Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xăng dầu Quân độ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may (Trang 32 - 38)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU XĂNG DẦU CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU QUÂN ĐỘ

2.1.1Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xăng dầu Quân độ

Từ đầu năm 1965, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta phát triển nhanh chóng. Vận mệnh của Tổ quốc đứng trước những thách thức nghiêm trọng. Đánh Mỹ và thắng Mỹ trở thành nghĩa vụ cứu nước khẩn cấp, thiêng liêng nhất đối với mỗi người Việt Nam, là sứ mệnh trọng đại của nhân dân và quân đội ta.

Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, dễ cháy nổ, là mục tiêu đánh phá quan trọng của địch; do đó phải có lực lượng kỹ thuật đặc thù để bảo đảm khí tài bảo quản, cấp phát, vận chuyển...Các kho của quân đội ta lúc này không đủ sức chứa và bảo đảm xăng dầu cho các đơn vị trong điều kiện máy bay địch bắn phá ngày càng ác liệt. Việc thường xuyên tổ chức, tăng cường một lực lượng đảm bảo khí tài xăng dầu để bảo đảm vật tư và sửa chữa phương tiện vận chuyển xăng dầu là một yêu cầu đòi hỏi cấp bách.

Được sự uỷ quyền của Thủ trưởng Tổng cục Hậu cần (TCHC), ngày 30/9/1965, Cục trưởng Cục quản lý Xe máy chính thức ký Quyết định số 732/QĐ thành lập xưởng MX351. Đầu năm 1967, hệ thống kho xưởng phát triển ngày càng nhiều, để giữ bí mật, Xưởng MX351 được trên quyết định mang số hiệu Q165 và được đầu tư củng cố phát triển thành một xí nghiệp chuyên bảo đảm khí xăng dầu tiền thân của Công ty xăng dầu Quân đội ngày nay. Xí nghiệp Q165 (MX315) thực sự trở thành cơ sở bảo đảm kỹ thuật tin cậy, góp phần đẩy nhanh tiến độ vận chuyển chi viện xăng dầu cho các chiến trường. Kể từ khi ra đời, Xí nghiệp Q165 không ngừng kiện toàn biên chế tổ chức, hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất quốc phòng và tham gia các hoạt động kinh tế trong đổi mới phương thức bảo đảm vật chất hậu cần.

Bước vào năm 1996, sản xuất cơ khí của đất nước có rất nhiều khó khăn về công nghệ và kỹ thuật. Xí nghiệp Khí tài xăng dầu 165 cũng nằm trong bối cảnh chung đó, trình độ tay nghề, tư duy làm ăn theo kiểu thời bao cấp nên năng suất và chất lượng chưa cao, mặt khác vốn lưu động rất ít và tổ chức bộ máy chưa đồng bộ và phù hợp với kinh tế thị trường.

Để tiếp tục quán triệt Nghị Quyết 05/NQ-TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết 06 của Đảng uỷ quân sự Trung ương về đổi mới sản xuất ở các doanh nghiệp quốc

phòng, ngày 22 tháng 4 năm 1996, Bộ Quốc phòng quyết định đổi tên Xí nghiệp Khí tài xăng dầu 165 thành Công ty Khí tài xăng dầu 165 và bổ sung ngành nghề kinh doanh cho công ty như sau:

- Sản xuất, sửa chữa các sản phẩm của ngành xăng dầu.

- Sản xuất kinh doanh trang thiết bị dụng cụ, phương tiện phòng hộ lao động - Cung ứng xăng dầu cho quốc phòng và kinh tế.

Căn cứ vào phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước Bộ Quốc phòng, văn bản số 11/CP-ĐMDN 29/3/1999. Ngày 12/5/1999, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đổi tên công ty Khí tài xăng dầu 165 thuộc Tổng cục Hậu cần thành Công ty Xăng dầu Quân đội. Công ty đặt trụ sở tại 125 đường Nguyễn Phong sắc - Quận Cầu Giấy - Hà Nội.

2.1.1.2 Chức năng của Công ty xăng dầu Quân đội

Công ty xăng dầu Quân đội hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, sửa chữa, nhập khẩu trực tiếp khí tài xăng dầu. Do hoạt động có hiệu quả đến nay Công ty đã được Bộ Quốc Phòng và các cơ quan Nhà nước bổ sung nhiều ngành nghề thuộc chuyên ngành xăng dầu của Quân đội, cụ thể là:

- Sản xuất sửa chữa khí tài xăng dầu và doanh cụ bảo đảm cho quốc phòng và kinh tế.

- Xây dựng các trạm kho bể và các công trình xăng dầu bảo đảm cho quốc phòng và kinh tế.

- Nhập khẩu xăng dầu mỡ bảo đảm cho quốc phòng và kinh tế (là một trong 9 đầu mối nhập khẩu xăng dầu bảo đảm dự trữ và cân đối xăng dầu cho quốc gia).

- Vận tải xăng dầu bảo đảm cho quốc phòng và kinh tế.

Hiện nay công ty xăng dầu Quân đội tập trung sản xuất kinh doanh vào 3 lĩnh vực sau:

+ Xây dựng hoàn chỉnh các công trình xăng dầu trong và ngoài Quân đội. Công ty đang tiến hành và tiếp tục xây dựng một số các công trình trong thời gian vừa qua như: Xây dựng kho xăng dầu cho Trung tâm công nghiệp Long Bình, kho dầu FO,

xây dựng kho bể chứa xăng dầu Tam Đảo - Cục xăng dầu - Tổng cục Hậu cần (TCHC) gồm 4 bể 1000, xây dựng kho xăng dầu của Học viện Chính trị Quân sự, của Cục đối ngoại - Bộ Quốc Phòng…

+ Bảo đảm xăng dầu cho Quân đội và kinh doanh xăng dầu, mỡ. Việc công ty có chức năng và tham gia cung ứng xăng dầu cho TCHC và một số đơn vị đã tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần ổn định giá cả xăng dầu, đưa đến tiết kiệm cho Quân đội một lượng ngân sách đáng kể. Hiện nay công ty xăng dầu Quân đội đang tích cực mở rộng đại lý bán lẻ xăng dầu đưa hàng hoá tới tận tay người tiêu dùng với doanh số hàng năm đạt hàng chục tỷ đồng.

+ Sản xuất bồn bể chứa nhiên liệu, van bơm, các trang thiết bị chuyên ngành xăng dầu và lắp đặt xe xi téc chở xăng dầu. Đây là mặt hàng truyền thống Công ty cung cấp hầu hết các nhu cầu cho toàn ngành xăng dầu Quân đội.

2.1.1.3 Tình hình tài chính của Công ty

Công ty xăng dầu Quân đội là một doanh nghiệp vừa thực hiện nhiệm vụ đảm bảo xăng dầu cho Tổng cục Hậu cần, cung ứng xăng dầu cho các đơn vị thành phần kinh tế, vừa thực hiện chức năng năng xăng dầu thương mại, vừa tiến hành hoạt động sản xuất, xây lắp nhưng trong đó chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của công ty.

Bảng 2.1: Bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn

(Đơn vị tính: đồng)

TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tài sản A TSLĐ 575.512.403.393 1.601.495.076.125 1.491.215.444.801 I Vốn bằng tiền 73.271.807.171 442.415.610.052 351.019.883.203 II Các khoản phải thu 375.780.928.473 753.702.315.800 738.142.906.992 III Hàng tồn kho 105.488.961.719 370.191.148.145 380.965.471.982 IV Vốn lưu động 20.970.706.030 35.186.002.128 21.087.182.624

khác B TSCĐ 52.889.770.906 47.361.426.701 50.326.728.029 Tổng cộng tài sản 628.402.174.29 9 1.648.856.502.826 1.541.542.172.830 Nguồn vốn A Nợ phải trả 580.266.683.483 1.583.179.036.553 2.096.609.514.577 I Nợ ngắn hạn 568.266.683.483 2.084.109.514.577 1.567.179.036.553 II Nợ dài hạn 12.000.000.000 16. 000.000.000 12.500.000.000 B Vốn CSH 48.135.490.816 65.677.466.273 - 555.067.341.747 I Nguồn vốn quỹ 45.641.264.338 56.143.409.803 - 561.925.494.952 II Nguồn kinh phí 2.494.226.478 9.534.056.470 6.858.153.205 Tổng cộng nguồn vốn 628.402.174.29 9 1.648.856.502.826 1.541.542.172.830 Nguồn: Công ty XDQD

Thông qua bảng này ta thấy nguồn vốn kinh doanh của Công ty là rất lớn nhưng nguồn vốn chủ sở hữu năm 2006 đạt giá trị - 555.067.341.747 nghìn đồng, do trong năm giá dầu thế giới tăng vọt, giá bán trên thị trưòng trong nước không bù đắp được chi phí nên Công ty không có lợi nhuận và bị lỗ.

Nguồn vốn kinh doanh của công ty được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau:

- Nguồn CSH bao gồm vốn lưu động do Bộ Quốc Phòng, Bộ Tài Chính cấp và vốn lưu động được bổ sung từ thu nhập chưa phân phối.

- Nguồn vốn đi vay ngắn hạn ngân hàng. - Nguồn vốn liên doanh liên kết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguồn khác là nguồn đi chiếm dụng gồm các khoản phải trả từ người bán, phải trả nội bộ, phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp.

Tuy nhiên do đặc điểm kinh doanh của Công ty là nguồn hàng xăng dầu đa số phải nhập khẩu từ nước ngoài về nên lượng vốn lưu động cần cho từng lần nhập là rất lớn, chính vì điều này mà nguồn vốn vay của Công ty chiếm tỷ trọng tương đối cao. Việc sử dụng vốn lưu động, nhìn từ góc độ tài chính Công ty vẫn còn thiếu độc lập về mặt tài chính, hầu hết vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

được đảm bảo bằng nguồn vốn ngắn hạn. Công ty cần tạo cho mình một nguồn vốn có tính chất ổn định hơn nữa để chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh.

2.1.1.4 Cơ cấu tổ chức của Công ty

Bộ máy quản lý của Công ty xăng dầu Quân đội được tổ chức theo chế độ một thủ trưởng, người đứng đầu Công ty là Giám đốc, giúp việc tham mưu cho Giám đốc là Phó giám đốc kinh doanh, Phó giám đốc kỹ thuật và Phó giám đốc chính trị.

Tiếp đến là các bộ phận phòng ban chức năng: phòng kế hoạch tổng hợp, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng kế toán tài chính, phòng kỹ thuật, phòng chính trị, phòng hành chính quản trị.

Các xí nghiệp thành viên: xí nghiệp 65.1, xí nghiệp 65.2, xí nghiệp 65.3 Hiện tại quân số Công ty xăng dầu Quân đội có 589 người.

Trong đó: sỹ quan: 16 người; quân nhân chuyên nghiệp: 176 người; công nhân quốc phòng: 102 người; lao động hợp đồng: 259 người

Bộ máy quản lý cơ quan công ty: Gồm 44 người.

Ban giám đốc gồm bốn người có nhiệm vụ ban hành các quyết định và điều hành chung mọi hoạt động kinh doanh và sản xuất của Công ty, chịu trách nhiệm trước Bộ Quốc Phòng về mọi hoạt động của Công ty. Trực tiếp phụ trách việc kinh doanh, tổ chức cán bộ, quyết định phân phối thu nhập, mức đầu tư, quy mô đầu tư, đó là:

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp (tham khảo phòng hành chính tổng hợp)

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may (Trang 32 - 38)