Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Huế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi khách hàng sau khi mua sản phẩm thẻ Vietcombank Connect24 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam –chi nhánh Huế (Trang 26)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Huế

2.1.1 Đặc điểm chung của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Thừa Thiên Huế

* Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Vietcombank – Huế

Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng Ngoại thương chính thức được thành lập theo quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân hàng nhà nước).

Trong quá trình phát triển của Vietcombank có một số dấu mốc quan trọng sau:

(Nguồn: Phòng tổng hợp Vietcombank- Huế)

Sơ đồ 6: Một số dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Trải qua gần 47 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm 2008, NHNT đã phát triển lớn mạnh với 58 Chi nhánh,1 Sở giao dịch, 129 Phòng giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc, 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nước ngoài.

Theo chỉ thị của ban lãnh đạo NHNT Việt Nam và xuất phát từ nhu cầu thực tế của tỉnh Thừa Thiên Huế về hoạt động của Ngân hàng. Theo quyết định 68-QĐNH ngày 10/08/1993 của Tổng giám đốc NHNT, chi nhánh NHNT Huế được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 02/11/1993. trụ sở đặt tại 78 Hùng Vương – Thành phố Huế. Sự ra đời của Vietcombank – Huế đã đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân, giúp việc thanh toán được thuận tiện hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa bàn tỉnh. Cũng như những doanh nghiệp khác, Vietcombank – Huế ban đầu cũng gặp phải những khó khăn trong việc tìm đối tác khách hàng. Tuy nhiên, với uy tín của đơn vị chủ quản là NHNT Việt Nam – một ngân hàng hàng đầu trong nước, cho nên Vietcombank - Huế đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ uy tín này. Sau một thời gian hoạt động, nhận thấy được tiềm năng của thị trường còn rất lớn nên ngày 06/10/2001 khai trương chi nhánh cấp II Quảng Bình ( nay là chi nhánh cấp I) trực thuộc chi nhánh để tạo thuận lợi cho các khách hàng trên thị trường này trong việc giao dịch.

Trải qua 16 năm hoạt động (từ năm 1993 đến năm 2009), với sự đồng tâm nỗ lực của cán bộ công nhân viên, Vietcombank – Huế đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Qua từng năm, số lượng cán bộ, chất lượng nhân viên cũng như nguồn vốn, lợi nhuận… của chi nhánh ngày một tăng lên. Với dự án hiện đại NHNT nên Vietcombank – Huế đã không ngừng được trang bị những thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Với phong cách phục vụ nhanh chóng, nhiệt tình, lịch sự, an toàn; Vietcombank – Huế ngày càng xây dựng được chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng theo phương châm “Luôn mang đến cho bạn sự thành đạt”.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban

- Giám đốc: chịu trách nhiệm chung mọi hoạt động của Ngân hàng, có quyền ra quyết định trong phạm vi theo quy định của NHTW, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp với NHTW và cơ quan Pháp luật nhà nước.

- Phó Giám đốc: chịu sự ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm và có quyền ra các quyết định trong phạm vi theo quy định của NHTW, trực tiếp quản lý các Phòng do mình quản lý.

- Phòng khách hàng: có chức năng thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì mở rộng quan hệ với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm nhằm phát triển kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của chi nhánh NHNT Huế

- Tổ xử lý nợ xấu: có chức năng xử lý các khoản nợ xấu của các khách hàng giao dịch với Ngân hàng, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thu hồi các khoản nợ này cho Ngân hàng.

- Phòng Hành chính – Nhân sự: có nhiệm vụ quản lý hành chính và chức năng tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý tổ chức, nhân sự, quy hoạch đào tạo và đề bạt cán bộ.

- Phòng Kiểm tra nội bộ: có chức năng quản lý, kiểm tra những hoạt động của chi nhánh; đồng thời đề ra những giải pháp nhằm khắc phục những sai sót trong việc hoạt động của chi nhánh.

- Phòng Tổng hợp: có kế hoạch đưa ra các định hướng cho Ngân hàng trong thời gian dài hoặc từng thời điểm cụ thể, tổng hợp và cân đối nguồn vốn, cân đối kế hoạch tín dụng, xây dựng lãi suất đầu vào, đầu ra…

- Phòng Kế toán: có chức năng hạch toán kế toán, lưu giữ, bảo quản và quản lý tài sản nhà nước theo pháp lệnh kế toán thống kê và các chế độ tài chính kế toán hiện hành của Bộ tài chính và NHNT Việt Nam quy định; tham mưu cho Ban Giám Đốc trong việc xử lý các nhiệm vụ của phòng có chất lượng và hiệu quả; thực hiện nhiệm vụ kế toán thanh toán trong nước.

- Phòng Thanh toán quốc tế: có chức năng hỗ trợ công tác thanh toán quốc tế trong giao dịch với các Ngân hàng ở nước ngoài.

- Phòng Kinh doanh dịch vụ: là nơi diễn ra các dịch vụ kinh doanh chủ yếu của chi nhánh như các dịch vụ chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ, thanh toán thẻ tín dụng Mastercard, Visa, JBC, American Express.

- Phòng Thanh toán thẻ: là nơi cung cấp các loại hình thẻ thanh toán như Connect24, JBC, Mastercard…

- Phòng Ngân quỹ: có chức năng quản lý trực tiếp và bảo quản tiền Việt Nam đồng, ngân phiếu thanh toán, các loại ngoại tệ, các chứng từ có giá, các loại ấn chỉ quan trọng, các hồ sơ thế chấp, cầm cố, ký gửi theo chế độ quản lý kho quỹ trong hệ thống NHNT hiện hành.

- Tổ vi tính: chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến công nghệ, máy móc thiết bị vi tính trong toàn Ngân hàng.

- Tổ quản lý nợ: quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến giải ngân, thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng số liệu trên hồ sơ, đảm bảo lưu giữ hồ sơ vay đầy đủ và an toàn, đảm bảo các khoản cấp tín dụng đều tuân thủ các bước quy định trong quá trình tín dụng.

Mạng lưới giao dịch trong tỉnh của Vietcombank – Huế bao gồm Phòng giao dịch số 1, Phòng giao dịch số 2, Phòng Giao dịch Mai Thúc Loan và Phòng giao dịch Phạm Văn Đồng. Những phòng giao dịch này thực hiện công tác giao dịch với khách hàng trên địa bàn thành phố Huế và các vùng lân cận nhằm nâng cao hơn nữa công tác phục vụ khách hàng.

Mạng lưới giao dịch ngoài tỉnh của Vietcombank – Huế chỉ có Phòng giao dịch Quảng Trị đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng ở Quảng Trị và một số vùng phụ cận.

2.1.3 Đặc điểm về vốn

Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh qua 3 năm

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) +/- % +/- %

Nguồn vốn huy động 1,396,874 100 1,360,159 100 1,565,840 100 36,715 -2,6 205,681 15,1

1.Theo loại tiền

VND 1,005,749 72.0 979,314 72.0 1,115,040 71.2 -26,435 -2.6 135,726 13.9

Ngoại tệ(quy ra VND) 391,125 28.0 380,845 28.0 450,800 28.8 -10,280 -2.6 69,955 18.4

2.Theo đối tượng

Tổ chức kinh tế 507,943 36.4 389,207 28.6 366,160 23.4 -118,736 -23.4 -23,047 -5.9 Tiền gửi dân cư 788,931 56.5 870,952 64.0 1,199,680 76.6 82,021 10.4 328,728 37.7

3.Theo kỳ hạn

Không kỳ hạn 223,500 16.0 190,422 14.0 268,640 17.2 -33,078 -14.8 78,218 41.1

<12 tháng 1,047,656 75.0 1,156,135 85.0 995,440 63.6 108,479 10.4 -160,695 -13.9

>=12 tháng 125,719 9.0 13,602 1.0 302,680 19.3 -112,117 -89.2 289,078 2125.3

Qua bảng số liệu ta thấy:

Với chính sách lãi suất linh hoạt, sự đa dạng về các sản phẩm huy động vốn, công tác huy động vốn của Vietcombank Huế đã thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo đủ nguồn vốn sẵn sàng đáp ứng cho mọi nhu cầu thanh toán của khách hàng cũng như các hoạt động khác của ngân hàng.

Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh trong 3 năm qua đã có mức tăng trưởng cao. Trong năm 2008, tình hình kinh tế có nhiều biến động, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN làm hoạt động huy động vốn của nhiều ngân hàng gặp khó khăn. Vốn huy động năm 2008 đạt 1360,159 tỷ đồng, giảm 2,6% so với năm 2007. Năm 2009, nhờ chính sách tiền tệ ổn định của nhà nước và sự cố gắng của chi nhánh trong nâng cao chất lượng nghiệp vụ huy động vốn, tổng nguồn vốn huy động tăng đến 15,1%. Có thể nói trong lúc việc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn, sự cạnh tranh lãi suất quyết liệt, thì đây là kết quả rất đáng khích lệ, thể hiện việc chi nhánh đã linh hoạt trong việc phát huy thế mạnh của mình nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng nguồn vốn huy động.

Về cơ cấu nguồn vốn huy động

Nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động và tăng dần qua các năm. Năm 2008 tăng 64% so với năm 2007, năm 2009 tăng 76,6% so với năm 2008. Huy động vốn từ dân cư là một ưu thế nổi trội của Vietcombank Huế, điều này phản ánh chính sách khách hàng đang đi đúng hướng với nhiều hình thức huy động phong phú: tiết kiệm bậc thang, chứng chỉ tiền gửi... đi đôi với hoạt động quảng bá các sản phẩm mang tiện ích cao hơn hẳn so với các NHTM khác trên địa bàn.

Nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng thấp hơn (dưới 40%) và có xu hướng giảm qua 3 năm. Nguyên nhân là do nguồn vốn này mang tính chất không kỳ hạn, đa số là các khoản tiền ký quỹ để đảm bảo cho các khoản bảo lãnh của ngân hàng. Bên cạnh đó, lãi suất của ngân hàng đối với nguồn này không cao, chủ yếu là trả theo lãi suất không kỳ hạn. Về dài hạn, chi nhánh nên có biện pháp để nâng cao nguồn huy động từ tổ chức kinh tế do nguồn huy động này có chi phí thấp nhằm giảm lãi suất huy động bình quân đầu vào, tăng lợi nhuận.

Về cơ cấu vốn huy động theo loại tiền: Nguồn tiền gửi bằng VND luôn chiếm tỷ trọng cao ( trên 70%). Năm 2008, nguồn này giảm 2,6% so với năm 2007, nhưng đến năm 2009 lại tăng lên 13,9%. Đây là một kết quả đáng mừng đối với chi nhánh trong điều kiện nền kinh tế diễn biến phức tạp, lượng tiền gửi bằng nội tệ vào chi nhánh vẫn tăng đều đặn, giúp ngân hàng tránh được sự biến động về tỷ giá. Tuy nhiên Vietcombank-Huế là ngân hàng có quan hệ với nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn, do đó trong thời gian tới, chi nhánh cần có biện pháp để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn bằng ngoại tệ, vì nó là cơ sở để mở rộng các hoạt động ngoại thương như thanh toán quốc tế, tín dụng quốc tế

Về cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao tuyệt đối trong tổng vốn huy động, nguồn vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng thấp hơn. Năm 2008, vốn ngắn hạn có sự gia tăng do tình hình kinh tế có nhiều biến động, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, gửi kì hạn ngắn giúp khách hàng yên tâm hơn, có thể chủ động đựơc nguồn vốn hoặc rút ra khi nào cần thiết.

Nguồn vốn trung và dài hạn của chi nhánh năm 2008 giảm 89,2% do sự biến động của nền kinh tế. Tuy nhiên đến năm 2009, nguồn này đã có mức tăng rất lớn so với năm 2008 (2125,3%). Đây là nguồn chủ yếu để ngân hàng cho vay trung và dài hạn, giảm bớt rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất cho ngân hàng.

Tóm lại, hoạt động huy động vốn trong 3 năm qua đã cho thấy hướng đi đúng đắn của chi nhánh trong lĩnh vực này, các chính sách mà chi nhánh đưa ra đã phát huy tác dụng nên đã tác động tích cực tới khách hàng, làm tăng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng, mở rộng hoạt động tín dụng, phục vụ kịp thời nhu cầu của các đơn vị sản xuất kinh doanh và cá nhân. Tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh giữa các NHTM như hiện nay, lãi suất huy động tăng kéo theo lãi suất đầu ra tăng, từ đó làm gia tăng mức độ tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng, chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa để làm tốt công tác HĐV nhằm đảm bảo hoạt động ngân hàng được ổn định và phát triển.

2.1.4 Đặc điểm về nhân lực

Để có được cách nhìn toàn diện hơn về đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng Vietcombank – Huế, chúng ta nghiên cứu các đặc điểm về Nhân lực của Ngân hàng qua 3 năm: 2007, 2008, 2009. Việc nghiên cứu tình hình cơ cấu lao động của Ngân hàng Vietcombank – Huế được dựa trên hai tiêu thức được sử dụng để phân chia nguồn lao động sau:

+ Giới tính: Nam/ Nữ

+ Trình độ học vấn: Đại học, Trên Đại học và Cao đẳng, Trung cấp

Bảng 2: Tình hình lao động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Huế qua 3 năm 2007 - 2009

So sánh Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

2008/2007 2009/2008 Tiêu thức phân chia

SL % SL % SL % +/- % +/- %

1. Phân theo giới tính

Nam 50 36,5 54 35,5 59 34,5 4 8,0 5 9,3

Nữ 87 63,5 98 64,5 112 65,5 11 12,6 14 14,3

2. Phân theo trình độ

Đại học, trên Đại học 129 94,2 144 94,7 164 95,9 15 11,6 20 13,9 Cao đẳng, Trung cấp 8 5,8 8 5,3 7 4,1 0 0 (1) (12,5)

Tổng số lao động 137 100 152 100 171 100 15 10,9 19 12,5

(Nguồn: Phòng tổng hợp Vietcombank-Huế)

Tình hình nhân lực của Ngân hàng Vietcombank – Huế cho thấy rằng:

Tổng số lao động của ngân hàng tính đến cuối năm 2008 là 152 người, tăng lên so với năm 2007 là 15 người tương ứng với tốc độ tăng là 10,95%. Mặt khác, sang năm 2009, tổng số lao động của ngân hàng đạt 171 người, tăng lên so với năm 2008 là 19 người tương ứng với tốc độ tăng tương đối là 12,5%. Như vậy, tổng số lao động của Ngân hàng Vietcombank – Huế đã tăng lên cả về mặt tuyệt đối và tương đối qua từng năm. Có được điều này là do việc bố trí lại sơ đồ tổ chức của bộ máy hoạt động của ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng ban. Đồng thời, việc gia

tăng này cũng nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn lượng khách hàng ngày một tăng lên của Ngân hàng. Cũng thấy rằng, với hệ thống hoạt động chính của Ngân hàng ở số 78 Hùng Vương, cùng với 4 phòng giao dịch trong tỉnh và 1 phòng giao dịch ở ngoài tỉnh như hiện nay thì việc gia tăng số lượng lao động của chi nhánh cũng là điều dễ hiểu. Ngân hàng Vietcombank – Huế đang ngày càng cố gắng hơn trong việc phục vụ nhu cầu giao dịch của khách hàng trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là trước hết đáp ứng nhu cầu nhân lực của chi nhánh.

Xét về cơ cấu giới, có thể thấy rằng, qua cả ba năm thì tỷ lệ lao động nữ của ngân hàng luôn nhiều hơn lao động nam. Cụ thể hơn, tỷ lệ nam gần 35% và tỷ lệ nữ giới xấp xỉ 65%. Năm 2008, số lao động nữ là 98 người, tăng 11 người so với năm 2007 tương ứng với tốc độ tăng trên 12%. Sang năm 2009, số lao động nữ là 112 người, tăng 14 người so với năm 2008 tương ứng với tốc độ tăng trên 14%. Về nam giới, mặc dù cũng có tăng về số lượng qua các năm nhưng tốc độ tăng của nam giới thấp hơn so với nữ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi khách hàng sau khi mua sản phẩm thẻ Vietcombank Connect24 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam –chi nhánh Huế (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)