Phương hướng hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu của Công ty giai đoạn 2007 –

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may (Trang 70 - 73)

TY XĂNG DẦU QUÂN ĐỘI 3.1 Dự báo về thị trường dầu mỏ thế giới trong những năm tới.

3.2 Phương hướng hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu của Công ty giai đoạn 2007 –

đoạn 2007 – 2010

Năm 2007 sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới các sản phẩm, dịch vụ tham gia thị trường kinh tế mức độ cạnh tranh diễn ra sẽ gay gắt hơn về mẫu mã, chất lượng, giá cả, thái độ phục vụ và cơ chế bán hàng với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước. Là một đầu mối nhập khẩu xăng dầu phục vụ Quốc phòng và kinh tế, Công ty luôn xác định rõ nhiệm vụ, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo khắc phục mọi khó khăn tìm mọi biện pháp để hoàn thành nhiệm vụ nhập khẩu xăng dầu, ổn định và mở rộng thị trường ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam.

- Căn cứ kết quả thực hiện kế hoạch nhập khẩu năm 2006; nhiệm vụ Quốc phòng, kinh tế trong 3 năm tới 2007 – 2010.

- Căn cứ kế hoạch của các các Cục chuyên ngành: về công tác bảo đảm xăng dầu, vận chuyển xăng dầu 3 năm tới 2007 – 2010.

- Căn cứ nhu cầu đặt hàng xăng dầu của các đơn vị, đại lý và Tổng đại lý của Công ty

- Căn cứ chỉ tiêu nhập khẩu xăng dầu Bộ Thương mại giao cho Công ty năm 2007: 580 ngàn tấn xăng dầu các loại.

Công ty đã đề ra phương hướng hoạt động nhập khẩu xăng dầu giai đoạn 2007 – 2010:

+ Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Chi nhánh Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh, Chi nhánh Công ty tại Thành phố Đà Nẵng nâng cao kiến thức nhập khẩu và Điều ước Quốc tế về Thương mại. Thường xuyên cập nhật thông tin; đặc biệt là thông tin liên quan đến tiêu thụ, chế độ chính sách về xuất nhập khẩu của Nhà nước; nhất là sự biến động của thị trường xăng dầu Thế giới để tham mưu kịp thời cho Chỉ huy Công ty về thời điểm, địa điểm và giá cả xăng dầu để ký hợp đồng ngoại nhập khẩu xăng dầu.

+ Tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu, các đối tác nhập khẩu bảo đảm đạt chỉ tiêu Quota mà Bộ Thương mại đề ra. Chú trọng trong khâu đàm phán về các điều khoản, điều kiện trong hợp đồng nhập khẩu bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn hàng hoá. Quy định của Nhà nước.

+ Rút kinh nghiệm quản lý các đại lý, mở rộng có trọng tâm, chọn lọc chất lượng hệ thống đại lý xăng dầu ở Miền Nam, Miền Bắc; đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ và khống chế được mức dư nợ tiền hàng. Chú trọng công tác mở rộng thị trường để ký thêm các hợp đồng đại lý xăng dầu ở khu vực miền Trung.

Đồng thời đảm bảo đầy đủ các khoản nộp ngân sách, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên, phát triển vốn, đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh.

Bảng 3.1: KẾ HOẠCH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY NĂM 2007-2009

Hàng hoá Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Hàng KT Hàng QP Hàng KT Hàng QP Hàng KT Hàng QP Xăng 92 1.400,000 52,000 1.800,000 62,000 2.500,000 70,000 Dầu DO 3.595,482 215,000 5.50,482 275,000 8.50,482 345,000 Tổng cộng 4.995,482 267,000 6,850,482 337,000 10.550,482 415,000

Đơn vị : Tỷ đồng

Công ty xác định mục tiêu cho nhiệm kỳ 2007 – 2010 như sau:

+ Tạo sự chuyển biến vững chắc về chất lượng chính trị, trình độ và năng lực công tác quản lý trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Xây dựng Công ty đoàn kết thống nhất về ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, bảo đảm đơn vị thường xuyên vững mạnh toàn diện,

đảng bộ, đảng uỷ và cấp uỷ trong sạch vững mạnh, 100% đảng viên đạt mức 1. Các tổ chức quần chúng đạt vững mạnh xuất sắc.

+ Hoàn thành tốt mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và nhiệm vụ cấp trên giao, theo đúng quy định của luật pháp Nhà nước, các quy định của Bộ Quốc phòng, Tổng cục Hậu cần và nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế. Thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà nước, quân đội, tích cực tham gia đóng góp xây dựng quỹ vì người nghèo và quỹ đền ơn đáp nghĩa.

+ Phát huy dân chủ, đề cao kỷ luật, thực hiện nền nếp chính quy. Phấn đấu giảm tỷ lệ tai nạn giao thông, an toàn lao động xuống mức thấp nhất, không có vụ việc vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Đời sống vật chất tinh thần cán bộ, công nhân viên giữ được ổn định và cải thiện, năm sau cao hơn năm trước.

+ Đẩy mạnh hoạt động công tác thi đua khen thưởng, phong trào thi đua quyết thắng và phong trào thi đua sáng kiến cải tiến kỹ thuật, công nghệ trong toàn Công ty có nền nếp thường xuyên liên tục và lồng ghép; đồng thời thực hiện đầy đủ có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua của các tổ chức quần chúng.

Để thực hiện các chỉ tiêu trên, Công ty đưa ra nội dung biện pháp chủ yếu: + Trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh phải lãnh đạo chặt chẽ khâu quản lý kế hoạch, giao kế hoạch, khâu ký kết các hợp đồng theo đúng pháp luật và có hiệu quả. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu mỗi tổ chức.

+ Tăng cường mối quan hệ với các cục chuyên ngành, các đơn vị trong quân đội, các khách hàng kinh tế… Tích cực nghiên cứu cải tiến chế thử những sản phẩm mới phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhiệm vụ quốc phòng và kinh tế.

+ Nâng cao các biện pháp quản lý như: Chất lượng, giá cả, sử dụng vốn phát huy vai trò của ban thanh tra nhân dân.

+ Chú trọng bồi dưỡng năng lực toàn diện cho cán bộ nhân viên nhất là năng lực quản lý và năng lực thực tiễn coi trọng đào tạo bồi dưỡng thợ lành nghề và công nhân kỹ thuật bậc cao.

+ Quản lý chặt chẽ công tác đầu tư xây dựng cơ bản khi được cấp trên phê duyệt, khai thác sử dụng có hiệu quả những công trình, trang thiết bị.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may (Trang 70 - 73)