Cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường xăng dầu khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may (Trang 42)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU XĂNG DẦU CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU QUÂN ĐỘ

2.2.1Cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường xăng dầu khi gia nhập WTO

Theo cam kết, khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam chưa mở cửa thị trường xăng dầu ngay mà thực hiện theo từng giai đoạn, đến năm 2009 sẽ mở cửa hoàn toàn. Trong quá trình đàm phán với các đối tác, Việt Nam đã phải chấp nhận nhượng bộ không ít để giữ được ngành hàng quan trọng này. Mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 14 triệu tấn xăng dầu, sản lượng này được chia đều cho 11 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối. Và mỗi doanh nghiệp đầu mối đều xây dựng hệ thống phân phối, kinh doanh thứ cấp riêng. Tuy nhiên chính sách trợ cấp bù giá xăng dầu của Việt Nam là một gánh nặng lớn cho Ngân sách nhà nước. Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Tá cho biết, từ nay đến cuối năm Việt Nam phải bù lỗ xăng dầu 8.000 – 9.000 tỷ. Tại một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia hay Philippineses, dù đã là thành viên của WTO, nhưng những nước này vẫn trợ giá cho ngành xăng dầu nội địa. Việt Nam vẫn duy trì ở mức độ cần thiết, nhưng theo cam kết trong WTO phải xoá bỏ hoàn toàn năm 2009.

Điều này đặt ra không ít thách thức cho các công ty xăng dầu trong nước. Đa số các doanh nghiệp xăng dầu Việt Nam hiện nay thiếu tích luỹ tài chính cần thiết và phản ứng yếu ớt, thiếu linh hoạt trước mỗi đợt biến động của giá dầu thế giới. Nếu bỏ hỗ trợ hoàn toàn sẽ khiến nhiều doanh nghiệp hụt hẫng, khó trụ vững trước các doanh nghiệp nước ngoài. Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải thực hiện được điều cốt lõi, đó là tự tích luỹ tài chính và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, tiết giảm tối đa chi phí để tăng sức cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may (Trang 42)