5. Phương pháp nghiên cứu
2.1.4 Đặc điểm về nhân lực
Để có được cách nhìn toàn diện hơn về đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng Vietcombank – Huế, chúng ta nghiên cứu các đặc điểm về Nhân lực của Ngân hàng qua 3 năm: 2007, 2008, 2009. Việc nghiên cứu tình hình cơ cấu lao động của Ngân hàng Vietcombank – Huế được dựa trên hai tiêu thức được sử dụng để phân chia nguồn lao động sau:
+ Giới tính: Nam/ Nữ
+ Trình độ học vấn: Đại học, Trên Đại học và Cao đẳng, Trung cấp
Bảng 2: Tình hình lao động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Huế qua 3 năm 2007 - 2009
So sánh Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
2008/2007 2009/2008 Tiêu thức phân chia
SL % SL % SL % +/- % +/- %
1. Phân theo giới tính
Nam 50 36,5 54 35,5 59 34,5 4 8,0 5 9,3
Nữ 87 63,5 98 64,5 112 65,5 11 12,6 14 14,3
2. Phân theo trình độ
Đại học, trên Đại học 129 94,2 144 94,7 164 95,9 15 11,6 20 13,9 Cao đẳng, Trung cấp 8 5,8 8 5,3 7 4,1 0 0 (1) (12,5)
Tổng số lao động 137 100 152 100 171 100 15 10,9 19 12,5
(Nguồn: Phòng tổng hợp Vietcombank-Huế)
Tình hình nhân lực của Ngân hàng Vietcombank – Huế cho thấy rằng:
Tổng số lao động của ngân hàng tính đến cuối năm 2008 là 152 người, tăng lên so với năm 2007 là 15 người tương ứng với tốc độ tăng là 10,95%. Mặt khác, sang năm 2009, tổng số lao động của ngân hàng đạt 171 người, tăng lên so với năm 2008 là 19 người tương ứng với tốc độ tăng tương đối là 12,5%. Như vậy, tổng số lao động của Ngân hàng Vietcombank – Huế đã tăng lên cả về mặt tuyệt đối và tương đối qua từng năm. Có được điều này là do việc bố trí lại sơ đồ tổ chức của bộ máy hoạt động của ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng ban. Đồng thời, việc gia
tăng này cũng nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn lượng khách hàng ngày một tăng lên của Ngân hàng. Cũng thấy rằng, với hệ thống hoạt động chính của Ngân hàng ở số 78 Hùng Vương, cùng với 4 phòng giao dịch trong tỉnh và 1 phòng giao dịch ở ngoài tỉnh như hiện nay thì việc gia tăng số lượng lao động của chi nhánh cũng là điều dễ hiểu. Ngân hàng Vietcombank – Huế đang ngày càng cố gắng hơn trong việc phục vụ nhu cầu giao dịch của khách hàng trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là trước hết đáp ứng nhu cầu nhân lực của chi nhánh.
Xét về cơ cấu giới, có thể thấy rằng, qua cả ba năm thì tỷ lệ lao động nữ của ngân hàng luôn nhiều hơn lao động nam. Cụ thể hơn, tỷ lệ nam gần 35% và tỷ lệ nữ giới xấp xỉ 65%. Năm 2008, số lao động nữ là 98 người, tăng 11 người so với năm 2007 tương ứng với tốc độ tăng trên 12%. Sang năm 2009, số lao động nữ là 112 người, tăng 14 người so với năm 2008 tương ứng với tốc độ tăng trên 14%. Về nam giới, mặc dù cũng có tăng về số lượng qua các năm nhưng tốc độ tăng của nam giới thấp hơn so với nữ giới cả về mặt tương đối và tuyệt đối. Số lượng lao động nữ nhiều hơn lao động nam cũng là một ưu thế của ngân hàng, bởi vì ngân hàng thiên về dịch vụ phục vụ khách hàng nên nữ giới chiếm ưu thế hơn về cách cư xử, tiếng nói, ngoại hình…trong giao dịch trực tiếp với khách hàng. Do đó, góp phần phục vụ các khách hàng tốt hơn.
Xét về trình độ học vấn của lực lượng lao động, chúng ta cũng thấy được sự ổn định về tỉ lệ học vấn qua 3 năm: khoảng 95% nhân viên có trình độ đại học và trên đại học, 5% có trình độ trung cấp, cao đẳng. Cụ thể, tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học và sau đại học tăng 15 người năm 2008 so với năm 2007, tức là tăng trên 11% và tăng lên 20 người năm 2009 so với năm 2008, tức là tăng gần 14%. Trong khi đó, số lao động có trình độ Cao đẳng và trung cấp lại không tăng năm 2008 so với năm 2007 và giảm đi hơn 12% năm 2009 so với năm 2008, cụ thể là giảm 1 người. Như vậy, ngân hàng Vietcombank – Huế không ngừng nâng cao chất lượng lao động nhằm gia tăng chất lượng của ngân hàng. Tỉ lệ nhân viên có học vấn cao giúp nhân viên có được trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, khả năng xử lý công việc tốt, đồng thời khả năng nắm bắt những vấn đề mới nhanh nhạy, điều đó đối với Vietcombank- Huế là một lợi thế lớn giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.