Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu 218379 (Trang 39 - 47)

™ Tự nhiên

Phát triển kinh tế thủy sản đang gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường biển. Hàng năm môi trường biển phải tiếp nhận một lượng rất lớn chất thải, thức ăn thừa chưa qua xử lý từ các các cơ sở nuôi trồng thủy sản, cùng sinh hoạt thiếu ý thức của con người. Nạn ô nhiễm từ chế biến thủy sản đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực17. Để bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp cần có giải pháp hợp lý để bảo vệ môi trường tại các vùng biển và phải có sự phối hợp và quản lý đồng bộ của các cơ quan, các nhà chuyên môn, ban, ngành, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn.

Xuất phát từ nhận thức bảo vệ môi trường chung đối với một ngành công nghiệp chế biến đặc thù, lãnh đạo Công ty đã chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường đi đôi với chất lượng sản phẩm ngay từ đầu. Cụ thể là đã đầu tư toàn bộ thiết bị, công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường phù hợp với sự phát triển lâu dài của Công ty. Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải, xử lý theo phương pháp sinh học cũng được tiến hành song song. Kết quả là hệ thống xử lý này đã được vận hành thường xuyên và có hiệu quả mặc dù tốn kém kinh phí không nhỏ. Nhờ vậy, Công ty TNHH Huy Nam là một trong số ít công ty thực hiện có hiệu quả đề án xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Sản phẩm xuất khẩu của công ty đều được các thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản và Nga đón nhận.

Huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang không có bờ biển dài như các huyện Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất, An Biên, An Minh nhưng lại có điều kiện rất thuận lợi là có cửa sông Cái Bé - Cái Lớn đổ ra biển Tây. Cửa sông sâu, tàu thuyền đánh cá ra vào dễ dàng khi đi đánh bắt cũng như khi về buôn bán, trao đổi, giao nộp sản phẩm cho các nhà máy chế biến hải sản và trú ngụ an toàn khi có giông bão. Toàn huyện có trên 281 phương tiện đánh bắt hải sản với tổng công suất 39.420 CV với lực lượng lao động chuyên nghề đánh bắt hải sản gần 2.000 người hoạt động trên ngư trường rộng lớn vùng biển Tây Nam và biển Đông Nam Bộ. Khai thác một lượng hải sản các loại rất đa dạng và có giá trị kinh tế cao18. Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho nguồn cung của doanh nghiệp.

Theo đó, hằng năm các nước Châu Âu, Nga, Nhật vẫn phải nhập khẩu nhiều loại hàng hoá các loại trong đó có thuỷ sản. Các nước này vẫn là những khu vực đứng đầu

17 Không ngày tháng. Ô nhiễm môi trường biển từ phát triển kinh tế thuỷ sản [trực tuyến]. Báo mới. Đọc từhttp://www.baomoi.com/Info/O-nhiem-moi-truong-bien-tu-phat-trien-kinh-te-thuy-

san/45/3386185.epi (đọc ngày 09/03/2010).

18Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang. 2003. Quyết định số 1199/QĐ-UB ngày 08/05/2003. Báo cáo qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Châu Thành thời kỳ 2003-2010. Rạch Giá, Kiên Giang.

trong việc nhập thuỷ hải sản. Đây là điều kiện thuận lợi để sản phẩm thuỷ sản của công ty thâm nhập vào thị trường nước ngoài.

™ Văn hóa-xã hội-dân số

Nhật

Hiểu được sở thích tiêu thụ của người Nhật Bản là điều chính yếu trong việc xuất khẩu thành công sang Nhật Bản. Người Nhật quan tâm tới mùi vị, vẻ bề ngoài, độ tươi mới của thuỷ sản... và đặc biệt là rất quan trọng chữ “tín” trong kinh doanh. Để đáp ứng những yêu cầu này, nó đã gây không ít khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ như Huy Nam, còn non yếu trong kinh nghiệm, chưa có nhiều bạn hàng nên việc tạo dựng được uy tín với người Nhật không phải là chuyện dễ.

Nga

Lợi thế của hàng thủy sản của Việt Nam khi xuất khẩu sang Nga hiện nay do người Nga rất yêu chuộng thủy hải sản. Điều này tạo cơ hội cho việc gia tăng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu sang Nga.

Thị hiếu tiêu dùng của người Nga rất gần với người Việt Nam, thị trường Nga không khó tính về chất lượng mà khó tính về thủ tục hành chính, phương thức thanh toán19. Tạo điều kiện cho công ty hoà nhập nhanh vào thị trường Nga đồng thời đây là cơ hội để công ty học hỏi thêm nhiều về cách thức làm việc, kinh nghiệm đàm phán không thể thiếu trong kinh doanh.

Châu Âu

Nhu cầu nhập khẩu hàng thủy sản của EU rất lớn, tuy nhiên ở mỗi nước thì thị hiếu tiêu dùng lại khác nhau. Ở Pháp loại cá tươi và cá phi lê được bán nhiều. Đặc biệt người Pháp còn ưa chuộng các loại động vật thân mềm, đặc biệt là hến. Người Ba Lan thích tiêu dùng cá nguyên con. Ở thị trường Đức, đến 90% các sản phẩm thủy hải sản tiêu thụ lại là cá, hầu hết người tiêu dùng ở Đức quan tâm đến những sản phẩm thủy hải sản được bảo quản và chế biến sẵn. Những động vật có vỏ (trai, sò, tôm cua...) lại không được tiêu thụ mạnh. Ở Tây Ban Nha, cá tươi là mặt hàng tiêu thụ nhiều nhất. Tuy nhiên động vật thân mềm, loài giáp xác (tôm, cua) và đặc biệt là mực ống cũng được người tiêu dùng ưa chuộng. Ở Italia, phần lớn hải sản được bán dưới dạng tươi hoặc ướp lạnh, động vật thân mềm đặc biệt phổ biến. Italia cũng là một thị trường quan trọng đối với mực phủ, hiện nay sức tiêu thụ tôm càng và hến có mức tăng trưởng đáng kể.

Người tiêu dùng châu Âu đang chuyển hướng mạnh sang tiêu thụ tôm biển loại nhỏ và tôm pandan nước ấm. Xu hướng này có thể nhận thấy hầu hết các nước Châu Âu, ngoại trừ Đức. Trong khi đó, cá philê đang giành lại thị phần từ cá nguyên con trên toàn EU do người tiêu dùng đòi hỏi sự thuận tiện hơn khi mua hải sản. Các sản phẩm giá trị gia tăng như cá hun khói, sản phẩm cá chế biến sẵn và những món ăn từ cá đang trở nên phổ biến. Một xu hướng đáng chú ý là sự phát triển những sản phẩm hải sản mới dành

19 Ngọc Thiện. 14/01/2010. Thủy sản Việt Nam hướng mạnh vào thị trường Nga [trực tuyến]. Đời sống pháp luật. Đọc từ

http://www.doisongphapluat.com.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=22&ID=2780 (đọc ngày 27/02/2010).

cho những dịp đặc biệt hoặc để thưởng thức đặc biệt như món ăn mặn Tây Ban Nha, món khai vị cá sushi và các sản phẩm tẩm bột20.

Tuỳ từng nước có những khẩu vị khác nhau, cách tiêu dùng hàng hoá cũng khác nhau. Điều này gây khó khăn cho Huy Nam khi đáp ứng thị hiếu này.

™ Kỹ thuật-công nghệ

Năm tới, xu hướng bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và các tiêu chuẩn mới khắt khe về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các thị trường sẽ tiếp tục là những trở ngại cho doanh nghiệp.

Nhật

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có văn bản đề nghị các doanh nghiệp thống kê chi tiết các lô hàng đã xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản từ ngày 01/01/2007 nhằm thực hiện quyết định về việc áp dụng những biện pháp cấp bách kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm trong thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản của Bộ Thủy sản.

Theo VASEP, việc kiểm tra ngặt nghèo về chất lượng tại Nhật Bản khiến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng tôm, sang thị trường này sụt giảm đáng kể. Điều này gây không ít khó khăn cho công ty khi áp dụng các biện pháp kiểm tra này. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín.

Nga

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nga bị dừng lại vào cuối năm 2008 khi Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nga có quyết định tạm ngừng nhập cá tra, basa của các doanh nghiệp Việt Nam kể từ ngày 20/12/200821. Trong thời gian này, khó mà vượt qua khỏi trở ngại này vì điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ việc đảm bảo chất lượng đúng yêu cầu của bên đối tác.

Sau thời gian gián đoạn đó, tháng 5/2009 thị trường Nga đã mở cửa trở lại. Ngành thuỷ sản Việt Nam lại có thêm những cơ hội chinh phục thị trường tiềm năng này. Theo danh sách của Hiệp hội xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) công bố có 39 doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện vệ sinh an toàn thủy sản được phép xuất khẩu vào Nga. Nhưng theo số liệu từ Cục Hải quan đến ngày 15/07/2009, mới chỉ có 22 doanh nghiệp trong đó có Huy Nam xuất khẩu vào Nga, trong số 606 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Một dấu hiệu đáng mừng bởi Nga là thị trường có sức tiêu thụ thuỷ sản lớn của thế giới, tận dụng cơ hội này Huy Nam đẩy mạnh sản lượng sang thị trường Nga là chủ yếu.

Châu Âu

Liên minh châu Âu là thị trường tương đối khó tiếp cận đối với nhà xuất khẩu lương thực và nông sản Việt Nam. Thông tin đầy đủ về các quy định của Hiệp định về áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) của nước nhập khẩu là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của xuất khẩu. Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu cũng

20 29/01/2007. Thị hiếu tiêu dùng hải sản của thị trường EU [trực tuyến]. Trung tâm xúc tiến thương mại

Đà Nẵng. Đọc từ http://www.tpic.danang.gov.vn/front/newsdetail?PageNo=0&keyid=568 (đọc ngày 15/03/2010).

21 05/08/2009. Nhìn lại xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nga [trực tuyến]. Cục xúc tiến thương mại, trung tâm hỗ trợ xuất khẩu. Đọc từ

http://www.vietradeportal.vn/Content/View/tabid/119/Key/ViewArticleContent/ArticleId/1032/ Default.aspx (đọc ngày 15/03/2010).

phải tuân thủ các quy định SPS của EU. Để áp dụng các biện pháp kiểm dịch này, doanh nghiệp cũng phải lao đao mới áp dụng được chúng, điều này gây không ít khó khăn trong doanh nghiệp.

Ngay ngày đầu năm 2010, các nước EU đưa ra nhiều rào cản kỹ thuật trong hoạt động nhập khẩu hàng thủy sản. Đối với thủy hải sản trong khai thác đánh bắt, phải chứng minh được nguồn gốc đánh bắt theo luật IUU. Theo đó, có ít nhất 12 thông tin cần được khai báo trong giấy chứng nhận khai thác từ các chủ tàu như giấy phép khai thác, tên chủ tàu, vùng biển khai thác… Bản cam kết của nhà máy chế biến cũng yêu cầu số giấy chứng nhận nhiều tương tự. Còn trong nuôi trồng thủy sản phải đạt tiêu chuẩn quốc tế Global Gap còn gọi là thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu và ISO 22000.22 Giờ đây lộ trình cắt giảm thuế quan đã đến, các nước giàu đưa ra hàng rào kỹ thuật để đánh vào hàng thuỷ sản của nước ta. Chắc chắn năm 2010, sản lượng xuất khẩu thủy sản sẽ giảm. Quy định này sẽ gây khó cho các doanh nghiệp thủy sản Việt nam bởi trên thực tế, thủy sản Việt Nam ngoài một số ít được nuôi trồng còn đa số là được ngư dân đánh bắt ở khắp các vùng biển mang tính chất tự phát, nhỏ lẻ và chưa có kế hoạch lâu dài. Đồng thời, phần lớn các doanh nghiệp đều thu mua nguyên liệu của ngư dân chế biến và XK. Do đó, các doanh nghiệp XK khó có thể cung cấp, chứng minh được nguồn gốc lô hàng, mà nếu có làm được sẽ phải mất nhiều thời gian.

™ Kinh tế

Giờ phút định mệnh "Tháng 9-2008" đã làm cho nền kinh tế thế giới chao đảo suốt hơn một năm qua. Từ một cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ, rồi lan sang châu Âu, Nhật Bản, các thị trường đang lên và toàn bộ thế giới, nó đã thật sự trở thành một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu với sức công phá mạnh mẽ chưa từng có.

Có thể nói nền tài chính thế giới năm 2008 và cả năm 2009, bị chi phối gần như hoàn toàn bởi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra ở Mỹ. Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ bắt đầu từ sự đổ vỡ bong bong nhà đất, gây ra những trục trặc và sụp đổ trong hệ thống tài chính. Tiếp đến, những biến cố dồn dập và nặng nề với việc hai công ty lớn trong thị trường nhà đất Mỹ là Fannie Mac và Freddie Mac bị mất thanh khoản rồi bị quốc hữu hoá, ba tổ chức tài chính hàng đầu thế giới là AIG, Lehman Brothers và Merrill Lynch sụp đổ đã giáng một đòn mạnh không chỉ vào nền tài chính và kinh tế Mỹ mà còn cả nền tài chính thế giới23.

Thế nhưng, nhờ áp dụng kịp thời các biện pháp giải cứu và kích thích kinh tế đơn phương ở mỗi nước hoặc trong sự phối hợp với các tổ chức tài chính quốc tế và giữa các nước với nhau, từ giữa năm 2009 nền kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu phục hồi. Trên nền tảng đó, tình hình thị trường tài chính và chứng khoán thế giới bắt đầu được cải thiện, hoạt động của hệ thống ngân hàng ngay cả ở các nước khởi nguồn của cuộc khủng hoảng cũng đã được cải thiện và bước đầu lấy lại được lòng tin của người dân. Nhìn chung, các dự báo về nền kinh tế toàn cầu đều cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã được kiểm soát, kéo theo dấu hiệu hồi phục kinh tế. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế thế giới năm 2010 sẽ tăng trưởng 3,1%, cao hơn so với mức

22 Không ngày tháng. Xuất khẩu thuỷ sản 2010: Khó khăn và cơ hội phía trước [trực tuyến]. Sở công thương Hà Tĩnh. Đọc từhttp://socongthuonght.gov.vn/ql-thuong-mai/xuat-khau-thuy-san-nam- 2010-kho-khan-va-co-hoi-phia-truoc (đọc ngày 08/03/2010).

1,1% của năm 2009, song vẫn thấp hơn nhiều so với các năm trước. Còn theo dự báo của LHQ thì năm 2010, nền kinh tế thế giới có thể đạt mức tăng trưởng 2,4%24.

Chính phủ Việt Nam đã có một phản ứng chính sách mạnh mẽ nhằm giúp ổn định nền kinh tế và giảm thâm hụt thương mại. Tính đến tháng 10/2008, chỉ số giá tiêu dùng bắt đầu giảm tính theo tháng. Thâm hụt thương mại cũng giảm mạnh. Nền kinh tế Việt Nam được "giải cứu" bởi gói kích thích trị giá 147.000 tỷ đồng (8,6 tỷ USD), đang phục hồi sau khi cuộc suy thoái toàn cầu đã thực sự thử thách “dũng khí” của các nhà quản lý kinh tế đất nước. Sự tăng trưởng tích cực đã được dự báo cho năm 2010. Nền kinh tế Việt Nam đang vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tương đối tốt chủ yếu do có những phản ứng chính sách nhanh chóng và mạnh mẽ của Chính phủ.

Nằm trong bộ phận thống nhất không thể thiếu của nền kinh tế, lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản được chú ý đáng kể. Nhìn chung, xuất khẩu thuỷ sản cũng sẽ thuận lợi như nhiều ngành hàng xuất khẩu khác xét trong bối cảnh chung: kinh tế thế giới, nhất là các nước: Mỹ, EU, Nhật Bản, v.v., là những thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam đang trên đà phục hồi. Thuỷ sản - mặt hàng thực phẩm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, rất dễ tăng được lượng hàng tiêu thụ khi thu nhập dân cư ở các thị trường này tăng lên. Tận dụng triệt để khả năng phục hồi của các nước nhập khẩu, công ty mau chóng vượt ra khỏi khủng hoảng, xúc tiến sản lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuỷ sản tăng lên đồng thời đảm bảo chất lượng, nâng cao uy tín để có thể giữ chân khách hàng được lâu dài. Bên cạnh đó, công ty sẽ chịu áp lực cạnh tranh rất lớn khi các doanh nghiệp khác cũng đã vượt qua cuộc khủng hoảng.

Từ ngày 01/12/2009, khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng lãi suất cơ bản lên

Một phần của tài liệu 218379 (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)