với mặt hàng này trong 5 năm tới.

Riêng đối với mặt hàng tôm, có dấu hiệu đáng mừng là theo quyết định mới của Bộ Thương mại Mỹ DOC vào tháng 9 vừa qua, mức thuế chống phá giá áp dụng cho các sản phẩm tôm nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được xem xét giảm xuống gần bằng 0%.

Trong khi các thị trường chính tình hình xuất khẩu có phần ảm đạm thì tại thị trường các nước khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Asean, Canada có phần khả quan. 9 tháng đầu năm, XK sang Trung Quốc tăng 17% cả về khối lượng và giá trị. Các thị trường này đều đạt giá trị xuất khẩu hơn 50 triệu đôla.

Biểu đồ 5-3: Thị trường xuất khẩu của Việt Nam

™ Khách hàng

Khách hàng có vai trò quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, làm sao cho họ cảm thấy hài lòng nhất là chuyện không dễ gì làm được. Nhưng vấn đề đầu tiên muốn thoả mãn nhu cầu khách hàng là phải biết họ là ai, họ cần gì và chúng ta có thể làm gì để thoả mãn nhu cầu của họ.

Ở đây, khách hàng chính của công ty là những nhà phân phối trung gian lớn ở các thị trường Nhật, Nga, Châu Âu. (Xem phụ lục 2)

Khách hàng của doanh nghiệp được chia thành phân thành 2 loại:

- Khách hàng sử dụng sản phẩm là nguồn nguyên liệu sản xuất tiếp. - Khách hàng bán lại sản phẩm cho khách hàng khác.

Đặc điểm khách hàng này:

Đây là những người khá am hiểu sản phẩm và có nhiều kiến thức chuyên môn về thuỷ sản nên đòi hỏi về chất lượng là điều quan trọng nhất đối với đối tượng khách hàng này. Điều này là trở ngại vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi doanh nghiệp với quy mô còn nhỏ, sản xuất mang tính chất tự phát. Cụ thể việc đòi hỏi về chất

lượng như xây dựng những hàng rào kỹ thuật và thương mại ngày càng chặt chẽ, với các quy định về dư lượng kháng sinh, về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản, về kiểm dịch đang là thách thức lớn đối với doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.

Bên cạnh đó, họ là những khách hàng đã có mua bán thường xuyên nên có nhiều kinh nghiệm trong thủ tục xuất nhập khẩu, khả năng ép giá cao đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi chưa có kinh nghiệm trên thương trường.

Họ có nguồn tài chính vững mạnh, có nhiều sự lựa chọn đối với các mặt hàng thuỷ hải sản. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng phục vụ và cung cấp nhiều dịch vụ nhiều hơn đồng thời hạ giá thành sản phẩm. Khi chấp nhận giảm giá xuất khẩu đồng nghĩa với việc tạo sức ép dây chuyền với người nuôi trồng và đánh bắt trong nước. Để tồn tại các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau, điều này vô tình đã tạo ra môi trường cạnh tranh trong nước ngày càng quyết liệt, các công ty sẽ chạy đua gay gắt trong ngành.

Hệ thống luật pháp của các nước có những sự khác biệt lớn so với luật pháp Việt Nam, gây khó khăn không nhỏ với các công ty xuất khẩu thuỷ sản. Vì chính khác biệt đó làm cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận với pháp luật thương mại quốc tế. Trong khi đó, sự hiểu biết của các DN thủy sản Việt Nam về luật pháp thương mại quốc tế, đặc biệt là hiểu rõ về pháp luật trong tranh chấp thương mại cũng rất hạn chế, ảnh hưởng không ít đến năng lực cạnh tranh của các DN xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Giá trị gia tăng mà khách hàng cần:

Chất lượng sản phẩm đảm bảo như các yêu cầu:

- Châu Âu: Quy định EC 1005/2008 có thể coi là rào cản đáng lo ngại nhất cho sản lượng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng đầu, EU. Việc các doanh nghiệp Việt Nam còn đang lúng túng trong việc thực hiện các bước chuẩn bị về thủ tục, giấy tờ nhằm đáp ứng các yêu cầu từ phía EU có thể báo hiệu cho những khó khăn ban đầu cho các doanh nghiệp nhập khẩu vào thị trường này vào những tháng đầu năm 201041. Hiện tại, nhiều hợp đồng nhập khẩu từ phía EU đang bị hoãn lại do phía EU chưa thấy các động thái rõ rệt từ phía Việt Nam trong việc thực thi quy định mới. Trong khi đó, việc đàm phán lùi lại thời gian thực hiện quy định đến hết tháng 6/2010 là khó thành công. Nguy cơ đứng trước việc mất thị phần vào thị trường chiếm đến 26% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là rất cao nếu phía Việt Nam không thực hiện các chính sách cụ thể nhằm đáp ứng các yêu cầu từ phía EU. Điều này đòi hỏi việc nổ lực không ngừng của các doanh nghiệp nếu muốn đánh vào thị trường châu Âu.

- Đối với Nhật và Nga thì chất lượng thuỷ sản cũng được xem trọng. Đây là nền tảng để tạo uy tín cho doanh nghiệp Việt Nam khi muốn có bạn hàng lâu dài.

Do đây là những khách hàng trung gian, họ mua để kinh doanh tiếp hoặc chế biến lại nên chi phí đầu vào càng thấp thì càng có lợi cho họ. Các doanh nghiệp xuất khẩu còn

được hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá giữa Việt Nam đồng và đồng ngoại tệ, như USD, Yên Nhật, Euro. Trong năm 2009, đồng Việt Nam có xu hướng yếu đi so với các đồng ngoại tệ khác. Điều này có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi quy đổi doanh thu sang Việt Nam đồng. Trong khi đó, phần lớn nguyên liệu đầu vào (thủy hải sản nguyên

41

Không tác giả. 10/09/2009. Ảnh hưởng của IUU tới xuất khẩu thuỷ sản [trực tuyến]. Báo Đầu tư. Đọc từhttp://www.mutrap.org.vn/Lists/Posts/Post.aspx?List=5276b79d-4e3a-4c5b-a2ad-

liệu, thức ăn chăn nuôi) là do nuôi trồng, mua từ các hộ dân ở trong nước, không ảnh hưởng bởi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ. Vì thế, các nhà nhập khẩu thuỷ sản được hưởng giá rất ưu đãi do những nguyên nhân trên. Với giá thấp này, làm tăng cường độ cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp. Hậu quả của việc cạnh tranh này làm cho giá của Công ty đã thấp thì càng thấp hơn nữa, tăng nguy cơ bị kiện bán phá giá. Do vậy, sức ép của khách hàng đối với các doanh nghiệp Việt Nam càng lớn.

Một điều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam là trình tự thủ tục hành chính

nước ta còn rườm rà giảm khả năng xúc tiến xuất khẩu thuỷ sản.

Văn hoá làm việc của các nước bạn, coi trọng uy tín nên những doanh nghiệp nào

giữ được uy tín thì sẽ có lợi thế cạnh tranh cao hơn.

Vấn đề thương hiệu: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) là

kênh quảng cáo thương hiệu hiệu quả. Trong đó phải kể đến thương hiệu cá da trơn của Việt Nam là khá mạnh, hiện nay chiếm khoản 75% thị phần xuất khẩu cá da trơn trên toàn thế giới, và sản phẩm của Việt Nam đã xuất hiện trên khoảng 69 quốc gia trên thế giới. Như vậy thương hiệu Việt Nam đã có mặt nhiều nước trên thị trường thế giới tạo thuận lợi cho các công ty thuỷ sản Việt Nam đi thâm nhập các thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu 218379 (Trang 47 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)