Những bài học rút ra đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may (Trang 28 - 32)

Thực tế cho thấy, ở hầu hết các nước, Nhà nước đều quản lý giá xăng dầu. Theo dõi giá bán lẻ xăng ở các nước, mặc dù giá dầu thô tăng từ 13 USD/thùng vào năm 1998 lên tới 70 USD/thùng vào năm 2004 (tăng khoảng 5 lần) nhưng giá bán lẻ xăng chỉ tăng từ 0,6 USD/lít lên 1,2 USD/lít, tăng 2 lần (theo công bố điều chỉnh giá mới nhất tại Malaysia thì xăng A95 có giá là 0,538 USD/lít hay 198 cent ringit/lít, 1 USD=3,68 ringit). Như vậy Nhà nước quản lý giá xăng dầu là hiện tượng phổ biến trên thế giới. Có một số lý do quan trọng như sau:

- Một là, đây là loại hàng hoá đặc biệt có ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống của nhân dân. Sức cạnh tranh của cả một nền kinh tế có thể bị kém đi một cách tương đối so với các nước khác khi giá nhiên liệu tăng cao mà Nhà nước không can thiệp. Khi giá nhiên liệu đột ngột tăng cao tới 7 lần như vừa qua thì khó có một nền kinh tế nào có thể đứng vững nếu không có biện pháp kiềm chế giá cả, chỉ cho tăng chút ít và tăng từ từ.

- Hai là, xăng dầu được dùng ở khắp mọi nơi trên đất nước do đó, giá xăng dầu phải bảo đảm thống nhất một giá trên phạm vi cả nước để tạo sự cạnh tranh bình

đẳng giữa các doanh nghiệp và mức sống ngang bằng cho người dân ở mỗi khu vực địa lý khác nhau, tạo sự phát triển đồng đều giữa các miền. Yêu cầu này đặt ra vấn đề là Nhà nước phải có chính sách quản lý giá thích hợp thì mới đạt được điều đó.

- Ba là, phân phối xăng dầu có tính độc quyền tự nhiên do phải có đầu tư lớn và có chuyên môn cao, vốn lớn. Theo nguyên tắc về quản lý độc quyền thì Nhà nước phải quản lý, có cơ chế điều tiết về giá cả và chất lượng sản phẩm để tránh những ảnh hưởng tiêu cực của các hành vi độc quyền.

- Bốn là, do xăng dầu là mặt hàng thiết yếu nên về nguyên tắc việc kinh doanh phân phối này luôn luôn có lợi nhuận rất cao. Vì vậy Nhà nước phải quản lý để điều tiết thu nhập và bảo vệ người tiêu dùng, tránh việc tăng “giá vô tội vạ” có thể xảy ra ngay cả khi tình hình thị trường bình thường.

- Năm là, việc giữ ổn định giá xăng dầu là tiền đề để thu hút đầu tư. Nhà đầu tư thường sợ nhất phải đầu tư vào một thị trường không ổn định vì không thể dự báo trước những gì sẽ xẩy ra sắp tới và do đó không thể tính được hiệu quả tài chính của dự án. Vì vậy, chính sách giữ cho thị trường ổn định một cách tương đối trước những biến cố của thị trường thế giới là một việc cần làm để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việc Nhà nước quản lý giá xăng dầu là cần thiết, đây cũng là cơ chế phổ biến ở nhiều nước, Việt Nam cũng nằm trong số đó và thực hiện cơ chế quản lý có phụ thu hoặc bù giá. Nhà nước trong trường hợp này đóng vai trò như một cái “bánh đà” để điều hoà giá cả: thu tiền vào túi lúc giá thấp thông qua phụ thu hoặc thuế cao để rồi lại đưa ra để bù giá khi giá nhập khẩu cao nếu cần thiết. Cơ chế này cũng đặt ra một số vấn đề cần giải quyết là: Mức bù giá như thế nào là hợp lý ? kém linh hoạt và rất bị động khi có biến: thường là không biết khi nào thì cần tăng giá để giảm bù lỗ, thời gian để đưa ra quyết định lâu và bị phản ứng, vấn đề buôn lậu qua biên giới…đặc biệt không phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tạo tâm lý ỷ lại, không có sức ép thúc đẩy các đơn vị sản xuất kinh doanh đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới quản lý, tăng năng suất, sử dụng hợp lý định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, giảm

chi phí sản xuất, hạ giá thành, bảo đảm để hàng hoá làm ra cạnh tranh cung cấp trên thị trường

Biểu đồ 1.1: GIÁ XĂNG DẦU THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

Nguồn: Tạp chí dầu khí tháng 3/2007

Nước ta vẫn còn là nước nghèo, thu nhập của người dân còn thấp, sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp nước ta vẫn còn yếu nhưng đã phải bước vào quá trình hội nhập, cạnh tranh quốc tế. Trong những năm qua, Nhà nước quy định chính sách giá hành chính đối với các mặt hàng xăng, dầu và mức giá này cũng dao động cùng thị trường thế giới nhưng tăng rất nhỏ so với giá thế giới, hỗ trợ bù giá nhiên liệu xăng cho các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu vì thế Nhà nước phải gánh chịu một khoản chi ngân sách rất lớn. Mục đích của cơ chế giá này là khống chế lạm phát ở mức 1 con số vì xăng dầu có ảnh hưởng tới hầu hết giá cả của các loại hàng hoá. Khi Việt Nam đã vào WTO, hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, các mặt hàng kinh doanh phải đảm bảo theo nguyên tắc thị trường, vì thế Chính phủ đã ra Nghị định 55/2007/NĐ-CP ban hành ngày 16/4/2007 về kinh doanh xăng dầu để thay thế cho Quyết định 187/2003/QĐ-TTg, theo đó các doanh nghiệp xăng dầu được tự quyết định giá bán xăng trên cơ sở giá thế giới, thuế nhập khẩu, các chi phí đầu vào…và đảm bảo đúng quy định của Nhà nước và lợi nhuận hợp lý để tái đầu tư, phát triển sản xuất và các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tạo sự chủ

động cho doanh nghiệp trong quá trình tổ chức kinh doanh. Bên cạnh đó là việc xác lập hệ thống phân phối của từng doanh nghiệp đầu mối gắn liền với trách nhiệm để tạo tiền đề cho việc tổ chức kinh doanh xăng dầu đi vào nề nếp, giữ vững sự ổn định thị trường. Nhà nước chỉ quản lý gián tiếp bằng các quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu; điều hoà cung cầu; mua bán hàng dự trữ quốc gia và thực hiện kiểm soát các yếu tố hình thành giá khi có dấu hiệu liên kết độc quyền hay đầu cơ nâng giá. Hiện nay, Chính phủ đã trao cho doanh nghiệp quyền tự quyết định giá bán lẻ xăng, đến cuối năm sẽ bỏ trợ cấp dầu mazut, đầu năm tới sẽ bỏ trợ cấp dầu diezen. Tuy nhiên, khi đã trao quyền tự quyết giá bán lẻ cho các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý sẽ phải xây dựng những nguyên tắc để chống liên minh độc quyền và tăng giá không đúng, đồng thời đảm bảo sự bình ổn của thị trường (như Thái Lan đã thành lập Hội đồng Trung ương chống độc quyền). Với cơ chế này, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ yếu tố cạnh tranh của các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng phục vụ, giá cả để dành khách hàng, thị phần.

Tóm lại, qua tình thình thực tế ở nhiều nước kết hợp với phân tích đặc điểm của thị trường sản phẩm xăng dầu, có thể kết luận là việc quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực bán lẻ xăng dầu để bình ổn kinh tế vĩ mô ở thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết. Tuy nhiện trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO với cam kết đến năm 2009 sẽ mở cửa thị trường xăng dầu hoàn toàn, khi đó sẽ có rất nhiều tập đoàn nước ngoài vào đầu tư và công ty kinh doanh nhỏ sẽ rất dễ bị phá sản, vì thế việc giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp quyết định giá xăng là quy luật tất yếu của thị trường nhằm xây dựng, tạo lập nhiều doanh nghiệp kinh doanh thuộc các thành phần, tạo lập thị trường cạnh tranh mạnh mẽ và hợp pháp, nâng cao trình độ kinh doanh và quản lý của cả doanh nghiệp và Nhà nước. Các doanh nghiệp vừa tự chủ kinh doanh theo cơ chế thị trường, mặt khác phải chịu sự chi phối, điều hành của chính sách quản lý theo quy luật kinh tế của Nhà nước, đảm bảo không can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp để tránh gây ra những tác động lớn ảnh hưởng đến giá cả, chỉ số tiêu dùng và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may (Trang 28 - 32)